Triệu chứng và biến chứng bệnh trĩ hỗn hợp

Thứ ba, 07/02/2023 | 09:46

Trĩ hỗn hợp hiểu đơn giản là sự kết hợp 2 bệnh lý trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ hỗn hợp gây ra nhiều biến chứng hơn trĩ nội hay trĩ ngoại đơn độc. Các biến chứng này rất nguy hiểm thậm chí đe dọa tính mạng của bệnh nhân.

01675738941.jpeg

Triệu chứng và biến chứng bệnh trĩ hỗn hợp

Nhận biết bệnh trĩ hỗn hợp: các triệu chứng thường gặp

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: trĩ hỗn hợp là bệnh lý kết hợp cả trĩ nội và trĩ ngoại, tức là tổn thương xuất hiện cả ở trên và dưới đường lược giải phẫu trên ống hậu môn. Do tính chất sang thương phức tạp nên triệu chứng của bệnh trĩ hỗn hợp phức tạp và gây khó chịu cho bệnh nhân, ảnh hưởng đến sinh hoạt đời thường của bệnh nhân hơn nhiều so với trĩ đơn độc.

Các triệu chứng của trĩ hỗn hợp vừa có điểm giống trĩ đơn độc, nhưng cũng có những đặc trưng riêng. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

1. Triệu chứng đau nhức hậu môn

Giảng viên bộ môn Bệnh học cho biết, hậu môn là một cơ thắt nằm ở đoạn kết của trực tràng. Vị trí này có nhiều đầu mút của dây thần kinh cảm giác khiến độ nhạy cảm với cảm giác đau rất cao. Trĩ gây tổn thương hậu môn và các cơn đau xuất hiện tùy theo mức độ tổn thương. Sự đau nhức này thường tăng mạnh khi bệnh nhân đi đại tiện, vì thế gây ra nhiều ảnh hưởng cho sinh hoạt. Một số bệnh nhân thậm chí sợ phải đi đại tiện, thường nhịn cho tới khi không thể chịu đựng được. Điều này gián tiếp gây ra táo bón và đương nhiên, khi táo bón thì việc đại tiện càng đau đớn và khó khăn hơn.

2. Triệu chứng đại tiện ra máu

Đại tiện ra máu thường gặp trong cả trĩ ngoại và trĩ nội cũng như trĩ hỗn hợp. Triệu chứng này điển hình tới mức hầu như bất kỳ bệnh nhân trĩ nào cũng gặp phải. Đại tiện ra máu thường là máu cục hay máu đỏ tươi vì đây là xuất huyết ống tiêu hóa đoạn thấp. Mức độ chảy máu nhiều hay ít cũng phần nào phản ánh tổn thương búi trĩ do bệnh trĩ hỗn hợp gây ra.

3. Triệu chứng tràn dịch nhầy ra ngoài

Các búi trĩ trong bệnh trĩ hỗn hợp thường gây ra tình trạng kích ứng niêm mạc trực tràng. Sự kích ứng này sẽ gây tiết dịch nhầy tăng mạnh. Kết quả là hậu môn luôn ẩm, nhầy và gây khó chịu. Đồng thời đây cũng là môi trường lí tưởng cho vi khuẩn xâm nhập. Thường tràn dịch nhầy sẽ gây ra bội nhiễm vi khuẩn, gây ngứa ngáy, khó chịu.

4. Triệu chứng táo bón

Đau đớn và chảy máu khi đi đại tiện khiến một số bệnh nhân trĩ thường ngại đi đại tiện. Khi phân không được thải ra ngoài, theo thời gian đại tràng tiếp tục tái hấp thu nước và khiến phân khô, cứng, tích tụ thành khối và gây ra chứng táo bón. Táo bón không chỉ gây khó khăn trong việc đại tiện. Mà mỗi lần đại tiện, bệnh nhân càng đau đớn và chảy máu nhiều hơn. Tổn thương búi trĩ trở nên nghiêm trọng hơn khi bị táo bón vì thế cần điều trị và kiểm soát tình trạng này càng sớm càng tốt.

