Zolmitriptan: Thuốc trị chứng đau nữa đầu và những lưu ý khi sử dụng

Thứ ba, 20/08/2024 | 12:28

Zolmitriptan được các chuyên gia y tế chỉ định cho điều trị đau nửa đầu kéo dài giảm nhức, đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, nhạy cảm với âm thanh và ánh sáng, giúp người bệnh giảm nhu cầu dùng các thuốc giảm đau khác và nhanh chóng trở lại sinh hoạt bình thường.

1. Zolmitriptan là thuốc gì?

01724132886.jpeg

Zolmitriptan là thuốc trị các chứng đau nữa đầu

Dược sĩ CKI Nguyễn Hồng Diễm - Giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết về Zolmitriptan: Thuốc trị chứng đau nữa đầu và những lưu ý khi sử dụng!

Zolmitriptan là thuốc điều trị đau nửa đầu bằng cách liên kết có ái lực cao đối với các thụ thể 5-HT1D và 5-HT1B ở người đối với các mạch máu nội sọ và các dây thần kinh cảm giác của hệ thống sinh ba, dẫn đến sự co thắt mạch máu não và ức chế sự phóng thích neuropeptide. Từ đó Zolmitriptan giúp giảm cơn đau đầu và các triệu chứng của đau nửa đầu khác bao gồm buồn nôn, nôn mửa, nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh.

Đau nửa đầu được coi là do giãn mạch trong não bộ và/hoặc để giải phóng neuropeptides cảm giác thông qua dây thần kinh sinh ba. Zolmitriptan gây co thắt mạch máu não và dẫn đến làm giảm đau nửa đầu.

Zolmitriptan không có tác dụng phòng ngừa chứng đau nửa đầu trong tương lai hoặc giúp người bệnh giảm tần suất số lần bị đau nửa đầu.

2. Dạng thuốc và hàm lượng của Zolmitriptan?

Zolmitriptan được sản xuất trên thị trường với dạng thuốc và hàm lượng là:

Viên nén bao phim: 5 mg; 2,5 mg.

Dạng ống xịt mũi định liều: 5 mg, 2,5 mg.

3. Thuốc Zolmitriptan dùng cho những trường hợp nào?

Zolmitriptan được chỉ định điều trị các chứng đau nửa đầu cấp tính.

Điều trị cấp tính đau nửa đầu, kèm theo chứng buồn nôn và nhạy cảm với ánh sáng.

Điều trị các cơn đau đầu cụm, đau nửa đầu do kinh nguyệt.

Không dùng thuốc Zolmitriptan để điều trị những chứng đau đầu khác không phải đau nửa đầu.

4. Cách dùng - Liều dùng của Zolmitriptan?

Cách dùng: Zolmitriptan dạng viên được dùng đường uống cùng hoặc không cùng với bữa ăn. Dạng xịt mũi định liều dùng để xịt mũi.

Liều dùng:

Người lớn: Thuốc Zolmitriptan chỉ nên dùng khi có sự chẩn đoán chính xác bị bệnh đau nửa đầu.

Điều trị cơn đau nửa đầu:

Dùng đường uống với liều là 2,5 mg/lần/ngày. Liều tối đa trong 24 giờ là 10 mg.

Điều trị đau đầu cụm:

Dùng xịt mũi với liều 5mg/lần/1 bên mũi, dùng càng sớm càng tốt ngay khi bệnh khởi phát. Sau ít nhất 2 giờ có thể dùng thêm liều 5 mg tiếp theo nếu cần. Liều tối đa 10mg mỗi ngày.

Điều trị đau nửa đầu do chu kỳ kinh nguyệt:

Dùng đường uống với liều là 2,5mg/lần x 3 lần/ngày, uống từ 2 đến 3 ngày sau ngày bắt đầu hành kinh.

Trẻ em dưới 17 tuổi: Độ an toàn và hiệu quả của zolmitriptan ở trẻ em dưới 17 tuổi chưa được xác định. Không sử dụng zolmitriptan cho trẻ em ở nhóm tuổi này.

Tóm lại, tuỳ theo độ tuổi, mức độ bệnh, người bệnh cần thực hiện theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ về liều dùng và liệu trình điều trị để đảm bảo đạt hiệu quả.

5. Cách xử lý khi quên liều Zolmitriptan?

Nếu người bệnh quên một liều Zolmitriptan, phải dùng ngay một liều khi nhớ ra trong ngày đó. Không dùng liều gấp đôi. Nếu gần đến thời điểm dùng của liều tiếp theo, người bệnh chỉ cần dùng liều tiếp theo vào đúng thời điểm trong kế hoạch điều trị.

