Nhận biết viêm ruột do ký sinh trùng như thế nào?

Thứ năm, 27/06/2024 | 08:50

Viêm ruột do ký sinh trùng có thể xảy ra ở bất kỳ ai, đặc biệt là trẻ em và những người có hệ miễn dịch yếu. Giardia lamblia là ký sinh trùng phổ biến nhất gây viêm ruột, nhưng tình trạng này có thể phòng ngừa được.

viem-ruot-do-ky-sinh-trung
Ai cũng có thể bị viêm ruột do ký sinh trùng

Tìm hiểu về bệnh viêm ruột do ký sinh trùng

Theo Dược sĩ CK1 Lý Thanh Long – Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, viêm ruột do ký sinh trùng là một bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng đường ruột, chủ yếu gây ra bởi các loại ký sinh trùng như Giardia lamblia và Cryptosporidium. Trong đó, Giardia lamblia là tác nhân phổ biến nhất, đặc biệt tại các quốc gia như Mỹ, nơi nó là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy. Đây là loài đơn bào sống ký sinh ở đầu ruột non và nổi tiếng với khả năng tồn tại lâu trong môi trường, không bị tiêu diệt bởi Clo hay Ozon, chỉ bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao (nước đun sôi).

Mọi đối tượng đều có nguy cơ bị viêm ruột do Giardia lamblia, nhưng trẻ em là nhóm dễ nhiễm bệnh nhất.

Các triệu chứng khi bị viêm ruột do ký sinh trùng

Phần lớn người nhiễm Giardia lamblia gây viêm ruột thường không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng. Nếu có triệu chứng, thường dễ nhầm lẫn với hội chứng lỵ. Trong các trường hợp nặng, có thể xuất hiện tổn thương ở niêm mạc tá tràng và hỗng tràng, nhưng điều này khá hiếm gặp.

Viêm đường ruột do Giardia lamblia thường tiến triển âm thầm, ủ bệnh từ 1 đến 3 tuần mà không xuất hiện triệu chứng cụ thể. Bệnh có thể khởi phát cấp tính hoặc từ từ:

  • Khởi phát cấp tính: Bệnh tiến triển nhanh nhưng cũng phục hồi nhanh, thường sau vài tuần.
  • Khởi phát từ từ: Bệnh có xu hướng diễn biến mạn tính, tiến triển từ nhẹ đến nặng.

Các triệu chứng thường gặp ở người bị viêm ruột do Giardia lamblia bao gồm:

  • Lượng phân nhiều, nát, và tiểu ít (1 lần/ngày).
  • Đi đại tiện nhiều hơn bình thường, phân lỏng có chất nhầy nhưng không có máu hay mủ.
  • Phân nặng mùi, kèm theo bọt.
  • Sụt cân, mệt mỏi không rõ nguyên nhân.
  • Mất cảm giác ngon miệng.
  • Buồn nôn.
  • Cảm thấy khó chịu ở vùng thượng vị.
  • Bụng đầy hơi hoặc bị trướng.
  • Trẻ em chậm lớn.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp một số triệu chứng hiếm gặp như sốt nhẹ, da nổi mụn, đau nhức đầu, và đau nhức cơ.

11719453384.jpeg
Các triệu chứng của viêm ruột do ký sinh trùng

Cách điều trị bệnh viêm ruột do ký sinh trùng

Theo Cô Trương Thị Thanh Nga – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cũng cho biết thêm, nếu bị nhiễm ký sinh trùng Giardia lamblia, người bệnh cần điều trị ngay cả khi không xuất hiện triệu chứng. Mặc dù không có triệu chứng hoặc biến chứng nguy hiểm, người bệnh vẫn có thể lây truyền mầm bệnh cho người khác.

Đối với trường hợp không có triệu chứng cụ thể, người bệnh thường được theo dõi trong vài tuần. Nếu bệnh tự khỏi, bệnh nhân không cần điều trị thêm.

Còn đối với trường hợp có triệu chứng, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp. Phương pháp điều trị thông thường là sử dụng một số loại thuốc. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ nghiêm túc hướng dẫn về liều lượng và thời gian sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

Sau khi kết thúc điều trị, người bệnh cần làm một vài xét nghiệm để đánh giá kết quả và điều chỉnh phác đồ nếu cần thiết.

Phòng ngừa viêm ruột do ký sinh trùng như thế nào?

Phương pháp phòng ngừa viêm ruột do ký sinh trùng

Bạn có thể chủ động phòng tránh tình trạng viêm ruột do nhiễm ký sinh trùng thông qua một vài thói quen vệ sinh, ăn uống, sinh hoạt, cụ thể như:

  • Rửa tay thường xuyên: Hãy thường xuyên rửa tay, đặc biệt là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với các yếu tố có thể chứa mầm bệnh. Ngoài ra, nên giữ móng tay ngắn và hạn chế chạm tay vào miệng, mặt hoặc các vết thương hở.
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân: Đặc biệt là bàn chải đánh răng, khăn lau mặt, và các vật dụng dễ lây nhiễm mầm bệnh khác.
  • Duy trì thói quen ăn chín uống sôi: Tránh ăn thực phẩm tươi sống chưa qua chế biến, dễ chứa mầm bệnh như các món gỏi, thịt tái, tiết canh.
  • Vệ sinh đồ dùng cá nhân thường xuyên: Chú ý giặt giũ quần áo và vệ sinh các đồ dùng cá nhân.
  • Khử trùng bề mặt hay tiếp xúc: Bao gồm tay nắm cửa, bề mặt bồn tắm, nhà vệ sinh, điều khiển tivi, điều khiển điều hòa, màn hình điện thoại.
  • Hạn chế ăn uống tại hàng quán không đảm bảo vệ sinh: Tránh ăn uống tại những nơi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Tẩy giun định kỳ: Cả người lớn và trẻ nhỏ nên tẩy giun 2-3 lần/năm để loại bỏ nhiều loại ký sinh trùng trong đường ruột, phòng ngừa viêm ruột.

Viêm ruột do ký sinh trùng là bệnh lý thường gặp. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan ngay cả khi không xuất hiện triệu chứng.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Củ Nâu – Vị Thuốc quý từ vùng cao

Củ Nâu – Vị Thuốc quý từ vùng cao

Củ nâu, nổi bật với nhựa đỏ đặc trưng, không chỉ được sử dụng để nhuộm vải thổ cẩm mà còn là vị thuốc dân gian quý. Với vị ngọt nhẹ, tính hàn, không độc, củ nâu có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, sát trùng, hoạt huyết và chỉ thống.
8 loại thực phẩm tốt cho người bị “viêm tuyến tụy”

8 loại thực phẩm tốt cho người bị “viêm tuyến tụy”

Tuyến tụy là bộ phận quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn và tiết ra insulin giúp điều hoà lượng đường trong máu. Việc bổ sung các loại thực phẩm tốt sẽ hỗ trợ nuôi dưỡng và chữa lành viêm tuyến tụy và tránh các bệnh liên quan đến tụy khác.
6 thực phẩm 'kháng sinh tự nhiên' tốt hơn thuốc

6 thực phẩm "kháng sinh tự nhiên" tốt hơn thuốc

Kháng sinh tự nhiên từ thực vật được sử dụng như một giải pháp thay thế cho thuốc kháng sinh tổng hợp để tránh tác dụng phụ trên cơ thể và giảm tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn
Viêm thanh quản nên uống thuốc gì? Sử dụng như thế nào?

Viêm thanh quản nên uống thuốc gì? Sử dụng như thế nào?

Viêm thanh quản không chỉ gây khàn giọng, mất tiếng mà còn có thể dẫn đến hẹp đường thở, viêm phổi. Một số loại thuốc có thể giúp cải thiện tình trạng này. Vậy khi bị viêm thanh quản, người bệnh nên dùng thuốc gì và cần lưu ý gì khi sử dụng?
Đăng ký trực tuyến