Thận là cơ quan chính của hệ tiết niệu và có 2 chức năng quan trọng: chức năng tạo nước tiểu và chức năng nội tiết. Thận có hình dạng hạt đậu nằm phía sau lớp phúc mạc. Mỗi thận nặng khoảng 130g
Thận là cơ quan chính của hệ tiết niệu và có 2 chức năng quan trọng: chức năng tạo nước tiểu và chức năng nội tiết. Thận có hình dạng hạt đậu nằm phía sau lớp phúc mạc. Mỗi thận nặng khoảng 130g
Theo mặt phẳng cắt dọc, thận chia làm 2 vùng riêng biệt có cấu tạo và màu sắc khác nhau đó là vùng vỏ và vùng tủy thận. Hãy cùng Trường Cao đẳng Y dược Pasteur tìm hiểm về đặc điểm cấu tạo của thận trong hệ tiết niệu qua bài viết sau đây.
Giải phẫu hệ tiết niệu
Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Mỗi người có 2 thận, nằm sau lớp phúc mạc, trong góc xương sườn XI và cột sống thắt lưng, phía trước cơ thắt lưng. Vị trí của thận phải thấp hơn thận trái khoảng 2 cm.
Thận có hình dạng giống hạt đậu, có màu nâu đỏ, bề mặt trơn láng và được bọc trong lớp bao xơ dễ bóc tách. Thận thai nhi có hình nhiều múi, đôi khi ở người trưởng thành, thận cũng có hình múi do kém phát triển. Trong trường hợp bất thường một người có thể chỉ có một thận, ba thận hay hai thận dính vào nhau.
Mỗi thận có:
- Mặt: có 2 mặt: mặt trước lồi, mặt sau phẳng; Cực: có hai cực: Cực trên và cực dưới.
- Bờ: có 2 bờ: bờ ngoài lồi, bờ trong lồi ở phần trên và dưới, phần ở giữa lõm sâu gọi là rốn thận.
- Kích thước: thận cao 12 cm, rộng 6 cm, dày 3 cm, nặng 150 gram. Thận bình thường không sờ thấy được, khi sờ thấy thận nghĩa là thận to.
- Trục thận: Chạy chếch từ trên xuống dưới, từ trước ra sau và từ trong ra ngoài.
- Phía trước:
+ Thận trái: rốn thận ngang môn vị, cách đường giữa 4 cm. Cực dưới trên đường ngang qua 2 bờ sườn.
+ Thận phải: Rốn thận và cực dưới hơi thấp hơn.
- Phía sau:
+ Thận trái: Rốn thận ngang mức mỏm ngang đốt sống thắt lưng L1. Cực trên thận trái: Ngang với bờ trên xương sườn XI. Cực dưới: cách mào chậu 5cm.
+ Thận phải: Cực trên thận phải ngang với bờ dưới của xương sườn XI. Cực dưới cách mào chậu 3cm.
Thận và tuyến thượng thận cùng bên được bọc trong mạc thận. Mạc thận gồm 2 lá trước và sau. Giữa mạc thận và bao xơ thận là lớp mỡ quanh thận. Bên ngoài mạc thận có lớp mỡ (mỡ cạnh thận).
Thận được bọc trong lớp bao sợi, phần giữa là xoang thận có mạch máu, thần kinh, bể thận đi qua, được làm đầy bởi tổ chức mỡ. Nhu mô thận bao quanh xoang thận và có hình bán nguyệt.
Thiết đồ đứng dọc qua bể thận
1. Bể thận 2. Tháp thận 3. Đài thận nhỏ 4. Vỏ thận
a) Xoang thận:
Theo tin tức thông ra ngoài rốn thận. Thành xoang có nhiều chỗ lồi lõm. Nhú thận là những chỗ lồi có hình nón. Phần đầu của nhú thận có nhiều lỗ của các ống sinh niệu, là nơi đổ nước tiểu vào bể thận. Xoang thận chứa các bể thận, đài thận, mạch máu và tổ chức mỡ. Mỗi thận có 7 - 14 đài thận nhỏ, các đài thận nhỏ lại hợp thành 2 - 3 đài thận lớn và các đài thận lớn tiếp tục hợp lại tạo thành bể thận.
b) Nhu mô thận:
Gồm có 2 phần là tuỷ thận và vỏ thận:
- Tủy thận: được tạo thành bời các tháp thận là khối có hình nón, phần đỉnh hướng về xoang thận tạo nên nhú thận, phần giữa của thận có 2 - 3 tháp chung một nhú thận, đáy tháp thận quay về phía bao thận, phần 2 cực thận có khi 6 - 7 tháp chung cùng nhau 1 nhú.
- Vỏ thận gồm cột thận và tiểu thuỳ vỏ.
+ Cột thận: phần nhu mô nằm giữa các tháp thận,
+ Tiểu thuỳ vỏ: phần nhu mô từ đáy tháp thận đến bao sợi.
Quan sát dưới kính hiển vi, thận được cấu tạo từ các đơn vị thận gọi là Nephron, mỗi Nephron gồm:
- Tiểu thể thận: có 2 phần là một bao ở ngoài xung quanh và cuộn mao mạch.
- Hệ thống ống sinh niệu gồm: ống lượn gần, ống lượn xa, quai Henle, ống góp. Tiểu thể thận, ống lượn gần và ống lượn xa nằm trong phần lượn.
Quai Henle và ống góp nằm trong phần tia của vỏ thận và tủy thận.
Động mạch thận được tách từ động mạch chủ bụng, thường có 1 động mạch cho mỗi thận. Nó vừa là động mạch chức phận và là động mạch nuôi dưỡng.
Động mạch thận bên phải dài hơn bên trái, khi tới rốn thận động mạch thận tách ra làm 2 ngành cùng, ngành trước và ngành sau bể thận, sau đó tiếp tục chia thành động mạch gian thuỳ khi vào trong nhu mô thận.
Nối liền với nhau. Tĩnh mạch thận bắt nguồn từ vùng vỏ thận và tuỷ thận thành các tĩnh mạch gian thuỳ, tĩnh mạch cung trước khi đổ vào tĩnh mạch thận.
Ở xoang thận tĩnh mạch xếp thành 3 lớp gồm: Tĩnh mạch trước bể thận, tĩnh mạch sau bể thận, tĩnh mạch giữa các đài thận. Ba lớp tĩnh mạch này hợp thành tĩnh mạch thận, nằm trước động mạch thận.
Theo giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Các dây thần kinh đều tách ở đám rối dương và cụm chi chít lại ở xung quanh cuống thận.
Thần kinh nằm sau động mạch thận.