Những điều bạn cần phải biết về thuốc Levothyroxin?

Thứ năm, 23/02/2023 | 09:55

Levothyroxine là là loại thuốc thuộc nhóm hormon tuyến giáp được sử dụng trong tất cả các trường hợp bệnh nhân có suy giảm chức năng tuyến giáp.

01677121342.jpeg

Những điều bạn cần phải biết về thuốc Levothyroxin

Tác dụng của Levothyroxin

Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Levothyroxin ngoài thị trường hiện nay có nguồn gốc tổng hợp dùng để bổ sung lượng hormon tuyến giáp cho cơ thể.

Hormon tuyến giáp có nhiều vai trò quan trọng trong trao đổi các chất, hoạt động của các cơ quan như tim, thần kinh và quá trình phát triển của cơ thể.

Cụ thể làm tăng nhịp tim, tăng sức co bóp cơ tim, tăng sức lọc cầu thận nên có tác dụng lợi tiểu, quá trình chuyển hóa các chất cơ bản của cơ thể như protein, lipid, glucid tăng.

Sự phát triển của não, xương, răng, tóc, móng,... của trẻ rất cần hormon tuyến giáp nếu thiếu trẻ sẽ bị chậm phát triển về thể chất và trí tuệ.

Chỉ định của Levothyroxin

Trường hợp suy giảm tuyến giáp do bất kì nguyên nhân nào.

Bệnh nhân bị bướu cổ đơn thuần.

Bệnh nhân bị cơn bão giáp trạng được kết hợp với thuốc kháng giáp.

Chống chỉ định Levothyroxin

Không được sử dụng Levothyroxin trong trường hợp bệnh nhân đang bị cơn nhồi máu cơ tim cấp, chưa được điều trị cơn bão giáp ổn định và khi chưa điều chỉnh được hội chứng suy thượng thận.

Thận trọng khi sử dụng Levothyroxin

Trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh lý đi kèm cần thận trong khi sử dụng Levothyroxin. Thuốc làm tăng hoạt động tim mạch nên bệnh nhân tăng huyết áp, đau thắt ngực, nhịp tim nhanh cần giảm liều. Levothyroxin làm cho tình trạng bệnh nặng lên ở người bị đái tháo đường, đái tháo nhạt, suy tuyến thượng thận nên cần theo dõi chặt chẽ khi sử dụng.

Thời kỳ mang thai

Các nghiên cứu cho thấy thuốc không đi qua hàng rào rau thai nên không ảnh hưởng đến thai nhi. Đối với người mẹ suy giáp thì việc duy trì bổ sung hormon tuyến giáp là bắt buộc và cần phải kiểm tra nồng độ hormon tuyến giáp thường xuyên để bác sĩ điều trị chỉnh liều kịp thời.

Thời kỳ cho con bú

Mặc dù Levothyroxin không gây hại đến sự phát triển của trẻ, thuốc được bài tiết vào sữa mẹ với một lượng rất nhỏ nhưng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ cho con bú cần thận trọng.

Tác dụng không mong muốn (ADR) của Levothyroxin

Bệnh nhân thường gặp một số tình trạng như tim đập nhanh, hồi hộp, rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, co thắt vùng bụng, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, rối loạn giấc ngủ, khả năng chịu nóng kém.

Một số ít bệnh nhân có thể bị rụng tóc, xương dòn, dễ gãy, di ứng. Ở trẻ em hiếm gặp tình trạng liền khớp sọ sớm và trên não có thể gặp khối u giả.

Liều lượng và cách dùng Levothyroxin

Liều lượng Levothyroxin tùy thuộc vào tình trạng bệnh và nồng độ hormon ở trong cơ thể.

Đa số các trường hợp sử dụng đường uống.

Suy giáp nhẹ ở người lớn:

Thường bệnh nhân được chỉ định dùng liều 50µg/ngày, uống 1 lần trước khi ăn sáng 30 phút. Sau khi sử dụng kiểm tra nồng độ hormon định kì để tìm liều phù hợp.

Bệnh nhân có mắc bệnh lý tim mạch dùng liều ban đầu 25µg/ngày/lần.

Suy tuyến giáp nặng ở người lớn:

Liều bắt đầu thường 12,5 - 25µg/lần/ngày. Sau khoảng 2-4 tuần kiểm tra để điều chỉnh.

Suy tuyến giáp người cao tuổi:

Thường bắt đầu liều thấp 12,5 - 25µg/lần/ngày tăng dần lên liều duy trì 100 - 200 µg/ngày

Đối với trẻ em dưới 1 tuổi: 25 - 50 µg/lần/ngày.

