Sự đa dạng và lợi ích sức khỏe của củ nén

Thứ bảy, 02/03/2024 | 14:50

Củ nén là một loại gia vị đặc trưng, phổ biến và quen thuộc trong ẩm thực hàng ngày của người Việt, củ nén không chỉ đa dạng về dinh dưỡng mà còn có khả năng chữa bệnh rất hiệu quả.

1. Mô tả cây và đặc điểm củ nén

Củ nén hay còn được gọi là hành tăm, hành nén, nén... mang tên khoa học là Allium schoenoprasum hoặc Allium odorum L., thuộc họ Hành (Alliaceae). Các bộ phận của cây được sử dụng bao gồm lá, hoa và củ.

  • Đặc điểm sinh trưởng:

Cây sống lâu năm, xuất xứ chưa rõ ràng, thường được tìm thấy ở Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á. Cây thích hợp với khí hậu nhiệt đới và phát triển tốt trong điều kiện trồng trọt lâu dài. Ở Việt Nam, cây này phổ biến trên khắp các tỉnh thành, đặc biệt là ở miền Trung từ Quảng Nam đến Quảng Trị.

Cây nén thuộc thân hành

Cây nén thuộc thân hành

Cây thích sáng và có thể chịu được ánh sáng râm nhẹ. Tuy nhiên, cần được chiếu sáng từ 6-8 giờ mỗi ngày. Đất trồng cần có độ pH thích hợp, độ ẩm tốt và thoát nước hiệu quả, thường là đất thịt pha cát và giàu mùn với độ ph từ 6.5 đến 7.

Cây được trồng bằng cách sử dụng củ và cần chọn những củ có vỏ bóng, tròn và nguyên vẹn để đảm bảo hiệu suất tốt. Trồng từ hạt thường dẫn đến hiệu suất thấp và yêu cầu nhiều công chăm sóc hơn.

Cây thích ẩm nhưng không thích ngập úng. Khi lá mọc ra, cần tránh tưới nước vào gốc cây để tránh gây ra hiện tượng bật gốc. Cây có thể sống từ 1-2 năm và có thể phát triển quanh năm nhưng thời gian gieo trồng tốt nhất là vào mùa xuân.

  • Thu hái:

Lá có thể thu hoạch sau khoảng 60 ngày, có thể dùng tay hoặc kéo cắt gần gốc cây. Còn củ thường được thu hoạch sau khoảng 200 ngày sau khi gieo trồng và nên nhổ cả củ lẫn gốc.

  • Bảo quản:

Sau khi thu hoạch, củ nén cần được rửa sạch và loại bỏ các chất bẩn, sau đó bảo quản trong bọc kín, ở nơi thoáng mát và tránh ánh sáng trực tiếp của mặt trời. Việc để trong ngăn mát của tủ lạnh là phương pháp bảo quản tốt nhất để giữ cho củ nén lâu hơn, đôi khi cần phơi nắng để tránh mốc.

2. Thành phần dinh dưỡng

Củ nén là nguồn tài nguyên phong phú về thành phần hóa học, được nghiên cứu và ghi nhận trong nhiều tài liệu khác nhau:

Trong 100 gram củ nén, bạn có thể tìm thấy khoảng 30 kcal năng lượng, 4.35 gram carbohydrat, 3.27 gram protein, và 0.73 gram chất béo, cùng với 2.5 gram chất xơ. Ngoài ra, củ nén còn cung cấp một loạt các vitamin như vitamin C (58.1 mg) và vitamin A (4350 UI), cũng như các khoáng chất như canxi (92 mg), sắt (1.6 mg), magiê (42 mg), kali (296 mg), natri (3 mg), folate và phospho.

Ngoài ra, củ nén còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như protein (1.5 gram), nước (88 gram), chất béo (0.3 gram), chất xơ (0.7 gram), tro (0.6 gram), canxi (36 mg), sắt (0.8 mg), phosphorus (40 mg), và các vitamin B (0.03 mg), cùng với các chất như lectin, lutein và zeaxanthin, acillin...

Vảy hành cũng chứa nhiều chất có lợi cho sức khỏe như quercetin, spiraeosid, flavonoid...

Lá của cây củ nén chứa các thành phần như tinh dầu lưu huỳnh như allylpropyl disulfua, diallyl disulfua, pentyhydrodislfid và metypentydisufid, cũng như nhiều silicium...

Củ nén là gia vị quen thuộc trong gia đình

Củ nén là gia vị quen thuộc trong gia đình

3. Công dụng

  • Kháng khuẩn: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng củ nén có khả năng ức chế một số loại vi khuẩn, bao gồm cả trực khuẩn lỵ và có tác dụng chống lại vi khuẩn tụ cầu vàng và trực khuẩn E. coli.
  • Chống oxy hóa, tăng sức đề kháng, ngăn ngừa lão hóa: Củ nén chứa nhiều chất chống oxy hóa như vitamin, hợp chất sillic, và khoáng chất. Trong đó, vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra collagen, tăng cường độ đàn hồi cho da và tăng cường sức đề kháng. Nó cũng giúp ngăn chặn quá trình lão hóa.
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh lý tim mạch, huyết áp: Củ nén giàu lutein, zeaxanthin và kali-ion, giúp ổn định nhịp tim, kiểm soát huyết áp và giảm cholesterol xấu, bảo vệ tim mạch khỏi các bệnh lý như thiếu máu cơ tim và đột quỵ. Ngoài ra, chất quercetin trong củ nén giảm sự tích tụ của mảng bám trong động mạch.
  • Phòng ngừa bệnh ung thư: Các hợp chất lưu huỳnh trong củ nén có tác dụng ức chế các enzym kích hoạt chất gây ung thư, hạn chế sự phát triển của tế bào xấu và ngăn chặn sự lây lan của bệnh.
Củ nén tốt cho phụ nữ mang thai

Củ nén tốt cho phụ nữ mang thai

  • Hỗ trợ quá trình tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón: Củ nén chứa nhiều chất xơ và có tính kháng khuẩn, giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và giảm viêm. Việc tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ không hòa tan cũng giúp ngăn chặn táo bón.
  • Thân thiện với mắt và cải thiện thị lực: Nhờ vào lutein, zeaxathin và vitamin A, củ nén có thể giúp cải thiện thị lực và bảo vệ mắt khỏi các tác động của gốc tự do xấu. Chất quercetin cũng có thể hỗ trợ bảo vệ thị lực ở những người mắc bệnh thoái hóa điểm vàng.
  • Phù hợp với phụ nữ mang thai: Củ nén cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng như folate, giúp phát triển não bộ của thai nhi, ngăn ngừa dị tật bẩm sinh và tăng cường sự nhận thức.
  • Trong Y học cổ truyền: Trong y học cổ truyền, củ nén được coi là một loại thực phẩm có tính vị cay, ngọt, tính ấm, không độc và có nhiều tác dụng như làm ra mồ hôi, bổ thận, ôn ấm tỳ vị, thông khí, hoạt huyết, kích thích tiêu hóa, lợi tiểu, thanh nhiệt, giảm đau, chống viêm, giảm ho, tiêu đờm, giải cảm...

4. Cách dùng

Cách sử dụng củ nén có thể thay đổi tùy theo mục đích sử dụng:

  • Sử dụng làm gia vị: Phổ biến trong việc sử dụng củ nén làm nguyên liệu gia vị cho các món ăn như ướp thịt, kho cá, nấu cháo, và khử mùi đồ ăn. Hương vị thơm ngon, cay nồng của củ nén thường kích thích vị giác. Để giữ được hương vị tốt nhất, thường cần đập dập củ thay vì xay nhuyễn.
  • Sử dụng lá: Lá củ nén cũng có thể được sử dụng bằng cách xào, nấu chín hoặc làm muối dưa. Ngoài ra, lá cũng có thể được ăn sống.

Lưu ý khi sử dụng:

  • Cần phải chú ý đến người mẫn cảm hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong củ nén.
  • Những người có tiền sử dị ứng với các loại hành, tỏi cũng nên hạn chế sử dụng củ nén.

Giảng viên tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cập nhật và chia sẻ

Thêm 4 trường đại học Y Dược công bố điểm sàn xét tuyển

Thêm 4 trường đại học Y Dược công bố điểm sàn xét tuyển

Sáng 23/7, một số trường đại học đào tạo ngành Y Dược đã công bố ngưỡng điểm sàn để nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển đại học theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024.
Nhận biết các dấu hiệu của tiểu đường giai đoạn đầu

Nhận biết các dấu hiệu của tiểu đường giai đoạn đầu

Nếu phát hiện sớm, tỷ lệ điều trị thành công sẽ tăng lên, nguy cơ tiến triển bệnh sẽ được ngăn chặn, và chất lượng cuộc sống cũng như tuổi thọ của bệnh nhân sẽ được cải thiện. Vậy các triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường là gì?
Những dấu hiệu nhận biết viêm amidan ở trẻ em

Những dấu hiệu nhận biết viêm amidan ở trẻ em

Viêm amidan là một bệnh lý phổ biến ở mọi độ tuổi, bao gồm cả trẻ nhỏ. Nếu viêm amidan ở trẻ em không được điều trị đúng cách, bệnh có thể tiến triển nghiêm trọng và gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Methotrexat: Thuốc điều trị ung thư và những lưu ý khi sử dụng

Methotrexat: Thuốc điều trị ung thư và những lưu ý khi sử dụng

Methotrexat là thuốc được các chuyên gia y tế chỉ định điều trị ung thư bao gồm ung thư bạch cầu, ung thư phổi, ung thư vú,…và một số bệnh tự miễn như bệnh vẩy nến, viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn.
Đăng ký trực tuyến