Nữ Hộ sinh hướng dẫn sản phụ hiểu rõ về quá trình sinh thường

Thứ bảy, 07/01/2023 | 10:25

Sinh thường là gì? Quá trình sinh thường diễn ra như thế nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu với chia sẻ của giảng viên Cao đẳng Hộ sinh – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur dưới đây nhé!

Truong-cao-dang-y-duoc-pasteur-tuyen-sinh-lien-thong-cao-dang-ho-sinh-2019

Sinh thường (còn gọi là sinh ngả âm đạo hay sinh tự nhiên) là hình thức sinh con qua đường ống sinh của mẹ mà không có sự hỗ trợ của dụng cụ giúp sinh. Một cuộc “vượt cạn” sinh thường được tính từ lúc mẹ bầu có những dấu hiệu chuyển dạ như đau bụng, ra huyết hồng, vỡ ối, mở cổ tử cung… đến khi em bé được đưa ra ngoài.

Sắp đến ngày dự sinh, bạn có thể sẽ thấy rất lo lắng, đặc biệt nếu là một người sợ đau. Nếu có ý định sinh thường, bạn hãy tìm hiểu trước quá trình để thường gồm các giai đoạn nào để chuẩn bị tinh thần và sẵn sàng vượt qua. Giảng viên Cao đẳng Hộ sinh – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ quá trình đẻ thường sẽ diễn ra gồm có 3 giai đoạn cụ thể như sau:

Giai đoạn 1-  Chuyển dạ

Cổ tử cung là bộ phận nối giữa buồng tử cung với lại âm đạo. Trong quá trình chuyển dạ và sinh nở, cổ tử cung sẽ được mở ra, tạo điều kiện giúp cho em bé lọt qua đường sinh. Giai đoạn chuyên dại này sẽ có 3 kỳ:

1. Chuyển dạ sớm

Ở giai đoạn chuyển dạ sớm, cổ tử cung dần giãn nở từ 0 đến 4 cm. Thời gian của giai đoạn này có thể kéo dài từ 6 đến 10 giờ hoặc ngắn hơn. Trong gia đoạn này của đẻ thường sản phụ trải qua những cơn co thắt tùy mức độ khác nhau có thể nhẹ nhàng nhưng cũng có thể cơn đau dữ dội.

2. Chuyển dạ tích cực

Cổ tử cung sẽ giãn nở thêm 4 đến 7 cm. Đây là thời điểm bắt đầu chuẩn bị cho việc sinh thường. Trung bình, nó thời gian chuyển dạ tích cực thường kéo dài từ 3 đến 6 giờ. Các cơn co thắt dần trở nên dữ dội dần, xuất hiện mỗi 3 – 5 phút. Bạn có thể thấy khí hư đặc có lẫn với máu ở quần lót hoặc trong bồn cầu.

3. Chuyển dạ chuyển tiếp

Cổ tử cung sẽ giãn nở rông khoảng 10 cm và thường kéo dài trong thời gian từ 20 phút đến 2 giờ. Các cơn co thắt tử lúc này cung diễn ra rất mạnh, cứ xuất hiện mỗi 2,5 – 3 phút xảy ra một lần và mỗi lần xuất hiện cơn có thắt kéo dài hơn 1 phút. Ngoài ra, bạn có thể gặp phải tình trạng bị buồn nôn, cơ thể run rẩy và mệt mỏi cùng với các hiện tượng khác ở vùng âm đạo như nóng rát hoặc ngứa.

Lưu ý: Bởi những cơn đau vùng bụng do co thắt cứ đến đều đặn nên quá trình chuyển dạ khi để thường sẽ rất khó khăn cho bạn vì. Sản phụ nên lưu ý, mỗi khi cơn có thắt đến dù rất đau nhưng bạn vẫn phải cố gắng hít thở sâu và đều để giúp cung cấp oxy đầy đủ cho con bạn qua đường dây rốn.

Truong-cao-dang-y-duoc-pasteur-dao-tao-lien-thong-cao-dang-ho-sinh-2019

Giai đoạn 2 - Rặn đẻ

Quá trình đẻ thường bước vào giai đoạn 2 – rặn em bé ra ngoài, lúc này cổ tự cung của sản phụ đã mở rộng hoàn toàn và thường kéo dài thời gian khoảng 2 giờ. Và nhiệm vụ của sản phụ lúc này là lấy hết sức và quyết tâm để rặn và đẩy em bé của mình ra khỏi đường sinh.

