Bạch đầu ông – Vị thuốc dân dã chữa trị nhiều bệnh

Thứ sáu, 03/05/2024 | 14:39

Trong mùa đông lạnh giá, nhiều người phải đối mặt với ho, sổ mũi và cảm lạnh. Bạch đầu ông có khả năng ức chế vi khuẩn và amip, thường được dùng để trị các bệnh như ho, sổ mũi, cảm lạnh, viêm gan cấp, viêm ruột và tiêu chảy.

01714722812.jpeg

Hình ảnh cây cỏ Bạch đầu ông

Trong những ngày lạnh của mùa đông, nhiều người thường phải chịu cảm giác khó chịu vì các triệu chứng như ho, sổ mũi và cảm lạnh. Bạch đầu ông được biết đến với khả năng ức chế vi khuẩn và amip, thường được sử dụng để điều trị các bệnh như ho, sổ mũi, cảm lạnh, viêm gan cấp tính, viêm ruột, tiêu chảy và viêm âm đạo

Đừng bỏ qua cây Bạch đầu ông, loài cỏ dại mọc hoang trên các con đường, vì nó có thể là một vị thuốc hiệu quả giúp bạn làm giảm các triệu chứng của các bệnh thường gặp trong mùa lạnh và một số bệnh lý khác.  Hãy cùng Dược sĩ CKI Nguyễn Quốc Trung - Giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM tìm hiểu thông tin qua bài viết sau đây:

1. Đặc điểm chung Bạch đầu ông

Tên gọi khác: Bạch đầu thảo, Hồ vương sứ giả, cỏ bạc đầu nâu, nụ hoa áo tím,, …

Tên khoa học: Vernonia cinerea - Ranunculaceae (Họ: Mao lương)

Về tên gọi: Về việc đặt tên, trong y học cổ truyền có rất nhiều câu chuyện huyền thoại. Một số được đặt theo tên của những người nổi tiếng, trong khi những loại khác có thể được gọi dựa trên hình dáng, màu sắc, hoặc nguồn gốc. Bạch đầu ông có tên như vậy bởi vì gần gốc thường có một phần trắng như bạch nhung, và hình dáng của nó có thể giống như đầu của một ông lão, vì vậy nó được đặt tên như thế

  • Mô tả thực vật:

Bạch đầu ông là một loại cỏ nhỏ, thấp chỉ khoảng từ 20cm đến 50cm. Thân cây nhỏ, màu xanh lục và có lớp lông trắng mịn phủ bề mặt. Rễ gầy, nhỏ, dài và hình trụ, có chiều dài từ 6 đến 20cm, được bao phủ bên ngoài bởi lông tơ màu trắng và bên trong màu nâu đất.

Lá mọc so le đơn lẻ, với các lá ở gốc thường lớn hơn và có cuống dài hơn so với lá ở ngọn. Phiến lá có hình trắng và nhọn ở hai đầu, với mép lá có răng cưa không đều.

Hoa mọc thành cụm ở đỉnh cây, có hình dạng đầu và màu trắng.

Quả hình trứng ngược, màu vàng nâu.

Mùa ra hoa từ tháng 3 đến tháng 5 và có quả từ tháng 5 đến tháng 6 hàng năm.

  • Phân bố, sinh trưởng:

Bạch đầu ông có nguồn gốc từ các nước thuộc Châu Phi, Châu Đại Dương và Đông Á.

Ở Việt Nam, cây này phát triển hoang dã khắp nơi, thường mọc ở các vùng đất ẩm, cũng như ở vùng cao ráo như các gò đất cao, ruộng lạc, ruộng ngô và ngoại ô. Đặc biệt, nó phát triển mạnh vào mùa lạnh.

2. Bộ phận dùng

- Cả cây được dùng để làm thuốc

- Thu hái toàn cây quanh năm, tốt nhất là vào mùa hè, Sau khi thu hái, cây cần được rửa sạch và có thể sử dụng tươi hoặc phơi khô để bảo quản.

Với rễ của cây có thể bào chế theo những cách sau đây:

+ Tẩm rượu, rồi sao qua.

