Trong cơ thể chúng ta sẽ có một lượng vô cùng nhỏ AFP (alpha-feroprotein), nhưng khi bạn mắc bệnh ung thư cũng như các bệnh lý về gan hoặc bạn đang mang thai nồng độ chất này sẽ tăng lên. Vì vậy, xét nghiệm AFP sử dụng để chẩn đoán sức khỏe
Trong cơ thể chúng ta sẽ có một lượng vô cùng nhỏ AFP (alpha-feroprotein), nhưng khi bạn mắc bệnh ung thư cũng như các bệnh lý về gan hoặc bạn đang mang thai nồng độ chất này sẽ tăng lên. Vì vậy, xét nghiệm AFP sử dụng để chẩn đoán sức khỏe
Xét nghiệm AFP chẩn đoán bệnh lý về gan và ung thư gan nguyên phát
Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: AFP có tên đầy đủ là Alpha-fetoprotein, đây là một loại protein nằm trong huyết tương người, được sản sinh bởi các tế bào gan ở bào thai. Vậy nên, trẻ sơ sinh có nồng độ AFP trong máu tương đối cao và sẽ giảm dần trong thời gian phát triển tiếp theo. Ở người trưởng thành, nồng độ AFP trong máu thường rất thấp ổn định dưới 10 ng/ml.
AFP máu tăng trong các trường hợp: mang thai, bất thường thai nhi, các bệnh lý về gan như xơ gan, viêm gan, ung thư gan, ung thư các loại như là ung thư dạ dày, đại tràng, vú, phổi,…, u tế bào mầm tại buồng trứng, tinh hoàn,…
Vì vậy, xét nghiệm định lượng AFP có ý nghĩa chẩn đoán các bệnh ung thư, bệnh về gan, u hay đánh giá sức khỏe thai ở phụ nữ đang mang thai. Xét nghiệm này được thực hiện đơn giản, bệnh nhân được lấy máu theo hướng dẫn lấy máu xét nghiệm thông thường.
Nồng độ AFP trong máu cho chúng ta biết nhiều thông tin về sức khỏe và bệnh lý, như là:
Xét nghiệm AFP trong thai kỳ có thể kết hợp với các xét nghiệm thường niên khác được sử dụng để kiểm tra thai nhi có gặp vấn đề gì không
Bình thường kết quả sẽ là âm tính hay < 30,25 ng/ml. Kết quả này biểu thị thai nhi phát triển bình thường.
Xét nghiệm AFP giúp phát hiện chẩn đoán dị tật thai nhi
Còn nếu nồng độ AFP lớn hơn gấp 2,5 lần mức bình thường thì thai nhi có nguy cơ cao bị mắc dị tật nứt cột sống. Trong trường hợp nồng độ AFP giảm một cách bất thường thì thai nhi có thể mắc hội chứng Down hoặc là Edwards. Khi thai chết lưu sẽ khiến AFP ở lần đo sau giảm đi so với các lần đo trước trong giai đoạnnthai kỳ.
Kết quả xét nghiệm này độc lập, không có nhiều ý nghĩa chẩn đoán vì nhiều trường hợp nồng độ AFP bất thường nhưng thai nhi vẫn bình thường. Do trong thai kỳ, thai nhi sản sinh nhiều AFP hơn nên nồng độ chất này trong máu mẹ cũng tăng lên. Một số yếu tố trong thai kỳ cũng làm nồng độ AFP thay đổi như: sinh đôi trở lên, đái tháo đường, vấn đề về cân nặng,…
Nếu xét nghiệm cho ra kết quả AFP bất thường, phụ nữ mang thai nên làm thêm các kiểm tra khác để xác định bất thường chẳng hạn như:
Giới hạn giá trị bình thường:
Kết quả xét nghiệm nồng độ AFP bất thường có thể do các nguyên nhân bao gồm:
Trong trường hợp nồng độ AFP trong máu tăng cao từ 500 - 1.000 ng/ml trở lên thì có khả năng cao là dấu hiệu của bệnh ung thư. Nếu bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến gan, khi kết quả AFP cao hơn 200 ng/ml thì rất có thể bệnh đã tiến triển đến ung thư gan.
Còn với những trường hợp kết quả xét nghiệm AFP tăng nhưng thấp hơn 200 ng/ml, khả năng cao bạn đang gặp các vấn đề về gan.
Tuy nhiên, khi kết quả xét nghiệm bình thường vẫn không loại trừ được khả năng mắc ung thư gan hay là bệnh lý ở gan. Có đến khoảng 20 - 30% bệnh nhân ung thư gan nguyên phát nồng độ AFP không tăng. Ngoài có ý nghĩa trong phát hiện và chẩn đoán, xét nghiệm AFP còn được dùng để theo dõi quá trình điều trị và điều chỉnh để đạt hiệu quả cao.
Xét nghiệm AFP có thể chịu tác động của các yếu tố như sau:
Theo giảng viên Cao đẳng Xét nghiệm cho biết: Khi lấy máu xét nghiệm định lượng AFP, bạn không cần sự chuẩn bị đặc biệt nào như các xét nghiệm khác. Quá trình lấy máu cũng tương đối đơn giản, khi lấy máu nên mặc áo ngắn tay và để tinh thần mình được thoải mái
Sau xét nghiệm, bạn vẫn có thể hoạt động bình thường do lượng máu lấy ra khá ít, thường sẽ không gây vấn đề sức khỏe nào. Nếu bạn đang mang thai, hãy nói cho bác sĩ biết, kết quả xét nghiệm còn tùy thuộc vào tuổi thai và cân nặng của mẹ nên đánh giá theo tiêu chuẩn thông thường thì không chính xác.