Thỏ ty tử - Vị thuốc từ hạt dây tơ hồng

Thứ năm, 11/05/2023 | 09:54

Thỏ ty tử là một vị thuốc Y học cổ truyền,  nghe tên có vẻ xa lạ nhưng lại rất thân quen với chúng ta. Thỏ ty tử có rất nhiều công dụng như bổ dương, bổ can thận, cường cân cốt, dưỡng cơ, minh mục..

Vậy cách dùng Thỏ ty tử  như thế nào, hiệu quả điều trị bệnh ra sao? Hãy cùng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu qua bài viết sau đây.

01683774208.jpeg

Thỏ ty tử - Vị thuốc có nguồn gốc từ dây tờ hồng

Thông tin chung

Tên khác: Hạt cây tơ hồng, Miễn từ, Đậu ký sinh,...

Tên khoa học: Cuscuta sinensis Lam.

Họ: Bìm bìm (Convolvulaceae)

Mô tả

Cây tơ hồng hay dây tơ hồng là một loại thực vật ký sinh trên các loài cây khác. Thân là các sợi màu vàng hoặc nâu nhạt, đỏ nâu nhạt. Không có lá, là biến thành vẩy. Cây có rễ mút để lấy chất dinh dưỡng từ cây chủ. Hoa ít, có dạng hình cầu, màu vàng trắng nhạt, không có cuống, mọc thành chùm từ 10 – 20 hoa. Quả của cây tơ hồng có dạng hình cầu, rộng khoảng 3mm, có đường nứt từ dưới lên, có 2 – 4 hạt hình trứng, đỉnh dẹt, dài khoảng 2mm.

Tơ hồng phát triển khá nhanh, trùm kín tán cây chủ, lấy chất dinh dưỡng làm cho cây chủ kém phát triển dần.

Phân bố

Cây tơ hồng phân bố rộng rãi ở nhiều khu vực như Đông Á, Đông Nam Á, các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia,…

Ở Việt Nam, cây tơ hồng mọc ở khắp, người dân thường ít dùng hạt mà thường dùng cả cây phơi khô. Hạt cây tơ hồng (thỏ ty tử) thì vẫn chủ yếu được nhập từ Trung Quốc.

Bộ phận sử dụng

Hạt của dây tơ hồng.

Thu hái, bào biến

Thỏ ty tử được thu hái vào khoảng tháng 8 – 9 hằng năm, thu hái cả cây về làm sạch, phơi khô, đập lấy hạt, loại bỏ tạp chất.

Hạt của dây tơ hồng sau khi sơ chế,  đem tẩm với nước muối, sao để dùng hoặc đun với nước làm thành bánh.

Thành phần hóa học

Alkaloid, Lignan, dầu béo chứa 9 acid béo, acid p. coumaric,…

Tác dụng dược lý

Thỏ ty tử có tác dụng trên hệ sinh sản

Một số nghiên cứu thử nghiệm trên chuột cho thấy flavonoid trong vị thuốc này tác động lên hệ sinh sản và nội tiết của chúng, làm tăng trọng lượng của tinh hoàn, mào tinh và tuyến yên, đồng thời kích thích tiết hormone testosterone và LH của chuột.

Thỏ ty tử giúp chống viêm

Dịch chiết từ thỏ ty tử có khả năng ức chế các hóa chất trung gian gây viêm như prostaglandin 2, NO, làm ngăn chặn biểu hiện của iNOS và COX-2, giảm sản xuất TNF-α, IL-6 và IL-1β. Những kết quả này cho thấy rằng thỏ ty tử có khả năng ngăn chặn phản ứng viêm.

Kích thích miễn dịch

Một số nghiên cứu trên chuột ăn thiếu protein cho thấy,  dịch chiết từ hạt của dây tơ hồng làm tăng lượng protein và albumin toàn phần trong huyết thanh.

Tác động lên carcinom da và u nhú

Theo tin tức y dược khi nghiên cứu về tác dụng của dịch chiết thỏ ty tử trên chuột, cho thấy chúng có khả năng làm chậm xuất hiện và chậm quá trình phát triển của u nhú. Điều này cho thấy thỏ ty tử có khả năng dự phòng khối u.

Ngoài ra, thỏ ty tử là thành phần của nhiều bài thuốc, đem lại hiệu quả điều trị tốt cho người bệnh:

“Thất bảo mỹ nhiệm đơn”: Gồm thỏ ty tử, đương quy, hà thủ ô, phá cố chỉ, ngưu tất,bạch phục linh, câu kỷ tử. Bài thuốc đã được sử dụng ở Trung Quốc từ thời nhà Minh (thế kỷ 14 CN) với công dụng bổ thận và bổ xương cốt. Trên lâm sàng bài thuốc dùng để điều trị loãng xương, đặc biệt là phụ nữ sau mãn kinh. Các thí nghiệm trên chuột ghi nhận, bài thuốc có khả năng làm giảm tình trạng teo tuyến vú, âm đạo, tử cung. Điều hòa nồng độ estradiol, FSH, LH trong máu. Ngoài ra, bài thuốc còn giúp giảm cân và tình trạng bốc hỏa (thường gặp ở phụ nữ mãn kinh).