+ Rửa sạch bùn đất, loại bỏ rễ con và lớp tơ bên ngoài. Sau đó, rễ được xắt nhỏ và phơi khô, có thể sử dụng sống hoặc sao lên trước khi sử dụng.

-Bảo quản: Dược liệu cần được để ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm và ánh nắng mặt trời..

3. Thành phần hóa học

Trong Bạch đầu ông người ta thấy chứa:

- Có đến 15 nguyên tố hóa học: Al, Fe, Mg, Na, Mn, Si, Ca, Ti, Ni, Pb, Cu, Cd, Zn, Zr

- Các ion: Ca2+, K+, Mg2+, Fe3+, Cl–, SO42-

- Trong lá và thân của Bạch đầu ông chứa các hợp chất như sterol, triterpen, alkaloid, flavon, tanin và glycosid.

- Ngoài ra, trong Bạch đầu ông còn chứa các thành phần như Pulsatoside (C45H76O20), Anemonol (C30H48O4), Anemonin, Okinalin (C32H64O2), Okinalein (C4H6O2), Stigmasterol (C29H46O), Sitoseterol, Oleanolic acid, Pulsatilla Nigricans, Pulsatoside A (theo "Trung Dược Đại Từ Điển").

 4. Tác dụng - Công dụng

* Theo y học hiện đại:  Cây Bạch đầu ông có những tác dụng sau:

- Kháng vi sinh vật: Nước sắc từ cây bạch đầu ông được chứng minh có tác dụng ức chế vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus, Shigella dysenteriae, và nhiều loại khác.

- Kháng lỵ trực tràng amip: Thí nghiệm trên chuột thực nghiệm cho thấy nước sắc từ cây bạch đầu ông có tác dụng ức chế trùng Amoeba, Entamoeba histolytica và Trichomonas Vaginalis.

- Trị lỵ amip: Nghiên cứu cho thấy dược liệu có hiệu quả trong việc điều trị lỵ amip cấp và mãn tính.

- Chữa trị lao xương và lao hạch: Dược liệu được cho là có tác dụng trong điều trị bệnh lao xương và lao hạch sau khi đã vỡ mủ, mặc dù tác dụng này diễn ra chậm nên cần phải điều trị trong thời gian dài.

11714722812.png

Hình ảnh Hoa và lá cây Bạch đầu ông

* Theo y học cổ truyền:

Bạch đầu ông có vị hơi đắng, chua và ngọt nhạt, tính mát. không có độc.

Quy vào 2 kinh Vị và kinh Đại trường.

Tác dụng: An thần, thoái nhiệt, lương huyết.và thanh can

Chủ trị: Bạch đầu ông được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh như vết rắn cắn, đinh nhọt, lỵ amip, chảy máu cam, trưng hà, bụng đau, bướu cổ, trĩ sưng đau, lỵ do huyết, chảy máu, hắc lào, chàm, suy nhược thần kinh, hoàng đàn cấp tính, đau dạ dày, tiêu chảy, sốt, ho, sổ mũi, v.v.

* Cách dùng – liều lượng

Bạch đầu ông được sử dụng ở dạng sắc uống và đắp ngoài

Liều dùng sắc uống chỉ nên sử dụng từ 8 – 12g/ ngày.

5. Những bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu bạch đầu ông

Theo kinh nghiệm dân gian, do không có độc, nên có thể dùng tươi hay dùng khô đều được.

Dưới đây là một số cách sử dụng cây bạch đầu ông từ kinh nghiệm dân gian để chữa trị các bệnh:

5.1. Chữa trị ho, viêm họng, viêm amidan, sốt:

Nếu dùng lá tươi: Lấy khoảng 1 nắm nhỏ lá tươi bạch đầu ông sau khi rửa sạch (bỏ hoa), nhai nuốt với một ít muối trắng. Uống khoảng 2 lần mỗi ngày để thấy hiệu quả.

Nếu dùng lá khô: Nếu không có lá tươi, bạn có thể sử dụng 20g lá khô để sắc với khoảng 1,5 lít nước, đun cạn và lấy 600ml nước, chia thành 3 lần uống trong ngày.