6. Cách xử lý nếu dùng quá liều Zolmitriptan?

HIên nay chưa có dữ liệu lâm sàng về dùng quá liều thuốc Zolmitriptan. Tuy nhiên, nếu người bệnh có bất kỳ biểu hiện nào do dùng quá liều thuốc Zolmitriptan, cần đến bệnh viện gần nhất để loại thuốc ra khỏi cơ thể và điều trị triệu chứng.

7. Những chống chỉ định, thận trọng khi dùng Zolmitriptan?

 Zolmitriptan chống chỉ định cho những trường hợp sau:

  • Người bệnh có tiền sử di ứng với thuốc Zolmitriptan hay bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Phụ nữ có thai.
  • Phụ nữ cho con bú.
  • Người bệnh thiếu máu động mạch vành, co thắt động mạch vành bao gồm đau thắt ngực Prinzmetal và các bệnh tim mạch cơ bản khác.
  • Người bệnh có hội chứng Wolff-Parkinson-White
  • Người bệnh bị rối loạn nhịp tim kết hợp với rối loạn đường dẫn truyền tim.
  • Người có tiền sử đột quỵ, cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua (TIA), bệnh nhân liệt nửa người hoặc đau nửa đầu đáy vì có nguy cơ cao bị đột quỵ
  • Người bệnh mạch máu ngoại biên (PVD).
  • Người bị thiếu máu cục bộ ruột.
  • Người tăng huyết áp không kiểm soát được.
  • Người trong vòng 24 giờ có sử dụng một chất chủ vận 5-HT1, thuốc có chứa ergotamine, thuốc có chứa dẫn chất của ergot (như dihydroergotamine hoặc methysergide).
  • Người bệnh dùng đồng thời hoặc trong vòng 2 tuần ngưng thuốc ức chế MAO-A.

Thận trọng lưu ý khi dùng Zolmitriptan cho những trường hợp sau:

Lưu ý với sinh viên Cao đẳng Dược: trước khi điều trị chứng đau đầu ở người chưa được chấn đoán cơn đau nửa đầu hoặc đã được chấn đoán nhưng có triệu chứng không điển hình, cần thiết phải thăm khám kỹ để loại trừ các bệnh lý thần kinh khác có tiềm năng nặng.

Lưu ý người bệnh đau nửa đầu vì có nhiều nguy cơ bị tai biến mạch máu não hoặc thiếu máu não cục bộ nhất thời.

Lưu ý sau khi uống, có thể có những triệu chứng nhất thời như đau ngực, cảm giác chèn ép ngực lan lên họng, làm nghĩ đến cơn đau thắt ngực. Không được uống thêm liều bổ sung và phải thăm khám ngay.

Không nên dùng cho người nghi có bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim, kể cả những người nghiện hút thuốc lá hoặc dùng thuốc thay thế có nicotin mà không được thăm khám tim mạch trước. Phải đặc biệt chú ý đến các phụ nữ mãn kinh và nam giới trên 40 tuổi có các yếu tố nguy cơ đó.

Lưu ý đã có báo cáo một số ca hiếm hội chứng serotonin (thay đổi trạng thái tâm thần, biểu hiện thần kinh thực vật và rối loạn thần kinh cơ) sau khi dùng phối hợp với một thuốc ức chế chọn lọc tái hấp thu serotonin và Zolmitriptan. Phải theo dõi sát người bệnh. Không nên phối hợp một triptan/thuốc chủ vận 5-HT1 với Zolmitriptan.

Lưu ý người có tiền sử co giật vì có thể có nguy cơ hạ thấp ngưỡng gây động kinh.

Lưu ý khi dùng Zolmitriptan cho người suy gan hoặc suy thận.

Lưu ý hạn chế dùng rượu khi sử dụng thuốc.

Lưu ý với trẻ em: Tính an toàn và hiệu quả của Zolmitriptan chưa được thiết lập ở bệnh nhân dưới 12 tuổi.

Lưu ý khi dùng Zolmitriptan cho người cao tuổi: Người cao tuổi có thể nhạy cảm hơn với các tác dụng phụ của thuốc, đặc biệt là tăng huyết áp và các vấn đề về tim. Lựa chọn liều cho bệnh nhân cao tuổi cần thận trọng, thường bắt đầu từ mức thấp nhất của dãy liều.

Lưu ý với người bệnh nhân suy gan: Không khuyến cáo dùng cho bệnh nhân suy gan vừa đến suy gan nặng.

Lưu ý với người đang vận hành máy móc hay người đang lái tàu, lái xe. Zolmitriptan gây ra các tác dụng không mong muốn như buồn ngủ, chóng mặt có thể ảnh hưởng đến các công việc này.

