Ý nghĩa quan trọng của các xét nghiệm đông máu

Chủ nhật, 12/02/2023 | 10:21

Bệnh rối loạn chức năng đông - cầm máu là một loại bệnh lý có thể gặp bất cứ lúc nào và bất cứ đối tượng nào. Những chỉ định xét nghiệm đông máu phù hợp sẽ giúp đánh giá được loại cũng như mức độ bất thường

01676172778.jpeg

Xét nghiệm đông máu mang những ý nghĩa quan trọng trong y học

1. Xét nghiệm đông máu là gì?

Theo giảng viên Cao đẳng Xét nghiệm cho biết: Cơ chế đông - cầm máu hoạt động dựa trên 3 yếu tố: đầu tiền là co mạch, sau đó tiểu cầu ở lớp nội mạc tạo nút cầm máu và cuối cùng hoạt hóa quá trình đông máu. Và trong yếu tố cuối cùng sẽ được chia thành 3 con đường bao gồm: đông máu nội sinh, đông máu ngoại sinh và đông máu chung.

Xét nghiệm đông máu toàn bộ là những xét nghiệm tương ứng với từng giai đoạn tương ứng, chẳng hạn như cầm máu giai đoạn đầu, giai đoạn đông máu huyết tương và tiêu sợi huyết. Thời điểm hiện tại, hầu hết các xét nghiệm đông máu đều được tiến hành bằng máy tự động.

Những xét nghiệm tổng quát ở mức cơ bản được thực hiện hầu như tại tất cả các bệnh viện và sẽ cho ra kết quả về thời gian máu chảy, hay thời gian co cục máu đông. Những xét nghiệm đông máu cơ bản giúp bác sĩ đánh giá chính xác hơn khi phát hiện các triệu chứng bất thường về sự đông cầm máu ở giai đoạn đầu có thể do các nguyên nhân như thiếu vitamin C, tiểu cầu bị giảm số lượng và chất lượng, cũng như các hội chứng rối loạn đông máu khác.

Ngoài ra, ta có những xét nghiệm đông máu chuyên sâu bao gồm:

  • Kiểm tra chức năng dính cũng như đo độ tập trung tiểu cầu.
  • Xét nghiệm APTT, PT, TT, fibrinogen, đếm số lượng tiểu cầu dùng để đánh giá sự đông máu huyết tương.
  • Xét nghiệm mix test có tác dụng phát hiện sự có mặt của những chất ức chế.
  • Xét nghiệm hoạt tính của các yếu tố đông máu.

2. Các chỉ định xét nghiệm đông máu phù hợp

Để chỉ định một xét nghiệm đông máu phù hợp, ta cần thực hiện theo quy trình bao gồm:

  • Thực hiện những xét nghiệm vòng đầu gồm: xét nghiệm đánh giá con đường đông máu ngoại sinh như xét nghiệm thời gian prothrombin và con đường đông máu nội sinh như xét nghiệm thời gian thromboplastin hoạt hóa từng phần, cũng có thể đánh giá con đường chung như xét nghiệm thời gian thrombin và cả xét nghiệm số lượng tiểu cầu.
  • Phân tích và đánh giá kết quả xét nghiệm vòng đầu: Dựa trên các trị số là dài, thấp hay bình thường để chẩn đoán bệnh lý hay đưa ra chỉ định tiếp theo.
  • Thực hiện các xét nghiệm thăm dò vòng 2: dùng để định lượng các yếu tố đông máu hay đánh giá thời gian máu chảy cũng như một số yếu tố liên quan khác.
  • Chẩn đoán rối loạn đông cầm máu: để xác loại rối loạn, mức độ rối loạn, phát hiện các đặc điểm xuất huyết cũng như những bệnh lý kèm theo,... Cần đánh giá đúng kết quả xét nghiệm đông máu cơ bản để có thể hướng đến những xét nghiệm và xử lý tiếp theo phù hợp.

Chỉ định xét nghiệm đông máu phù hợp sẽ giúp đánh giá chính xác tình trạng đông máu của người bệnh có hoạt động như thế nào. Đây là một quá trình cần thiết trong trường hợp bệnh nhân cần làm phẫu thuật hay cần phải cầm máu.

