RAU TÀU BAY – RAU DẠI VỚI NHIỀU GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG

Thứ năm, 28/03/2024 | 15:22

Rau tàu bay một nguồn thực phẩm quan trọng, cung cấp dinh dưỡng ngoài ra công dụng của rau tàu bay cũng được biết đến với tính năng chữa bệnh, được sử dụng trong nhiều phương pháp dân gian để điều trị các bệnh lý khác nhau.

Trên khắp đất nước Việt Nam, có một loại cây hoang dã phổ biến được gọi là rau tàu bay. Cây này đã được người dân sử dụng từ lâu với nhiều mục đích khác nhau. Trong những thời kỳ khó khăn như mùa kháng chiến, rau tàu bay đã trở thành một nguồn thực phẩm quan trọng, cung cấp dinh dưỡng để cứu đói cho những người dân đang trải qua những cuộc chiến tranh ác liệt. Ngoài ra, rau tàu bay cũng được biết đến với tính năng chữa bệnh, được sử dụng trong nhiều phương pháp dân gian để điều trị các bệnh lý khác nhau.

01711614697.jpeg

Rau tàu bay nguồn dinh dưỡng và vị thuốc tốt trong y học dân gian

Theo Dược sĩ Lê Anh Đào - Giảng viên tại Cao đẳng Dược TPHCM cho biết : Rau tàu bay được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như cây Kim Thất, Ngải Rét, Sra Tây, hoặc Lảo Lộc (theo dân tộc Tày). Theo phân loại khoa học, loài thực vật này thuộc vào họ Cúc (Asteraceae) và có tên khoa học là Gynura crepidioides Benth.

Rau tàu bay là loại cây thân thảo mập, phát triển thẳng đứng với chiều cao khoảng 1m. Thân cây có màu xanh, tròn hoặc có khía và chứa nước. Rau tàu bay có lá hình trứng dài, mỏng và to. Phần chóp của lá thường có hình thoi, và phần dưới của lá chia thành nhiều thuỳ sâu. Mép lá của rau tàu bay mang một mùi thơm nhẹ và có răng cưa.

Hoa của cây mọc thành cụm, thường ở nách lá hoặc đỉnh. Mỗi cụm bao gồm nhiều hoa màu hồng nhạt, với 2 hàng lá bắc hình sợi tạo thành một phần bao chung bên ngoài. Hoa của rau tàu bay có dạng hoa lưỡng tính, mào lông mịn, trắng và mềm. Thời gian hoa nở từ tháng 9 đến tháng 2, và quả thường xuất hiện từ tháng 10 đến tháng 3. Nhụy hoa khô sẽ biến thành túm bông nhẹ, dễ dàng bị gió thổi đi để mang theo nhụy và hạt tán ra những vùng đất phù hợp để cây con phát triển tiếp. Quả của rau tàu bay có hình trụ và thường có mào lông ở đỉnh.

Rau tàu bay là một loài cây hoang dã phát triển tự nhiên, thường tập trung nhiều ở các khu vực có khí hậu nhiệt đới như Châu Á. Tuy nhiên, rau tàu bay cũng được phát hiện ở Châu Phi và một số đảo ở phía Đông Nam Địa Trung Hải. Tại Việt Nam, loài cây này phổ biến rộng rãi ở các khu vực hoang dã sau nương rẫy, ven đường đi ở các vùng đồi núi, bìa rừng hoặc ven các khe suối. Như đã đề cập, hạt của rau tàu bay có khả năng dễ dàng phát tán khắp nơi nhờ vào tính chất của chúng, dễ bay theo gió.

Bộ phận của rau tàu bay được sử dụng làm dược liệu chính là lá và ngọn. Người dân có thể thu hái cây suốt năm và sau khi thu hái, họ thường rửa sạch để loại bỏ đất cát, bụi bẩn, và tiến hành phơi khô và được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm ướt.

Thành phần hoạt chất có trong rau tàu bay chứa phần lớn là nước và số các chất khác như protein, glucid, cellulose, khoáng chất (canxi, photpho, caroten và vitamin C).

Theo y học hiện đại, rau tàu bay có nhiều giá trị trong ứng dụng điều trị

Có hiệu quả làm lành vết thương:

Hydroethanolic được chiết xuất từ lá rau tàu bay đã cho thấy hiệu quả trong việc kháng viêm, chống oxy hóa, đẩy nhanh quá trình sinh nguyên bào sợi, làm lành vết thương và kích thích tăng sinh mạch máu. Công trình này đã chỉ ra rằng rau tàu bay có khả năng kích thích vết thương hồi phục nhanh chóng.

Có tính chất chống đông máu - điều trị rối loạn đông máu:

Chiết xuất methanol từ lá cây rau tàu bay giúp kéo dài thời gian đông máu, thời gian prothrombin và thromboplastin một phần hoạt hóa, mở ra triển vọng trong việc điều trị các bệnh lý liên quan đến rối loạn đông máu.

Bảo vệ tế bào β tuyến tụy - phòng chống bệnh đái tháo đường:

Trong rau tàu bay có chứa các thành phần có tác dụng chống oxy hóa như phenol và flavonoid đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể chống lại các quá trình thoái hóa do stress oxy hóa, bao gồm cả căn bệnh phổ biến như đái tháo đường. Mặc khác, trong thành phần nước chiết từ rau tàu bay cũng có tác dụng bảo vệ tế bào β tuyến tụy và chống lại bệnh đái tháo đường.