11724132886.jpeg

Hãy tham khảo ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ trước khi dùng Zolmitriptan

8. Tác dụng phụ của Zolmitriptan?

Thường gặp

Đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, khô miệng, khó nuốt, đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ, dị cảm, cảm thấy cơ thể nặng nề, suy nhược cơ thể, đau cơ, yếu cơ, nóng bừng, đánh trống ngực, căng tức, đau hoặc căng tức cổ họng, cổ, chi, ngực.

Ít gặp

Nhịp tim nhanh, tiểu nhiều, tăng huyết áp toàn thân thoáng qua.

Hiếm gặp

Nổi mày đay, phù mạch, phản ứng phản vệ, giảm thị lực một phần và mù (thoáng qua hoặc vĩnh viễn), tiêu chảy phân máu, co thắt mạch vành, nhồi máu cơ tim, cơn đau thắt ngực.

Không xác định tần suất

Xuất huyết não, đột quỵ, xuất huyết dưới nhện.

Tóm lại, trong quá trình sử dụng Zolmitriptan, người bệnh có bất kỳ biểu hiện bất thường nào do dùng  Zolmitriptan cần tham khảo ý kiến hướng dẫn của bác sĩ điều trị để xử trí kịp thời.

9. Zolmitriptan tương tác với các thuốc nào?

Các chất ức chế monoamin oxidase như isocarboxazid, procarbazin, phenelzin, tranylcypromin: Dùng đồng thời với zolmitriptan, làm tǎng tác dụng của zolmitriptan

Các chất ức chế tái hấp thu serotonin (SSRI) như fluoxetin, sertralin, paroxetin: Dùng đồng thời với zolmitriptan, làm tǎng tác dụng của serotonin, tǎng phản xạ và mất điều hòa. Do Zolmitriptan trực tiếp kích thích các thụ thể serotonin trên dây thần kinh, ngǎn ngừa tái hấp thu của dây thần kinh.

Các chất nhóm cựa lúa mạch (ergot) như dihydroergotamin, ergotamin tartrat thường dùng để  điều trị đau nửa đầu có thể gây co thắt mạch máu. Khi phối hợp ergot với zolmitriptan, gây co thắt mạch máu quá mức. Do đó, nên dùng zolmitriptan và ergot cách nhau hơn 24 giờ.

Cimetidin: Dùng đồng thời với zolmitriptan, làm tǎng gấp đôi nồng độ zolmitriptan trong máu, do cản trở sự thải trừ thuốc và dẫn đến ngộ độc zolmitriptan.

Tóm lại, tương tác thuốc xảy ra làm thay đổi tác dụng điều trị của thuốc hoặc làm tác dụng phụ nghiêm trọng hơn. Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của Zolmitriptan trước khi dùng hoặc thông báo cho bác sĩ những loại thuốc đang dùng có nguy cơ, giúp kê đơn sử dụng Zolmitriptan một cách hợp lý, an toàn và đạt hiệu quả.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Naratriptan: Thuốc trị chứng đau nữa đầu và những lưu ý khi sử dụng

Naratriptan: Thuốc trị chứng đau nữa đầu và những lưu ý khi sử dụng

Naratriptan là thuốc điều trị chứng đau nửa đầu, giúp giảm các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, nôn và nhạy cảm với âm thanh hoặc ánh sáng. Sử dụng thuốc kịp thời giúp giảm nhu cầu dùng thuốc giảm đau khác và giúp người bệnh sớm trở lại sinh hoạt bình thường.
OZEMPIC TƯƠNG LAI MỚI TRONG KIỂM SOÁT SINH SẢN

OZEMPIC TƯƠNG LAI MỚI TRONG KIỂM SOÁT SINH SẢN

Ozempic hứa hẹn sẽ mang đến một lựa chọn mới mẻ, an toàn và hiệu quả, mở ra cơ hội tiếp cận sức khỏe sinh sản tốt hơn cho phụ nữ. Cùng tìm hiểu những vấn đề xoay quanh Ozempic.
LỢI ÍCH CỦA SỮA CHUA ĐỐI VỚI HỆ THỐNG SỨC KHỎE

LỢI ÍCH CỦA SỮA CHUA ĐỐI VỚI HỆ THỐNG SỨC KHỎE

Không chỉ là một món ăn nhẹ hoặc thành phần bữa ăn ngon, lợi ích của sữa chua là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng và hợp chất hoạt tính sinh học mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Viêm ống tai ở trẻ em: Triệu chứng và hướng điều trị

Viêm ống tai ở trẻ em: Triệu chứng và hướng điều trị

Viêm ống tai ở trẻ em phổ biến và nghiêm trọng, xảy ra khi ống tai bị nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm, hoặc tác động từ các yếu tố ngoại lai. Trẻ nhỏ, với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, dễ bị ảnh hưởng bởi những tác nhân này, dẫn đến viêm ống tai.
Đăng ký trực tuyến