Nhận biết đau dạ dày do stress và phương pháp điều trị

Thứ bảy, 28/09/2024 | 14:38

Nhiều người cho rằng đau dạ dày chỉ do chế độ ăn uống hoặc vi khuẩn HP, nhưng đau dạ dày do stress cũng là nguyên nhân phổ biến mà ít ai biết. Vậy làm thế nào để nhận biết và cải thiện tình trạng này?

01727509387.jpeg
Đau dạ dày do stress là một trong những tình trạng phổ biến ngày nay

Nguyên nhân vì sao stress có thể dẫn đến đau dạ dày

Theo Dược sĩ CK1 Nguyễn Quốc Trung – Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, stress là tình trạng căng thẳng thần kinh, có thể bắt nguồn từ căng thẳng trong công việc, những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, hoặc sự thay đổi về sức khỏe như thời kỳ dậy thì, giai đoạn tiền mãn kinh, hoặc các bệnh lý mãn tính. Khi cơ thể trải qua trạng thái stress, nó không chỉ tạo ra cảm giác mệt mỏi mà còn có thể gây ra triệu chứng đau dạ dày. Đau dạ dày do stress xảy ra do mối liên hệ chặt chẽ giữa hệ thần kinh tiêu hóa và hệ thần kinh trung ương. Khi căng thẳng, hệ thần kinh kích thích nhu động ruột và tăng tiết acid dạ dày dù không có thức ăn, khiến acid tấn công niêm mạc dạ dày gây đau.

Triệu chứng của đau dạ dày do stress là gì?

Đau dạ dày do stress ở giai đoạn đầu thường xuất hiện với các triệu chứng sau:

  • Đau vùng thượng vị.
  • Cảm giác rát ở khu vực dưới xương sườn.
  • Khó tiêu, ợ chua, đầy hơi.
  • Chán ăn hoặc ăn không ngon.
  • Buồn nôn hoặc nôn.
  • Tiêu chảy hoặc táo bón.

Mức độ triệu chứng tỷ lệ thuận với mức độ căng thẳng, khi stress tăng, nguy cơ biến chứng như viêm loét, xuất huyết, thậm chí ung thư dạ dày cũng tăng. Ngoài những vấn đề tiêu hóa, người trải qua stress thường gặp phải các triệu chứng khác như:

  • Mệt mỏi, kiệt sức.
  • Hồi hộp, lo lắng liên tục.
  • Khó ngủ hoặc mất ngủ.
  • Đau đầu, chóng mặt.
  • Khó thở, đau tức ngực

Liệu tình trạng đau dạ dày do stress có đáng lo ngại không?

Thực tế, đau dạ dày do bất kỳ nguyên nhân nào cũng tác động tiêu cực đến sức khỏe. Các triệu chứng không chỉ gây khó chịu, mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày. Nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị thích hợp, tình trạng này có thể phát triển thành đau dạ dày mạn tính, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Liệu có thể cải thiện tình trạng đau dạ dày do stress không?

11727509387.jpeg
Đau dạ dày do stress có thể được cải thiện không?

Theo Cô Lê Anh Đào – hiện đang giảng dạy tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cũng cho biết thêm, đau dạ dày do stress đang trở thành vấn đề sức khỏe phổ biến, yêu cầu sự chú ý và điều trị kịp thời. Để cải thiện tình trạng này, cần kết hợp việc sử dụng thuốc với thay đổi thói quen sinh hoạt nhằm giảm căng thẳng thần kinh. Sau đây là một số phương pháp hiệu quả:

Chế độ ăn uống lành mạnh:

Người bị đau dạ dày nên ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ và vitamin như rau củ, trái cây, và ngũ cốc nguyên hạt. Cần chia nhỏ bữa ăn và tránh ăn quá no để giảm áp lực lên dạ dày. Hạn chế đồ uống có ga, rượu bia, thực phẩm cay nóng, vì chúng có thể làm tăng tiết acid dạ dày.

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt:

Giấc ngủ đủ và đúng giờ rất quan trọng để giảm căng thẳng. Nên đi ngủ trước 23 giờ và duy trì thời gian ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm. Điều này sẽ giúp cơ thể phục hồi và giảm nguy cơ tái phát cơn đau dạ dày.

Nghỉ giải lao khi làm việc:

Thường xuyên nghỉ ngơi sau mỗi giờ làm việc giúp giảm căng thẳng cho hệ thần kinh và cải thiện lưu thông máu. Việc vận động nhẹ nhàng và hít thở sâu trong những khoảng nghỉ này có thể giúp giảm tình trạng mệt mỏi và khó chịu.

Tập thể dục thường xuyên:

Việc tập luyện thường xuyên như chạy bộ, yoga hay thiền định có thể giúp kiểm soát căng thẳng và cải thiện sức khỏe toàn diện. Dành khoảng 15 đến 30 phút mỗi ngày cho hoạt động thể chất không chỉ giúp nâng cao sức khỏe mà còn cải thiện chất lượng giấc ngủ và chức năng tiêu hóa.

Sử dụng thuốc điều trị:

Nếu các biện pháp thay đổi lối sống không đủ, người bệnh có thể cần dùng thuốc như thuốc giảm tiết acid dạ dày hoặc thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên, điều này cần phải được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Chăm sóc tâm lý:

Quản lý stress và chăm sóc tâm lý là rất quan trọng. Tư vấn tâm lý, thiền định và các hoạt động thư giãn có thể giúp giảm căng thẳng và cải thiện tình trạng bệnh. Duy trì một tâm trạng thoải mái và tạo ra một không gian làm việc, học tập dễ chịu cũng giúp giảm nguy cơ tái phát.

Đau dạ dày do stress có thể nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống. Để ngăn ngừa bệnh trở thành mãn tính và gây biến chứng, cần kế hoạch điều trị toàn diện, bao gồm thay đổi lối sống và sử dụng thuốc khi cần. Chăm sóc thể chất và tâm lý giúp nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Nguyên nhân gây cảm lạnh và các biện pháp khắc phục

Nguyên nhân gây cảm lạnh và các biện pháp khắc phục

Cảm lạnh là bệnh lý phổ biến thường xảy ra trong thời điểm giao mùa. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do các loại virus như Enterovirus hoặc Rhinovirus, xâm nhập vào cơ thể qua mắt, mũi hoặc miệng.
LỢI ÍCH SỨC KHOẺ CỦA XUYÊN BỐI MẪU

LỢI ÍCH SỨC KHOẺ CỦA XUYÊN BỐI MẪU

Trong y học cổ truyền Trung Quốc (TCM), Xuyên bối mẫu (Fritillariae Cirrhosae Bulbus) nổi tiếng với các đặc tính dược liệu mạnh mẽ. Dưới đây, cùng tìm hiểu về công dụng của Xuyên Bối Mẫu – vị thuốc thần kì này nhé!
Gợi ý những loại trái cây giúp tăng hệ miễn dịch

Gợi ý những loại trái cây giúp tăng hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch rất quan trọng đối với sức khỏe, vì vậy chúng ta cần tăng sức đề kháng hàng ngày. Một trong những cách tăng hệ miễn dịch, sức đề kháng tự nhiên nhất đó là bổ sung các loại thực phẩm dinh dưỡng.
Ho đờm xanh là dấu hiệu của những bệnh lý nào?

Ho đờm xanh là dấu hiệu của những bệnh lý nào?

Ho đờm xanh kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý hô hấp. Vậy những bệnh lý đó là gì? Người bệnh nên làm gì khi gặp phải triệu chứng ho ra đờm xanh?
Đăng ký trực tuyến