Thiếu máu là một thuật ngữ không quá xa lạ trong đời sống sức khỏe của chúng ta. Vậy thiếu máu là gì? Có nguy hiểm hay không?
Thiếu máu là một thuật ngữ không quá xa lạ trong đời sống sức khỏe của chúng ta. Vậy thiếu máu là gì? Có nguy hiểm hay không?
Nguyên nhân cách điều trị bệnh cũng như ăn những loại thực phẩm nào sẽ giúp bổ máu từ đó có thể cải thiện sức khỏe, hãy cùng Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu nhé.
Thiếu máu làm ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc sống
Thiếu máu được định nghĩa là tình trạng giảm số lượng Hemoglobin (Hb) dưới mức bình thường dẫn đến tình trạng máu không cung cấp đủ oxy cho các mô trong cở thể.
Theo WHO (2001), thiếu máu khi:
2. Đánh giá mức độ thiếu máu
Đánh giá mức độ thiếu máu
- Biểu hiện lâm sàng của thiếu máu cấp: Thời gian xuất hiện triệu chứng thiếu máu < 2 tuần, biểu hiện tình trạng thiếu oxy mô cấp do giảm khối lượng tuần hoàn cấp. Các triệu chứng lâm sàng sẽ biểu hiện rõ hơn nếu thiếu máu cấp ở mức độ trung bình đến nặng.
+ Da niêm mạc: Da xanh xao, niêm nhợt,…
+ Tim mạch: Hồi hộp, đánh trống ngực, mệt mỏi,…
+ Thần kinh: Nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, xây xẩm, dễ bị ngất,…
+ Trường hợp thiếu máu nặng có thể dẫn đến sốc: Mạch nhanh, huyết áp tụt, vật vã, lơ mơ, hôn mê, thiểu niệu, vô niệu.
- Biểu hiện lâm sàng của thiếu máu mạn: Thời gian xuất hiện triệu chứng 2 tuần, biểu hiện lâm sàng phụ thuộc vào mức độ bù trừ của các cơ quan trogn cơ thể đối với tình trạng thiếu oxy mạn tính.
+ Da niêm mạc, lông tóc móng: Da xanh xao, niêm mạc nhợt, lưỡi mất gai, móng mất cong, mất bóng, tóc dễ gãy rụng,…
+ Tim mạch: Hồi hộp, đánh trống ngực. Khi thiếu máu nặng và kéo dài có thể dẫn tới suy tim biểu hiện như: Mệt mỏi, khó thở phải nằm đầu cao, nhịp tim nhanh, tim có âm thổi tâm thu.
+ Hô hấp: Thở nhanh, nông.
+ Thần kinh: Chóng măt, nhức đầu, ù tai, ngủ gà, giảm trí nhớ, kém tập trung,…
+ Tiêu hóa: Khó tiêu, chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy,…
+ Sinh dục: Ở nam: Làm giảm khả năng tình dục; Nữ: Gây rối loạn kinh nguyệt,…
+ Cơ xương khớp: Mỏi cơ vào cuối ngày...
- Số lượng hồng cầu, Hemoglobin, hematocrit suy giảm.
- Những xét nghiệm đánh giá về kích thước và màu sắc của hồng cầu:
Các loại xét nghiệm khác: Tùy thuộc vào nguyên nhân gây thiếu máu.
a. Phân loại theo cơ chế gây thiếu máu
Thiếu máu do chảy máu:
Các nguyên nhân do giảm sản sinh ra hồng cầu:
Thiếu máu do tăng phá hủy hồng cầu (thiếu máu tán huyết): Do hồng cầu vỡ quá nhiều và thời gian sống của hồng cầu ngắn hơn so với bình thường.
Có 2 dạng sau: Tán huyết cấp và tán huyết mãn. Nguyên nhân là do tại hồng cầu hay bên ngoài hồng cầu, hoặc do bẩm sinh hay mắc phải.
Thiếu máu do phối hợp nhiều cơ chế: thường gặp trong các bệnh lý nội khoa mạn tính như: Viêm gan mạn, suy thận mạn, suy giáp, viêm đa khớp,…
Phân loại theo kích thước và màu sắc của hồng cầu,...
- Thiếu máu hồng cầu nhỏ: Thiếu sắt, Thalassemia,…
- Thiếu máu hồng cầu to: thiếu acid folic, vitamin B12,…
- Thiếu máu hồng cầu đẳng bào: xuất huyết, tán huyết, suy thận mạn, suy tủy, bệnh ác tính về máu,…
- Điều trị triệu chứng các thiếu máu: Bằng cách truyền máu khi có chỉ định. Chỉ định truyền máu phụ thuộc vào Hemglobin, tình trạng và bệnh cảnh nền của bệnh nhân.
- Điều trị nguyên nhân gây thiếu máu
Theo giảng viên Cao đẳng Dược cho biết các loại thực phẩm sau có thể giúp bổ máu:
Các thực phẩm bổ sung chất sắt
Máu đóng vai trò thiết yếu trong cơ thể, việc mắc các bệnh lý liên quan đến máu ví dụ như thiếu máu như đã đề cập ở trên, sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của mỗi người, vì vậy chúng ta cần chú ý bổ sung những loại thực phẩm giúp bổ máu hằng ngày cũng như phát hiện sớm các biểu hiện của bệnh dù là nhẹ nhất.