“Bổ thận hoạt huyết”: Gồm thỏ ty tử, đương quy, hoàng kỳ, xuyên khung, tục đoạn, tang ký sinh. Bài thuốc có tác dụng giúp điều tiết hormone ở buồng trứng và các thụ thể của chúng. Điều chỉnh sự phát triển của mạng lưới nội mạc tử cung trong thời kỳ mang thai, nên bài thuốc được áp dụng trong hỗ trợ ngăn ngừa sẩy thai.

Các bài thuốc có thỏ ty tử hỗ trợ giảm các triệu chứng trong giai đoạn mãn kinh ở phụ nữ.

Theo Y học cổ truyền

1. Tính vị:

Vị ngọt, cay, tính bình

2. Quy kinh:

Can, thận

3. Công dụng:

Ôn thận tráng dương, bổ can thận, ích tinh tuỷ, cường cân cốt, dưỡng cơ, minh mục.

4. Chủ trị: 

Thận hư, liệt dương, di tinh, đau lưng, mỏi gối, tiểu đêm nhiều lần, tả lỵ lâu ngày không khỏi,…

11683774208.jpeg

Vị thuốc thỏ ty tử

5. Liều dùng

Liều khuyến cáo của thỏ ty tử: 8 – 16 gram/ngày.

Một số bài thuốc ứng dụng lâm sàng của thỏ ty tử

Theo giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Chữa suy nhược ở người cao tuổi: Thỏ ty tử 8 gr, thục địa 16 g, lộc giác giao, đỗ trọng mỗi vị 12gr, , nhục quế 10gr, kỷ tử 10gr, đương quy 8 gr, sơn thù 8 gr, phụ tử chế 4 gr. Sắc uống.

Chữa thận hu, di tinh: Thỏ ty tử 8 gr, thục địa 12 gr 12g, hoài sơn 8 gr, đương quy 8 g, đỗ trọng 8 g, kỷ tử 8 gr, sơn thù 6 gr, phụ tử chế 4 gr, nhục quế 4 gr. Sắc uống hoặc tán thành bột làm hoàn, mỗi ngày uống 10 – 20 gr.

Chữa liệt dương: Thỏ ty tử 12 gr, lộc giác giao 20 gr, thục địa, phục linh, phá cố chỉ, bá tử nhân mỗi vị 12 gr.  Làm hoàn, ngày uống 20 – 30 gr.

Kiêng kỵ

+ Thỏ ty tử kỵ với thịt thỏ (Thiên Kim phương).

 + Những trường hợp thận có hỏa, cường dương nhưng không liệt dương: không dùng.  Táo bón kiêng dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).

+ Cấm dùng đối với các trường hợp: Phụ nữ có thai, băng huyết, Thận có hỏa, âm hư hỏa vượng, cường dương (Đắc Phối Bản Thảo).

Có thể sử dụng chườm đá để giảm đau đầu không?

Có thể sử dụng chườm đá để giảm đau đầu không?

Hội chứng đau đầu có nguyên nhân đa dạng và mỗi người thường có cách giảm đau riêng. Đau đầu kéo dài hoặc đau nửa đầu thường cần chú ý, và việc chườm đá có thể là một phương pháp giúp giảm đau trong một số trường hợp.
Có phải uống nhiều nước có lợi cho gan và thận không?

Có phải uống nhiều nước có lợi cho gan và thận không?

Mất nước và uống quá nhiều cũng đều gây hại. Thừa nước khi uống nhiều nước hơn mức cần có thể gây tác động tiêu cực, như làm loãng natri máu, gánh nặng cho thận, và rối loạn điện giải.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu : Nguyên nhân và triệu chứng

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu : Nguyên nhân và triệu chứng

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là một bệnh phổ biến, thường gặp ở phụ nữ, và có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Mặc dù có thể chữa khỏi, nhưng nguy cơ tái phát cao. Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể lan rộng và gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Cách giảm bớt cơn đau từ hội chứng ống cổ tay

Cách giảm bớt cơn đau từ hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay phổ biến gây đau và tê bì ở một hoặc cả hai bàn tay. Bệnh xảy ra khi dây thần kinh bị nén tại ống cổ tay, có thể trở nên nghiêm trọng. Nhận biết và điều trị kịp thời giúp để giảm triệu chứng và phục hồi chức năng.
Đăng ký trực tuyến