Trường hợp trẻ em trên 1 tuổi: bắt đầu 3 - 5 µg/kg/ngày rồi tăng dần đến liều duy trì khoảng 150 µg/lần/ngày.

Trường hợp trẻ bị suy giáp bẩm sinh cần căn cứ vào việc trẻ sinh đủ tháng hay không và có mắc bệnh kèm theo không.

Trường hợp trẻ đủ tháng dùng liều 25-50 µg/lần/ngày

Trẻ đẻ non, cân nặng dưới 2 kg, trẻ sơ sinh có nguy cơ suy tim:

Bắt đầu 25 µg/ngày, tăng dần tới 50 µgngày trong 4 - 6 tuần.

11677121342.jpeg

 Trẻ bị suy giáp bẩm sinh

Đối với bệnh nhân không uống được có thể sử dụng đường tiêm và liều thường sử dụng là ½ so với liều dùng đường uống.

Tương tác thuốc của Levothyroxin

Một số thuốc có thể ảnh hưởng đến tác dụng của Levothyroxin như Corticoid, Amiodaron, Thuốc chống đông, coumarin, Thuốc điều trị đái tháo đường, Insulin, Thuốc chẹn beta-adrenegic, các cytokin, các glycosid trợ tim, Ketamin, Natri iodid, Theophylin, Thuốc chống trầm cảm 3 vòng... nên khi sử dụng các thuốc này cần theo dõi để kịp thời xử lý.

Bảo quản Levothyroxin

Levothyroxin có thể bảo quản ở nhiệt độ thường, tránh ánh sáng, nhiệt độ cao. Chỉ pha tiêm ngay khi sử dụng và không thêm các thuốc khác vào.

Qúa liều và xử trí Levothyroxin

Khi quá liều Levothyroxin nồng độ hormon giáp tăng cao, bệnh nhân có thể gặp rối loạn nhịp tim, rối loạn tiêu hóa, kinh nguyệt rối loạn, ... nếu không xử trí kịp thời có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng

Khi có triệu chứng xuất hiện cần giảm liều hoặc ngừng thuốc, trường hợp sử dụng liều quá cao có thể sử dụng các biện pháp cấp cứu như rửa dại dày, gây nôn cho bệnh nhân.

Tóm lại, theo giảng viên Cao đẳng Dược thuốc Levothyroxin được sử dụng chủ yếu cho bệnh nhân có thiếu hụt hormon giáp và cần được dùng theo đúng chỉ định của người có chuyên môn.

FENGSHI-OPC: Điều trị các bệnh đau nhức khớp và những lưu ý khi sử dụng

FENGSHI-OPC: Điều trị các bệnh đau nhức khớp và những lưu ý khi sử dụng

FENGSHI-OPC là thuốc có nguồn gốc thảo dược, được sử dụng điều trị đau dây thần kinh liên sườn, đau mỏi chân tay, đau nhức vai gáy, đau nhức xương khớp.
Sự khác biệt giữa Norepinephrine so với Epinephrine

Sự khác biệt giữa Norepinephrine so với Epinephrine

Epinephrine và norepinephrine thuộc về một nhóm các hợp chất tự nhiên trong cơ thể con người (catecholamine). Hoạt động như cả hormone và chất dẫn truyền thần kinh. Bài viết này Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur sẽ giải thích một số điểm tương đồng và khác biệt giữa epinephrine và norepinephrine.
Hamov: Thuốc hạ cholesterol và những lưu ý khi sử dụng

Hamov: Thuốc hạ cholesterol và những lưu ý khi sử dụng

Hamov là sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên, được sử dụng hỗ trợ điều trị tăng Cholesterol, Triglyceride, bệnh rối loạn chuyển hóa dẫn đến xơ vữa động mạch kèm cao huyết áp, gan nhiễm mỡ, đái tháo đường, béo phì.
Trường Đại học Sài Gòn công bố thông tin Kỳ thi tuyển sinh riêng

Trường Đại học Sài Gòn công bố thông tin Kỳ thi tuyển sinh riêng

Mới đây Trường Đại học Sài Gòn đã công bố chính thức về Kỳ thi đánh giá đầu vào hệ Đại học trên máy tính do Nhà trường tổ chức năm 2023. Dự kiến sẽ tổ chức 6 đợt thi, bắt đầu từ tháng 4 – tháng 6/2023.
Đăng ký trực tuyến