Trong năm 2022, sốt xuất huyết Dengue đang diễn biến phức tạp trên địa bàn các tỉnh thành phố với số ca mắc gấp 5 lần cùng kỳ năm 2021. Sốt xuất huyết đôi khi dễ nhầm lẫn với sốt virus, hãy cùng tìm hiểu cách phân biệt 2 loại sốt này
Trong năm 2022, sốt xuất huyết Dengue đang diễn biến phức tạp trên địa bàn các tỉnh thành phố với số ca mắc gấp 5 lần cùng kỳ năm 2021. Sốt xuất huyết đôi khi dễ nhầm lẫn với sốt virus, hãy cùng tìm hiểu cách phân biệt 2 loại sốt này
Sốt xuất huyết Dengue là bệnh lý truyền nhiễm thông qua trung gian truyền bệnh là muỗi, gây ra do virus Dengue, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, trong đó có Việt Nam.
Phân biệt sốt xuất huyết Dengue với sốt Virus
Theo chuyên gia Dịch tễ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: sốt xuất huyết (SXH) là tên gọi của bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra (cụ thể là virus Dengue: DEN - 1, DEN - 2, DEN -3, DEN - 4). Bệnh này lây ra từ người bệnh người lành qua trung gian truyền bệnh là muỗi vằn, tên khoa học là muỗi Aedes aegypti.
Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết đặc trưng bởi 2 đặc điểm sốt và xuất huyết. Ban đầu, bệnh nhân sốt cao khởi phát đột ngột tiếp tục 3-4 ngày. Thường bệnh nhân có các triệu chứng kèm theo như ho, sổ mũi, đau nhức hốc mắt, đau mỏi cơ bắp, nôn và tiêu chảy. Triệu chứng sốt thường kém đáp ứng thuốc hạ sốt khiến bệnh nhân mệt mỏi nhiều, sốt cao liên tục. Ngoài sốt, bệnh nhân có biểu hiện xuất huyết vào khoảng ngày thứ 3. Các biểu hiện xuất huyết như: xuất huyết dưới da dạng chấm, nốt, chảy máu cam hay chảy máu chân răng. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Tương đồng với sốt xuất huyết Dengue, các trường hợp sốt virus mặc dù cũng có sốt cao khởi phát đột ngột, cùng với các triệu chứng kèm theo như đau họng, sổ mũi, đau mỏi cơ bắp, nôn mửa. Sự khác biệt là sốt virus thường có phát ban đỏ các hạch vùng cổ, bẹn kèm theo đau mắt đỏ. Nhưng sốt virus thường sẽ không có dấu hiệu xuất huyết.
Một triệu chứng khá tương đồng dễ nhầm lẫn của 2 bệnh là xuất huyết và phát ban da. Sốt virus gây ra do virus đường ruột thường xuất hiện các triệu chứng đường tiêu hóa như: tiêu chảy, nôn ói sau ăn. Sau đó tới khoảng ngày thứ 4 mới xuất hiện phát ban khoảng vài ngày rồi lặn.
Điều dưỡng Trường Cao đẳng Y Dược hướng dẫn phân biệt phát ban và xuất huyết như sau: Dùng ngón tay cái và ngón trỏ căng vùng da có chấm đỏ nghi ngờ phát bản hoặc xuất huyết. Với trường hợp căng da thì chấm đỏ biến mất nhưng thả tay thì chấm đỏ hồi phục ngay thì là dấu hiệu phát ban. Ngược lại, khi căng da vẫn thấy chấm đỏ hoặc biến mất nhưng khi thả tay ra khoảng 2 giây mới xuất hiện trở lại thì và dấu hiệu xuất huyết dưới da.
Xuất huyết
Ngoài cách phân biệt trên lâm sàng như được hướng dẫn ở trên, đôi khi cũng cần làm xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán xác định và chính xác bệnh sốt xuất huyết. Cụ thể, công thức máu của bệnh sốt xuất huyết sẽ có sự biến đổi công thức bạch cầu và đặc biệt là giảm rõ rệt số lượng tiểu cầu trong máu, tốc độ máu lắng tăng.
Cũng theo chuyên gia Dịch tễ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, sốt xuất huyết có khả năng bị tái nhiễm và sốt xuất huyết tái nhiễm nguy hiểm hơn đợt nhiễm đầu tiên. Nguyên nhân là do sốt xuất huyết có tới 4 type virus (DEN 1 tới 4) và không có sự miễn dịch chéo. Nghĩa là ví dụ bạn đã mắc sốt xuất huyết do virus DEN - 1 thì bạn vẫn có thể nhiễm sốt xuất huyết lần 2 do DEN 2,3,4. Trên lí thuyết, thậm chí một người có thể bị sốt xuất huyết tới 4 lần trong đời.
Trong quá trình điều trị sốt xuất huyết, do bệnh nhân sốt cao ít đáp ứng thuốc hạ sốt khiến bác sĩ cần sử dụng các nhóm thuốc hạ sốt liên tục. Cần ưu tiên sử dụng paracetamil đơn chất thay vì NSAIDs khác và chú ý đảm bảo liều dùng paracetamol không vượt quá liều gây độc. Ngoài hạ sốt bằng thuốc, hãy kết hợp cả các biện pháp hạ nhiệt vật lý để hỗ trợ giảm sốt như chườm ấm, ăn mặc thông thoáng...
Bệnh nhân sốt xuất huyết thường gặp phải tình trạng rối loạn nước - điện giải do sốt và do hiện tượng thoát huyết tương. Vì vậy, ngoài việc điều trị sốt, cũng cần chú ý bổ sung nước và điện giải thông qua dung dịch Oresol hoặc các loại nước trái cây như: nước chanh, nước cam, nước áp hoa quả khác.
Do hiện tượng giảm tiểu cầu nên người bệnh cũng đối mặt những nguy cơ xuất huyết nội tạng chứ không chỉ là xuất huyết dưới da. Vì vậy bệnh nhân cần nghỉ ngơi tại giường, người nhà cần chú ý nâng đỡ khi bệnh nhân đi lại, vệ sinh cá nhân để tránh vấp ngã. Nếu xuất huyết nội tạng hay xuất huyết não xảy ra có thể gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.
Theo giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Không phải toàn bộ bệnh nhân sốt xuất huyết đều cần nằm viện. Tuy nhiên, tất cả bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ, đặc biệt là có dấu hiệu sốt khi đang trong vùng dịch sốt xuất huyết thì cần đi khám tại bệnh viện để được điều trị phù hợp.