Trong quá trình này của đẻ thường, sản phụ sẽ bắt đầu cảm thấy khó thở và mệt mỏi. Sau một khoảng thời gian, vùng đáy xương chậu, phần mô giữa vùng âm đạo và trực tràng, cùng với mỗi lần rặng đẩy thì sẽ bắt đầu phình ra. Không lâu sau đó, phần đầu của em bé sẽ lộ ra ngoài. Đây với người mẹ sẽ là một khoảnh khắc tuyệt.

Vào thời điểm này, nếu sản phụ gặp phải khó khăn thì bác sĩ có thể đề nghị mở rộng đường sinh cho bé dễ dàng ra bằng cách rạch một đường nhỏ ở tầng sinh môn. Khi đầu của bé đã lọt ra ngoài, bác sĩ sẽ hướng dẫn sản phụ dùng lực đẩy vai bé ra, rồi đến cơ thể bé cũng được đẩy ra ngoài.

Giai đoạn 3 - Sổ nhau thai

Đây là giai đoạn cuối cùng trong quá trình sản phụ sinh thường, được tính từ khi em bé sinh ra ngoài cho đến khi nhau thai và màng nhầy được hết đẩy ra. Vài phút sau khi sinh, tử cung một lần nữa bắt đầu co thắt để tách nhau thai ra khỏi thành tử cung. Khi thấy có dấu hiệu tách này, bác sĩ sẽ yêu cầu sản phụ thực hiện rặn nhẹ để tống nhau thai ra bên ngoài. Việc này thường sẽ không có khó khăn và có thể chỉ đau nhẹ.

Bác sĩ khuyến khích sản phụ cho em bé bú ngay sau khi sinh để giúp tử cung co bóp và đàn hồi trở lại. Ngoài ra, bác sĩ sẽ định kỳ kiểm tra xem tử cung của bạn đã đàn hồi lại chưa. Nếu chưa, sẽ cần được xoa bóp.

Hy vọng với những chia sẻ bài viết trên từ ban cố vấn Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đã giúp các mẹ biết được từng giai đoạn của quá trình đẻ thường như thế nào. Dù quá trình sinh thường có khó khăn nhưng bạn cũng cố gắng giữ bình tĩnh. Sự hoảng sợ hay quá lo lắng sẽ không giúp ích mà chỉ làm bạn thêm căng thẳng, mệt mỏi. Vì vậy, các mẹ chỉ nên làm những điều khiến mình cảm thấy thư giãn trong cuối thai kỳ, tham gia các khóa học tiền sản hữu ích để hỗ trợ “vượt cạn” thuận lợi nhé!

Tuyển sinh Cao đẳng ngành Hộ sinh năm 2024

Tuyển sinh Cao đẳng ngành Hộ sinh năm 2024

Ngành Hộ sinh là ngành tiềm năng do sự quan tâm đến sức khỏe sản phụ ngày càng cao, được WHO xem là một trong những trụ cột của hệ thống y tế toàn cầu. Với hơn 1,5 triệu em bé được sinh ra mỗi năm, nhu cầu về nhân lực ngày càng cao.
Tham gia chương trình Liên thông Cao đẳng Hộ sinh cách tối ưu để đạt được nhiều ưu điểm vượt trội

Tham gia chương trình Liên thông Cao đẳng Hộ sinh cách tối ưu để đạt được nhiều ưu điểm vượt trội

Trung cấp Hộ sinh hiện nay yêu cầu học Liên thông lên Cao đẳng Hộ sinh để đảm bảo cơ hội việc làm và thu nhập tốt.
Chương trình và đối tượng xét tuyển Văn bằng 2 Cao đẳng Hộ sinh năm 2023

Chương trình và đối tượng xét tuyển Văn bằng 2 Cao đẳng Hộ sinh năm 2023

Hộ sinh đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống Y tế và là một phần không thể thiếu của nhu cầu xã hội. Vậy, chi tiết về đối tượng và cách thức tuyển sinh Văn bằng 2 Cao đẳng Hộ sinh năm 2023 là gì?
Tuyển sinh Cao đẳng Hộ sinh năm 2023 cho đối tượng có bằng Trung cấp Điều dưỡng

Tuyển sinh Cao đẳng Hộ sinh năm 2023 cho đối tượng có bằng Trung cấp Điều dưỡng

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thông báo kế hoạch tuyển sinh vào Cao đẳng Hộ sinh năm 2023 dành cho đối tượng đã học tốt nghiệp bằng Trung cấp Điều dưỡng học sang Hộ sinh, lớp ngoài giờ hành chính.
Đăng ký trực tuyến