3. Ý nghĩa của xét nghiệm đông máu

3.1. Tìm ra nguyên nhân máu chảy bất thường

Dựa vào những xét nghiệm đông máu, ta có thể phát hiện hay có thể loại trừ những nguyên nhân trong trường hợp những bệnh nhân không dùng thuốc chống đông máu nhưng có dấu hiệu hoặc triệu chứng rối loạn xuất huyết. Một số triệu chứng chảy máu bất thường được bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm đông máu bao gồm:

  • Thường xuyên chảy máu cam
  • Bị chảy máu ở nướu răng
  • Bầm tím không rõ nguyên nhân
  • Kinh nguyệt ra nhiều hay bị rong kinh
  • Tiểu tiện hay đại tiện ra máu
  • Viêm khớp do xuất huyết trong khớp
  • Đột ngột suy giảm thị lực.
11676172778.jpeg

Khi chảy máu cam thường xuyên bạn có thể xét nghiệm đông máu

3.2. Dựa vào kết ủa xét nghiệm lựa chọn phác đồ điều trị hợp lý

Bước đầu tiên khi gặp những bệnh nhân có các triệu chứng đông chảy máy bất thường, bác sĩ sẽ thu thập thông tin thăm khám trên triệu chứng lâm sàng, khai thác kỹ tiền sử của bệnh nhân và người trong gia đình. Tuy nhiên, chỉ dựa trên lâm sàng và lời kể của người bệnh về tiền sử bệnh thì chưa đủ để có kết luận chính xác, vì vậy ta cần chỉ định thêm xét nghiệm đông máu để đánh giá chính xác nhất tình trạng cũng như diễn biến rối loạn đông cầm máu của bệnh nhân. Nhờ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương hướng điều trị hiệu quả nhất.

3.3. Một số ý nghĩa khác

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm đông - cầm máu trước khi phẫu thuật để nắm bắt được tình trạng đông máu của bệnh nhân, từ đó có thể đưa ra quyết định có nên tiến hành phẫu thuật hay tiên lượng trước vài tình huống cần chú ý.

Hơn thế nữa, xét nghiệm đông máu sẽ giúp đánh giá mức độ tiến triển của các bệnh về gan chẳng hạn như xơ gan, suy gan, hay những biểu hiện bất thường ở thận, tim, tủy,... hoặc một số hội chứng khác liên quan đến rối loạn đông cầm máu.

Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Xét nghiệm đông máu có thể được thực hiện ở cả người lớn lẫn trẻ em, trước phẫu thuật hay ở giai đoạn hậu phẫu nếu cần thiết. Chỉ định xét nghiệm đông máu phù hợp cần tuân thủ quy trình các bước để có thể tìm ra nguyên nhân, thăm dò được tình trạng, theo dõi diễn tiến của bệnh, cũng như để chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả.

Cẩm nang ăn uống cho người bị u tuyến giáp bạn cần biết

Cẩm nang ăn uống cho người bị u tuyến giáp bạn cần biết

Khi mắc u tuyến giáp, chế độ ăn uống hằng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tốc độ phát triển của khối u. Vì vậy, không ít người bệnh đặc biệt quan tâm đến việc nên ăn gì và cần kiêng gì để hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Viêm da cơ địa nên kiêng gì để giảm ngứa và hạn chế tái phát?

Viêm da cơ địa nên kiêng gì để giảm ngứa và hạn chế tái phát?

Thực phẩm bạn ăn và các yếu tố tiếp xúc hàng ngày có thể khiến viêm da cơ địa bùng phát hoặc làm tình trạng ngứa nghiêm trọng hơn. Vậy người bị viêm da cơ địa cần kiêng gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết những tác nhân dễ gây kích ứng.
Ho có đờm kéo dài có nguy hiểm không?

Ho có đờm kéo dài có nguy hiểm không?

Ho có đờm là triệu chứng thường gặp khi mắc các bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài không dứt, bạn nên thăm khám bác sĩ, vì để lâu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng hô hấp.
Nước muối sinh lý có thể trị mụn không?

Nước muối sinh lý có thể trị mụn không?

Trị mụn bằng nước muối sinh lý là phương pháp đơn giản, được nhiều người ưa chuộng nhờ khả năng làm sạch và cân bằng pH cho da. Nhưng liệu nước muối có thực sự hiệu quả trong việc trị mụn? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Đăng ký trực tuyến