11675738941.jpeg

Triệu chứng táo bón

5. Triệu chứng sa búi trĩ

Trĩ hỗn hợp cũng như trĩ nội hay trĩ ngoại đều thường gây ra sa búi trĩ. Sa búi trĩ là hiện tượng hạ thấp búi trĩ gây đau, lộm cộm khó chịu, thậm chí trường hợp nặng sẽ khiến bũi trí hạ thấp tới mức lòi hẳn ra ngoài hậu môn mỗi khi rặn đại tiện. Sa búi trĩ khiến người bệnh đứng hay ngồi đầu có cảm giác cộm và khó chịu. Người bệnh đôi khi sờ thấy khối u cục nhỏ gần hậu môn. Có trường hợp người bệnh tự đẩy được búi trĩ sa ngược vào hậu môn khi tác động lực nhẹ nhàng. Nhưng khi búi trĩ sa nhiều, đôi khi không thể đưa búi trĩ trở lại và gây ra nhiều biến chứng nguy hiển như: nhiễm trùng, tắc nghẹt, hoại tử búi trĩ…

6. Triệu chứng dị vật hậu môn lộ hẳn ra ngoài

Dị vật hậu môn bản chất là lớp niêm mạc dưới và tầng hậu môn bị tách rời và thường gặp trong trĩ nội. Trĩ hỗn hợp cũng có dị vật hậu môn. Tầng dị vật tách rời ra sẽ tụt xuống và lộ ra ngoài hậu môn khi đi đại tiện. Dị vật hậu môn giai đoạn nặng sẽ lộ ra ngoài kể cả khi không đi đại tiện mà có thể lộ ra khi ho, khi gắng sức thậm chí thường xuyên lộ ra.

Các biến chứng nguy hiểm xuất hiện do bệnh trị hỗn hợp gây ra?

1. Biến chứng thiếu máu do xuất huyết

Do trĩ hỗn hợp gây ra xuất huyết với tình trạng chảy máu thường xuyên từ các tổn thương búi trĩ. Điều này khiến bệnh nhân đối diện với nguy cơ thiếu máu mạn tính khi sự xuất huyết diễn ra lâu dài và thường càng ngày sẽ càng xuất huyết nhiều hơn nếu không được điều trị.

Thiếu máu do xuất huyết biểu hiện da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, khiến người bệnh hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh… Thiếu máu kéo dài gây ra nhiều hiểm họa với sức khỏe của bệnh nhân.

2. Biến chứng bội nhiễm ở vùng hậu môn

Tràn dịch nhầy, sa búi trĩ hay dị vật hậu môn đều có thể diễn biến bội nhiễm và gây ra biến chứng viêm nhiễm vùng hậu môn. Thậm chí nếu bệnh nhân là nữ sẽ đối diện nguy cơ cao viêm nhiễm hậu môn lan ra viêm nhiễm vùng sinh dục. Viêm nhiễm hậu môn - sinh dục thường khó điều trị dứt điểm do đây là vùng nhiều vi khuẩn và khó vệ sinh sạch sẽ.

3. Biến chứng ung thư trực tràng do trĩ

Theo giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Trĩ hỗn hợp có thể gây ra ung thư vùng hậu môn - trực tràng. Đặc biệt là trĩ hỗn hợp không điều trị có nguy cơ gặp phải biến chứng này rất cao. Ung thư trực tràng là bệnh lý rất nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng của bệnh nhân.

Nguyên nhân gây mệt mỏi đau nhức khắp người và cách khắc phục hiệu quả

Nguyên nhân gây mệt mỏi đau nhức khắp người và cách khắc phục hiệu quả

Nguyên nhân mệt mỏi đau nhức khắp người có thể do căng thẳng, thiếu ngủ hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như rối loạn miễn dịch, viêm nhiễm và bệnh lý mãn tính.
Cách sử dụng thuốc giải rượu và những cách giải rượu khác

Cách sử dụng thuốc giải rượu và những cách giải rượu khác

Say rượu bia gây mệt mỏi, khó chịu và ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt, công việc. Hiện nay, nhiều loại thuốc giải rượu đã được nghiên cứu, giúp giảm nhanh các triệu chứng. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng các phương pháp giải rượu tự nhiên mà không cần dùng thuốc.
 Angut 300 điều trị gout mạn và lưu ý khi sử dụng

 Angut 300 điều trị gout mạn và lưu ý khi sử dụng

Angut 300 là thuốc được chỉ định trong điều trị gout mạn tính, sỏi urat và các tình trạng tăng acid uric trong máu. Người bệnh cần lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc Angut 300.
Đi tiểu nhiều có phải dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng?

Đi tiểu nhiều có phải dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng?

Khi tần suất đi tiểu tăng cao một cách bất thường, đặc biệt vào ban đêm hoặc đi kèm các triệu chứng khác như tiểu buốt, tiểu rắt, hoặc đau bụng dưới, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Đăng ký trực tuyến