Theo Y học cổ truyền:

Dược liệu từ rau tàu bay có hương vị đắng, tính bình, và mùi thơm, mang lại một loạt các công dụng như thanh lọc cơ thể, giải độc, làm dịu da, giảm viêm, giảm đau do vi khuẩn, giúp tiêu hóa và tiêu thụ nước hiệu quả, cũng như có tác dụng chống vi khuẩn.

Người dân thường sử dụng cả cây rau tàu bay phơi khô để chữa các triệu chứng như sốt, hạ nhiệt, kích thích tiêu hóa và đào thải.

Dịch chiết từ lá rau tàu bay thường được sử dụng để loại bỏ giun sán, điều trị các vấn đề về da như mụn nhọt.

Dược liệu này có thể được sử dụng dưới dạng thuốc đắp ngoài, nước uống sau khi sắc chế, hoặc được chế biến vào các món ăn như ăn sống, nấu chín, xào, hoặc luộc. Rau tàu bay phơi khô thường dùng với lượng khoảng 30g/ngày.

Trong trường hợp bị cắn bởi rắn, người dân thường sử dụng lá rau tàu bay tươi, giã nát hoặc nhai và đắp lên vết thương.

Người dân ở Việt Nam thường sử dụng rau tàu bay để tăng cường sức khỏe chính là mục đích chính, cũng như để giảm đau và viêm xương khớp, và chữa tiêu chảy cho trẻ em.

11711614697.jpeg

Tác dụng chữa sốt từ cây Kim thất

Mộ số bài thuốc được tham khảo sử dụng rau tàu bay để chữa bệnh

Chữa sốt từ cây rau tàu bay:

Để giảm sốt, người bệnh có thể sử dụng khoảng 10 – 15g rau tàu bay khô, sau đó sắc lấy nước uống. Uống liên tục trong 2 – 3 ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng sốt.

Giúp cầm máu, kháng khuẩn, kháng viêm và chữa lành vết thương:

Rau tàu bay tươi được rửa sạch, giã nát và đắp lên vùng xương khớp đau nhức hoặc các vị trí sưng viêm do vết thương.

Tăng cường sức khỏe - phòng ngừa bệnh tiểu đường và giải độc cơ thể:

Người bệnh có thể sử dụng rau tàu bay để nấu canh hoặc luộc ăn 2 – 3 lần mỗi tuần để cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

Chữa tiêu chảy từ cây rau tàu bay:

Dùng lá rau tàu bay tươi hoặc phơi khô, sau đó sắc lấy nước. Liều lượng khoảng 15g mỗi ngày sẽ giúp giảm triệu chứng của tiêu chảy cho trẻ em.

Rau tàu bay, mặc dù là một loại cỏ mọc dại, nhưng lại được sử dụng rộng rãi như một loại rau phổ biến ở nhiều nơi. Tuy nhiên, dù là loài thực vật có nguồn gốc tự nhiên và được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cần phải sử dụng nó một cách cân nhắc, tránh sử dụng quá liều hoặc tin tưởng vào các kiến thức dân gian chưa được kiểm chứng, để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.

Nguồn: Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ

Hải kim sa: Vị thuốc dân gian cải thiện bệnh lý tiết niệu

Hải kim sa: Vị thuốc dân gian cải thiện bệnh lý tiết niệu

Hải kim sa (cây bòng bong) là cây leo thân rễ bò, dùng cả cây hoặc bào tử làm thuốc. Với tính hàn, cây giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, trị sỏi thận, tiểu khó, tiểu buốt, tiểu máu, hỗ trợ thông tiểu tiện, giảm sạn thận và cải thiện chức năng bàng quang.
Táo đỏ: Siêu thực phẩm với nhiều lợi ích cho sức khỏe

Táo đỏ: Siêu thực phẩm với nhiều lợi ích cho sức khỏe

Táo đỏ, hay còn gọi là táo tàu với hương vị ngọt ngào tự nhiên và giàu dinh dưỡng, táo đỏ không chỉ là món ăn vặt lý tưởng mà công dụng của táo đỏ còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Khám phá cây Mỏ Quạ: Vị thuốc quý trong Y Học Cổ Truyền

Khám phá cây Mỏ Quạ: Vị thuốc quý trong Y Học Cổ Truyền

Cây Mỏ quạ, còn gọi Xuyên phá thạch, là dược liệu quý trong y học cổ truyền, có vị đắng, tính mát. Cây này giúp phá ứ, khứ phong, giảm đau xương khớp, thanh nhiệt phế, được sử dụng lâu đời trong các bài thuốc dân gian Việt Nam.
Cây Bầu đất – Vị rau dân dã, hỗ trợ chữa bệnh

Cây Bầu đất – Vị rau dân dã, hỗ trợ chữa bệnh

Bầu đất, hay cây Kim thất, là rau quen thuộc trong ẩm thực Việt. Ngoài làm món ăn, nó còn được dùng trong y học cổ truyền công dụng của Cây Bầu đất để hỗ trợ điều trị táo bón, kiết lỵ, ho khan, tiểu đường và cải thiện giấc ngủ.
Đăng ký trực tuyến