Cây Niệt gió là dược liệu quý trong y học cổ truyền, mọc hoang ở vùng đồi núi, ven rừng. Nó được dùng để chữa viêm nhiễm, phong thấp và hỗ trợ điều trị ung thư, góp phần quan trọng trong các bài thuốc dân gian.
Cây Niệt gió là dược liệu quý trong y học cổ truyền, mọc hoang ở vùng đồi núi, ven rừng. Nó được dùng để chữa viêm nhiễm, phong thấp và hỗ trợ điều trị ung thư, góp phần quan trọng trong các bài thuốc dân gian.
Hãy cùng Dược sĩ CKI - Giảng viên tại Cao đẳng Dược TPHCM - trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khám phá chi tiết các bài thuốc từ cà dái dê tím trong bài viết này nhé!
Hình ảnh cây Niệt gió
Tên gọi khác: Gió niệt, liễu kha vương, lĩnh nam nguyên hoa, cửu tin thảo, sơn miền bì, địa ba ma, độc ngư đằng.
Tên khoa học: Wikstroemia indica - Thymeleaceae.( họ Trầm hương)
Mùa hoa từ tháng 4 - 7.
Mùa quả từ tháng 11 - 12.
Chi Wikstroemia Endl. là một chi lớn, bao gồm các loại cây gỗ nhỏ hoặc cây bụi, phân bố chủ yếu từ khu vực dãy Himalaya đến Nam Á, Đông Nam Á và các đảo thuộc Thái Bình Dương.
Tại Việt Nam, chi này có khoảng 6 loài, trong đó Niệt gió là loài khá phổ biến, mọc hoang từ các vùng núi thấp đến trung du Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Cây cũng được tìm thấy nhiều ở các nước lân cận như Nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Ấn Độ và Malaysia.
Niệt gió là loài cây ưa sáng, thường mọc ở các vùng đồi, ven rừng, đặc biệt là các bờ cao gần nguồn nước. Hệ thống rễ cọc phát triển, giúp cây thích nghi tốt với điều kiện khô hạn. Cây ra hoa, kết quả hàng năm và có khả năng tái sinh tự nhiên từ hạt. Đặc biệt, Niệt gió có khả năng tái sinh chồi mạnh mẽ sau khi bị chặt, các cây trong tự nhiên thường có thân cành nhỏ nhưng phần gốc rất lớn.
Một số cây Niệt gió lâu năm có thể phát triển thành dạng cổ thụ, trong thân đôi khi tìm thấy 'Trầm hương' – một loại dược liệu quý giá.
Cây Niệt gió được thu hái chủ yếu phần rễ, lá và thân để làm thuốc.
Thu hái: Lá hái vào mùa hạ. Rễ hái vào mùa thu, đông hay đầu mùa xuân.
Chế biến: Dùng tươi, vỏ thân phơi khô bảo quản dùng dần
Hình ảnh các bộ phận cây Niệt gió
- Rễ và thân cây Niệt gió chứa phenol, acid amin, acanthicifolin, biscoumarin và lignan.
- Toàn cây có aretigenin, wikstroemin, maiterosi-nol và daphnoretin – chất kích thích protein kinase.
- Các nghiên cứu gần đây cho thấy Niệt gió chứa nhiều hoạt chất phong phú gồm: coumarin, lignan, dầu dễ bay hơi, flavonoid, biflavonoid, polysaccharide,…
- Đã phân lập được nhiều biflavonoid, bao gồm 4′-methoxydaphnodorin D1, D2, 3′-hydroxydaphnodorin A và 18 loại khác từ rễ và thân rễ.
Chia sẻ thêm với sinh viên Cao đẳng Y Dược TPHCM các bài thuốc từ cây cà này nhé!
50g lá Niệt gió tươi giã nhỏ với hành tươi và muối, gói vào vải xô sạch, đắp lên mụn nhọt 3-4 giờ. Sau đó tháo băng và rửa sạch vết thương bằng nước muối. Ngày dùng 1 lần, sau 3-4 ngày thường khỏi bệnh.
Dùng 5kg Niệt gió tươi nấu hai lần (mỗi lần 4 giờ), lọc lấy dịch, cô thành cao đặc, thêm đường, uống 20ml/lần, 3 lần/ngày, trong 10 ngày.
Dùng 20-30g vỏ rễ Niệt gió nấu chín với 30g đường đỏ và 12g đại táo, chế thành viên, dùng 5-7 viên/lần, mỗi ngày uống 1 lần.
Dùng 10g Niệt gió tươi (hoặc 6g khô) sắc uống thay nước hằng ngày.
Kết luận:
DsCKI. Nguyễn Quốc Trung
Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur