Thuốc Procainamid hydroclorid - Điều trị rối loạn nhịp tim - Tác dụng - Cách dùng

Thứ năm, 23/02/2023 | 09:41

Thuốc Procainamid là thuốc điều trị rối loạn nhịp tim, Thường được rong sử dụng trong khoa tim mạch.Chúng ta cùng tìm hiểu?

01677120927.jpeg

Thuốc Procainamid hydroclorid

Thành phần hoạt chất:

Procainamid hydroclorid.

Tác dụng cùa Procainamid :

Theo Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Procainamid có tác dụng điện sinh lý giống quinidin, thuộc nhóm thuốc chống loạn nhịp IA.

Thuốc làm giảm tình huống hưng phấn, giảm vận tốc dẫn truyền tự động ở tâm nhĩ, qua nút nhĩ thất và ở tâm thất, kèm theo tình huống kéo dài thời kỳ hoạt động và thời kỳ trơ của tim được hiệu quả hơn.

Sự thay đổi nồng độ ion kali ngoài tế bào ảnh hưởng đến tác dụng của Procainamid. . Vì lý do đó nồng độ kali ngoài tế bào là một thông số quan trọng trong việc điều trị rối loạn nhịp tim bằng Procainamid.

Dạng bào chế, hàm lượng Procainamid hydroclorid

Thuốc Procainamid được bào chế theo các dạng và hàm lượng khác nhau như sau:

  • Dạng Viên nén 200 mg, 250 mg, 500 mg
  • Dạng Viên nén phóng thích chậm: 500 mg, 1000 mg.
  • Dạng Ống tiêm chích : 1 g/10 ml, ống tiêm 1 g/2 ml.

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Procainamid hydroclorid

Chỉ định

  • Điều trị rố loạn nhịp thất nguy hiểm:Procainamide được chỉ định cho rối loạn nhịp thất đe dọa sự sống như nhịp nhanh thất dai dẳng.
  • Procainamide có thể được sử dụng cho tim nhịp nhanh mà không rõ cơ chế, tuy nhiên không phải là thuốc chống loạn nhịp được lựa chọn đầu tiên trong trường hợp này.

Chống chỉ định

Tuyệt đối không sử dụng Procainamide trong các trường hợp sau:

  • Blốc nhĩ thất độ 2, độ 3 và các blốc nhánh.
  • Người mẫn cảm với Procainamid hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Lupus ban đỏ.
  • Xoắn đỉnh.
  • Hoặc có thể chống chỉ định ở bệnh nhân nhược cơ.

Cách dùng và liều dùng thuốc Procainamid hydroclorid

Cách dùng

  • Thuốc Procainamd là thuốc kê đơn được chỉ định điều trị bởi Bác sĩ chuyên khoa tim mạch
  • Thuốc được dùng theo mỗi dạng khác nhau:tiêm, uống,ngậm…
  • Sử dụng bằng đường uống tuyệt đối không được bẻ hoặc nghiền nát hoặc nhai viên nén giải phóng chậm.
  • Tiêm tĩnh mạch: Phải pha loãng Procainamid trước khi truyền, truyền tĩnh mạch chậm không quá 50 mg/phút.
  • Về liều lượng tùy thuộc theo từng bệnh nhân Liều lượng thay đổi theo tuổi, chức năng gan, thận, tình trạng của tim.

Liều dùng

Liều lượng thay đổi theo từng bệnh nhân , rất phụ thuộc vào tuổi, chức năng gan, thận, tình trạng của tim.

Người lớn Điều kiện chức năng thận bình thường:

Uống: Liều lượng 250 - 500 mg/3 - 4 giờ và viên nén giải phóng chậm: 500 mg/8 giờ.

Liều có thể tới 50 mg/kg/24 giờ, chia làm 4 - 6 giờ/lần và với viên chậm chia làm 3 - 4 lần.

Tiêm tĩnh mạch: Cần thiết cho những trường hợp nặng và cấp cứu. Pha thuốc vào dung dịch glucose 5%, tiêm truyền chậm, trong lúc truyền cần theo dõi điện tâm đồ và huyết áp liên tục.

Truyền liều 50 mg/phút đến tổng liều 10 mg/kg, tiếp theo truyền 4 mg/phút và giảm dần tới 2 mg/phút trong 2 giờ rồi tiếp tục trong thời gian 12 - 24 giờ.

Trẻ em: Khuyến cáo không nên dùng .Nếu rất tối cần thiết thì sử dụng với chỉ định của Bác sĩ chuyên khoa và theo dõi nồng độ của thuốc trong huyết tương và nửa đời của Procainamid ở trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 - 6 tuổi thay đổi rất rõ tùy từng bệnh nhi.

Người trên 50 tuổi: Cần chú ý xem xét độ thanh thải của Procainamid và ở thận thường giảm, có thể gây tích lũy thuốc, nên giảm liều.

Người suy gan, suy thận: Tránh dùng khi chưa cần thiết.

Tác dụng phụ thuốc Procainamid hydroclorid

  • Có thể gây buồn nôn; nôn.
  • Tiêu chảy; chán ăn.
  • Dị ứng ,phát ban như; ngứa; mày đay; mặt đỏ bừng; sốt.
  • Trầm cảm.
  • Ưc chế cơ tim; suy tim; phù mạch;
  • Chóng mặt.
  • Trầm cảm.tâm thần dễ bị rối loạn.
  • Rối loạn về máu như giảm bạch cầu, thiếu máu huyết tán và tuyệt bạch cầu sau khi dùng kéo dài.
  • Hội chứng giống luput ban đỏ toàn thân.
  • Nồng độ cao procainamid trong huyết tương có thể tác động xấu đến dẫn truyền của tim.
11677120927.jpeg

Tác dụng phụ thuốc Procainamid hydroclorid

Cách Xử trí:

Ngưng thuốc các tác dụng không mong muốn tự khỏi.

Tương tác thuốc Procainamid hydroclorid

  • Theo giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Procainamid có thể làm giảm tác dụng của thuốc đối giao cảm như neostigmin, làm tăng tác dụng của các thuốc chống tăng huyết áp, thuốc kháng muscarin, thuốc phong bế thần kinh – cơ .
  • Không phối hợp Procainamid với các thuốc chống loạn nhịp, như quinidin, flecainamid, disopyramid, sotalol hoặc bretylium.
  • Amiodaron làm tăng nồng độ của Procainamid trong huyết tương.
  • Các thuốc tiêu hóa như thuốc kháng acid làm giảm khả dụng sinh học của Procainamid.
  • Thuốc kháng histamin H1 như astemizol, thuốc chống sốt rét như halofantrin và các chất khác, có thể gây loạn nhịp thất và xoắn đỉnh khi dùng đồng thời với Procainamid.
  • Thuốc kháng histamin H2: Cimetidin, ranitidin làm tăng nồng độ Procainamid trong huyết tương và cần giảm liều.
  • Thuốc kháng khuẩn: Trimethoprim làm tăng nồng độ Procainamid trong huyết tương nên khi dùng phối hợp thì cần giảm liều.
  • Các thuốc tăng tiết cholin: PA có tác dụng kháng cholin nên làm giảm tác dụng của thuốc điều trị nhược cơ, có thể cả với thuốc điều trị glôcôm.

Bảo quản thuốc Procainamid hydroclorid

  • Nơi khô ráo, nhiệt độ phòng 15-300C.
  • Tránh ánh sáng trực tiếp với thuốc.
  • Tránh xa tầm tay trẻ em.

Nguồn:

https://yhoccongdong.com/thongtin/procainamid-thuoc-chong-loan-nhip-tim/

https://1900.com.vn/thuoc-procainamid-hydroclorid-dieu-tri-roi-loan-nhip-tim-cach-dung-10691

https://trungtamthuoc.com/thuoc-tim-mach

 Bài viết và sư tầm:    DS CKI Lý Thanh Long

Có thể sử dụng chườm đá để giảm đau đầu không?

Có thể sử dụng chườm đá để giảm đau đầu không?

Hội chứng đau đầu có nguyên nhân đa dạng và mỗi người thường có cách giảm đau riêng. Đau đầu kéo dài hoặc đau nửa đầu thường cần chú ý, và việc chườm đá có thể là một phương pháp giúp giảm đau trong một số trường hợp.
Có phải uống nhiều nước có lợi cho gan và thận không?

Có phải uống nhiều nước có lợi cho gan và thận không?

Mất nước và uống quá nhiều cũng đều gây hại. Thừa nước khi uống nhiều nước hơn mức cần có thể gây tác động tiêu cực, như làm loãng natri máu, gánh nặng cho thận, và rối loạn điện giải.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu : Nguyên nhân và triệu chứng

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu : Nguyên nhân và triệu chứng

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là một bệnh phổ biến, thường gặp ở phụ nữ, và có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Mặc dù có thể chữa khỏi, nhưng nguy cơ tái phát cao. Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể lan rộng và gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Cách giảm bớt cơn đau từ hội chứng ống cổ tay

Cách giảm bớt cơn đau từ hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay phổ biến gây đau và tê bì ở một hoặc cả hai bàn tay. Bệnh xảy ra khi dây thần kinh bị nén tại ống cổ tay, có thể trở nên nghiêm trọng. Nhận biết và điều trị kịp thời giúp để giảm triệu chứng và phục hồi chức năng.
Đăng ký trực tuyến