Viêm gan B và những điều bạn cần biết

Thứ năm, 09/02/2023 | 10:27

Viêm gan B (Hepatitis B) là một trong những nguyên nhân chính chủ yếu gây ung thư gan. Vậy viêm gan B và những thông tin cần biết về nó là gì?

Hôm nay, chúng ta cùng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Tp. Hồ chí Minh tìm hiểu về chủ đề này nhé!

01675914050.jpeg

Viêm gan B và những điều bạn cần biết

1. Viêm gan là gì?

Viêm gan là tình trạng viêm diễn ra tại gan. Viêm là tình trạng sưng tấy xảy ra khi các mô của cơ thể bị thương hoặc bị nhiễm trùng. Nó là phản ứng bảo vệ bình thường của cơ thể trước các tổn thương. Viêm xảy ra khi các tế bào bạch cầu chiến đấu để bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng, ví dụ như nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virrus. Viêm cũng có thể xảy ra khi cơ thể bị thương, ví dụ như bị căng cơ khi hoạt động thể thao, cơ bị đau, sưng và viêm. Tình trạng sưng và tổn thương do viêm có thể làm hư hại gan cũng như ảnh hưởng đến chức năng gan của chúng ta.

2. Viêm gan B và nguyên nhân

Giảng viên Xét nghiệm Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm do virus viêm gan B (Hepatitis B virus - HBV) gây ra, còn gọi là bệnh viêm gan B. Virus viêm gan B (HBV) là virus có thể làm tổn thương gan và hủy hoại tế bào gan. Nó cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư gan tại Việt Nam. Theo thống kê của WHO tỉ lệ nhiễm virus viêm gan B tại Việt nam là 8,1% (2017).

Bệnh viêm gan B khác với bệnh viêm gan A, viêm gan C, viêm gan E, và khác với bệnh HIV/AIDS. Viêm gan B là một loại viêm gan siêu vi. Nó có thể gây nhiễm trùng cấp tính (ngắn hạn) hoặc mãn tính (dài hạn). Những người bị nhiễm trùng cấp tính thường tự khỏi mà không cần điều trị. Một số người bị viêm gan B mãn tính sẽ cần được điều trị.

Viêm gan B là loại bệnh gan thường gặp nhất trên thế giới. Virus lây lan qua tiếp xúc với máu, tinh dịch hoặc các chất dịch cơ thể khác của người nhiễm virus. Hầu hết người lớn bị nhiễm bệnh đều có thể loại trừ virus viêm gan B dễ dàng. Tuy nhiên, một số người lớn và hầu hết trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị nhiễm bệnh không thể loại trừ siêu vi khuẩn này và sẽ bị nhiễm bệnh mạn tính (suốt đời).

3. Ai có nguy cơ mắc bệnh viêm gan B?

Bất cứ ai cũng có thể bị viêm gan B, tuy nhiên virus lây lan qua tiếp xúc với máu, tinh dịch hoặc các chất dịch cơ thể khác của người nhiễm virus. Vì vậy, những đối tượng có nguy cơ mắc virus này cao hơn ở:

  • Trẻ sinh ra từ mẹ bị viêm gan B
  • Những người tiêm chích ma túy hoặc dùng chung kim tiêm, ống tiêm và các loại dụng cụ tiêm chích ma túy khác
  • Bạn tình của những người bị viêm gan B, đặc biệt nếu họ không sử dụng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn
  • Quan hệ đồng tính ở nam giới
  • Những người sống với người bị viêm gan B, đặc biệt nếu họ sử dụng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng hoặc bấm móng tay
  • Nhân viên chăm sóc sức khỏe và an toàn công cộng tiếp xúc với máu trong công việc
  • Bệnh nhân chạy thận nhân tạo
  • Bị tiểu đường, viêm gan C hoặc HIV

4. Các triệu chứng của bệnh viêm gan B là gì?

Thông thường, những người bị viêm gan B không có triệu chứng. Người lớn và trẻ em trên 5 tuổi có nhiều khả năng có các triệu chứng hơn trẻ nhỏ. Một số người bị viêm gan B cấp tính có các triệu chứng từ 2 đến 5 tháng sau khi nhiễm bệnh. Những triệu chứng này có thể bao gồm:

  • Nước tiểu màu vàng đậm
  • Tiêu chảy
  • Mệt mỏi
  • Sốt
  • Phân màu xám hoặc màu đất sét
  • Đau khớp
  • Ăn mất ngon
  • Buồn nôn
  • Đau bụng
  • Mắt và da vàng, được gọi là bệnh vàng da

Theo giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Nếu bạn bị viêm gan B mãn tính, bạn có thể không có triệu chứng cho đến khi các biến chứng phát triển. Đây có thể là hàng thập kỷ sau khi bạn bị nhiễm bệnh. Vì lý do này, việc sàng lọc viêm gan B là rất quan trọng, ngay cả khi bạn không có triệu chứng. Sàng lọc có nghĩa là bạn được xét nghiệm bệnh mặc dù bạn không có triệu chứng.

5. Viêm gan B có thể gây ra những vấn đề gì khác?

  • Trong một số ít trường hợp, viêm gan B cấp tính có thể gây suy gan.
  • Viêm gan B mãn tính có thể phát triển thành một căn bệnh nghiêm trọng gây ra các vấn đề sức khỏe lâu dài như xơ gan (sẹo gan), ung thư gan và suy gan.
  • Nếu đã từng bị viêm gan B, virus có thể hoạt động trở lại hoặc tái hoạt động sau này trong cuộc đời. Điều này có thể bắt đầu làm hỏng gan và gây ra các triệu chứng.

6. Viêm gan B có thể phòng tránh được không?

11675914050.jpeg

Viêm gan B có thể phòng tránh được không

  • Cách tốt nhất để ngăn ngừa viêm gan B là tiêm phòng vaccine viêm gan B.
  • Không dùng chung kim tiêm, an toàn trong tiêm truyền
  • Đeo găng tay nếu bạn phải chạm vào vết máu hoặc vết thương hở của người khác
  • Đảm bảo nghệ sĩ xăm hình hoặc thợ xỏ khuyên trên cơ thể của bạn sử dụng dụng cụ vô trùng
  • Không dùng chung vật dụng cá nhân, chẳng hạn như bàn chải đánh răng, dao cạo râu hoặc bấm móng tay
  • Quan hệ tình dụng an toàn. Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.

Sưu tầm: Thạc sĩ Trần Thị Minh Tuyến

Bệnh viêm gan B cấp là gì? Nguy hiểm thế nào?

Bệnh viêm gan B cấp là gì? Nguy hiểm thế nào?

Viêm gan B cấp là giai đoạn khởi phát của bệnh, nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách có thể tiến triển thành viêm gan B mạn tính. Do đó, mọi người cần chú ý và trang bị kiến thức về phòng ngừa và điều trị để tránh hậu quả nghiêm trọng.
ĐH Kinh tế Quốc dân giảm xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp lần thứ 5 liên tiếp

ĐH Kinh tế Quốc dân giảm xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp lần thứ 5 liên tiếp

Trong khoảng thời gian 5 năm, chỉ tiêu tuyển sinh thông qua phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã giảm từ 70% xuống còn 15%.
Vì sao thường xuyên xuất hiện các vết bầm tím trên da?

Vì sao thường xuyên xuất hiện các vết bầm tím trên da?

Thường thì vết bầm tím hình thành do sự tổn thương các mạch máu nhỏ dưới da. Vết bầm tím thường xuyên xuất hiện trên da mà không rõ nguyên nhân gì thì có thể đó là dấu hiệu tình trạng sức khỏe đáng báo động.
Thời gian điều trị vi khuẩn HP là bao lâu?

Thời gian điều trị vi khuẩn HP là bao lâu?

Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm loét dạ dày. Nếu không điều trị hiệu quả, nhiễm HP có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng. Bài viết này sẽ tìm hiểu thời gian điều trị vi khuẩn HP và cách phòng ngừa tái phát bệnh.
Đăng ký trực tuyến