5.2. Chữa trị huyết áp cao:

Sử dụng lá khô: Lấy khoảng 25g-30g lá khô rửa sạch, chia làm 2 phần, hãm với nước sôi để uống như một loại trà hàng ngày. Cây có tính mát, giúp hạ huyết áp hiệu quả.

Hoặc: Sử dụng hỗn hợp Hy thiêm, chua me đất và bạch đầu ông mỗi vị 15g.

Lấy nước uống từ hỗn hợp này, dùng liên tục trong thời gian dài cho đến khi huyết áp ổn định.

5.3. Chữa trị suy nhược thần kinh, mất ngủ:

- Dùng 10g rễ khô bạch đầu ông sắc lấy nước uống hàng ngày.

Bạn cũng có thể sử dụng rễ tươi sau khi rửa sạch và phơi khô.

- Hoặc dùng hỗn hợp: Rau bợ và chua me đất mỗi vị 12g, hy thiêm và bạch đầu ông mỗi vị 15g. Rửa sạch các dược liệu và sắc lấy nước uống.

Thực hiện 2-3 liệu trình, mỗi liệu trình kéo dài 10 ngày.

5.4. Chữa trị ho, sốt và sổ mũi

Dùng Bạch đầu ông với Lá gừa (sanh), ngũ trảo, rễ bồ hòn mỗi vị 15g.

Đem các vị nấu lấy nước uống, dùng bài thuốc liên tục trong vòng 3 – 5 ngày.

5.5. Chữa trị quai bị

Trong trường hợp quai bị, một phương pháp dân gian là sử dụng một nắm lá bạch đầu ông tươi giã nát để đắp, đây là một phương pháp dân gian phổ biến.

 5.6. Chữa trị viêm gan cấp gây vàng da

Dùng: Bạch đầu ông và Diệp hạ châu  mỗi vị 30g dạng khô.

Đem sắc uống, ngày dùng mỗi 1 thang.

Sử dụng liều trình này trong vòng 10 ngày, sau đó nghỉ 5 ngày, sau đó lặp lại liều trình.

5.7.Chữa trị chứng rong kinh và rong huyết

Dùng: Bạch đầu ông, Bạc thau và lá ngải cứu mỗi vị 20g.

Đem dược liệu rửa sạch, giã nhỏ và lọc lấy nước uống.

Sử dụng liên tục trong vòng 10 ngày trước khi có kỳ kinh.

Thực hiện 3 lần trong 3 tháng để thấy triệu chứng giảm rõ rệt.

5.8. Chữa viêm âm đạo và âm đạo ngứa ngáy

Dùng: Bạch đầu ông và Khổ sâm mỗi vị 20g.

Đem Rửa sạch dược liệu, đun nấu nước để rửa âm đạo.

5.9. Chữa trị nhọt sưng đau và lở da do nhiệt độc

Dùng: Bạch đầu ông 160g và Băng phiến 2g

Đem Tán bột mịn các vị, sau đó nấu bạch đầu ông với nước thành cao.

Trộn cao với băng phiến và dán lên vùng da cần điều trị.

5.10. Chữa trị trĩ ra máu, lỵ ra máu do nhiễm độc ly amip

Dùng: Bạch đầu ông 20g, Hoàng liên 6g, tần bì và hoàng bá mỗi vị 12g

Đem sắc lấy nước uống.

5.11. Chữa trị lỵ amip

Lấy: Bạch đầu ông 40g. Đem sắc lấy nước uống.

Trong trường hợp bệnh nặng, dùng thêm 40g dược liệu sắc với 100ml nước,

đem thụt vào giang môn mỗi 1 lần/ ngày.

 5.12. Chữa trị bệnh lỵ kèm sưng họng vào mùa xuân hè

Dùng: Bạch đầu ông với Mộc hương 15g, hoàng liên mỗi vị 30g.

Đem sắc với 5 chén nước còn lại 1.5 chén. Chia nước sắc thành 3 lần uống và dùng trong ngày.

5.13. Chữa trị trĩ ngoại gây đau nhức và khó khăn khi đại tiện

Dùng: Rễ tươi của cây bạch đầu ông.

Đem giã nát và trực tiếp đắp vào vùng giang môn.

5.14. Chữa trị chứng thoát vị bẹn

Dùng: Rễ bạch đầu ông tươi.

Đem giã nát và đắp trực tiếp lên chỗ sưng đau.

21714722812.png

6. Những lưu ý khi sử dụng

Việc sử dụng Bạch đầu ông làm dược liệu người dùng cần lưu ý một số điều sau là:

  • Không dùng cho Người mắc các vấn đề như hư hàn, tiêu chảy, hoặc lỵ
  • Nên tránh sử dụng cho Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú
  • Người có cơ địa mẫn cảm với các thành phần của thuốc cũng nên cân nhắc trước khi sử dụng.
  • Khi dùng dạng tươi, cần thận trọng vì có thể gây kích ứng, bao gồm cả khi dùng bên trong và bên ngoài da.
  • Cần phải phân biệt rõ Bạch đầu ông và cây Hy thiêm, để tránh nhầm lẫn với loài cây Hy Thiêm có hoa màu vàng.

Cây Bạch đầu ông, một loài cỏ dại mọc hoang trên các con đường, là một vị thuốc phổ biến trong đời sống hàng ngày. Dược liệu này có khả năng ức chế vi khuẩn và amip, thường được sử dụng trong điều trị các bệnh như ho, sổ mũi, cảm lạnh, viêm gan cấp tính, viêm ruột, tiêu chảy và viêm âm đạo. Tuy nhiên, như mọi loại thuốc khác, nó cũng có những đối tượng nên kiêng dùng. Vì vậy, người bệnh nên thăm khám và tham khảo ý kiến từ những người có chuyên môn để chẩn đoán bệnh và biết liệu họ có thể sử dụng thuốc không, nhằm tránh những tác dụng không mong muốn./.

DsCKI. Nguyễn Quốc Trung

Nguồn: Tin tức Y Dược - Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: bạch đầu ông
HIỆU QUẢ CỦA COLLAGEN VỚI DA

HIỆU QUẢ CỦA COLLAGEN VỚI DA

Collagen là một loại protein cấu trúc quan trọng tạo nên phần lớn mô liên kết trong cơ thể, bao gồm cả da. Nó đóng vai trò then chốt trong việc duy trì độ săn chắc, đàn hồi và vẻ tươi trẻ của làn da.
Bí quyết từ sâm cau: Hỗ trợ sức khỏe xương khớp hiệu quả

Bí quyết từ sâm cau: Hỗ trợ sức khỏe xương khớp hiệu quả

Sâm cau, dược liệu quý trong y học cổ truyền, nổi bật với tác dụng bồi bổ cơ thể và hỗ trợ xương khớp. Nhờ chứa nhiều hoạt chất có lợi, sâm cau giúp giảm đau nhức, đồng thời tăng độ dẻo dai và chắc khỏe cho hệ xương khớp.
CẤU TRÚC VÀ PHÂN BỐ CỦA LUTEIN TRONG CƠ THỂ

CẤU TRÚC VÀ PHÂN BỐ CỦA LUTEIN TRONG CƠ THỂ

Lutein là một carotenoid có đặc tính chống viêm đã được báo cáo. Một lượng lớn bằng chứng cho thấy có một số tác dụng của lutein có lợi, đặc biệt là đối với sức khỏe mắt.
Bột sắn dây: Lợi ích của bột sắn dây đối với sức khoẻ

Bột sắn dây: Lợi ích của bột sắn dây đối với sức khoẻ

Bột sắn dây là một trong những món quà thiên nhiên ban tặng cho con người vì công dụng tuyệt vời với sức khỏe, giúp giải nhiệt, làm mát cơ thể, tiêu độc, giải biểu, thấu chẩn, sinh tân dịch, làm cho ra mồ hôi, chữa đau vai gáy, viêm họng, nhức đầu….
Đăng ký trực tuyến