Bệnh cườm mắt là gì? Cách chăm sóc sau khi điều trị

Thứ bảy, 20/07/2024 | 09:56

Trong số các bệnh lý về mắt, bệnh cườm mắt là một cái tên quen thuộc. Tuy nhiên, ít người biết rằng cườm mắt được chia thành hai loại khác nhau, mỗi loại có nguyên nhân, triệu chứng riêng biệt và phương pháp điều trị khác nhau.

01721444710.jpeg
Bệnh cườm mắt là bệnh phổ biến

Tìm hiểu về bệnh cườm mắt

Theo Dược sĩ CK1 Nguyễn Quốc Trung – Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, cườm mắt là một bệnh lý thường găp, đặc biệt ở độ tuổi người cao tuổi từ 50 - 60 tuổi trở lên, và được chia thành hai dạng: cườm nước và cườm khô.

Cườm nước

Cườm nước, hay tăng nhãn áp, xảy ra khi thủy dịch trong mắt bị bít tắc và ứ đọng, làm tăng áp lực trong mắt. Nếu không điều trị kịp thời, cườm nước có thể dẫn đến mù lòa và mất thị lực vĩnh viễn.

Cườm khô

Cườm khô, hay đục thủy tinh thể, xảy ra khi thủy tinh thể của mắt bị đục mờ.

Điều này làm cản trở việc truyền hình ảnh tới võng mạc, khiến người bệnh thấy hình ảnh mờ và không rõ ràng, như bị che phủ bởi một lớp sương. Trong nhiều trường hợp, có thể xuất hiện tình trạng nhìn đôi.

Bệnh cườm mắt là do nguyên nhân nào?

Đối với cườm nước, nguyên nhân thường do bất thường ở giác mạc (bề dày giác mạc mỏng), cận thị, hoặc cao huyết áp. Cườm khô chủ yếu do di truyền, bẩm sinh, và lão hóa, đặc biệt phổ biến ở người từ 65 tuổi trở lên. Đây là những nguyên nhân nguyên phát gây ra bệnh, còn các nguyên nhân thứ phát bao gồm:

  • Làm việc và tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, thiết bị điện tử.
  • Tổn thương mắt sau phẫu thuật hoặc tai nạn, chấn thương.
  • Mắc bệnh lý về mắt mà không được chăm sóc và điều trị đúng cách.
  • Tác dụng phụ của thuốc điều trị.
  • Bị các bệnh mãn tính như cao huyết áp, tiểu đường, hoặc béo phì.
  • Có thói quen sinh hoạt không lành mạnh, chẳng hạn như thức khuya, uống rượu bia, và hút thuốc lá.

Triệu chứng nhận biết bệnh cườm mắt

Người bệnh cần nhận diện sớm dấu hiệu cườm mắt để điều trị kịp thời và tránh biến chứng nguy hiểm như mù lòa.

Cườm nước

Triệu chứng thường chỉ rõ khi bệnh nặng:

  • Đau mắt và đau đầu dữ dội.
  • Mắt bị sưng đỏ, cảm giác căng cứng và châm chích.
  • Đau đầu kèm buồn nôn.
  • Nhìn vào đèn thấy quầng sáng cầu vồng.
  • Nhìn xung quanh cảm giác như nhìn qua đường hầm.
  • Mất thị lực hai mắt hoặc một bên mắt.

Cườm khô

Triệu chứng khác với cườm nước:

  • Nhìn mờ, giống như có một lớp màng phủ trước mắt.
  • Hình ảnh đôi khi bị nhân đôi, nhân ba, hoặc chỉ là chấm đen.
  • Nhạy cảm với ánh sáng ban ngày, khó nhìn ban đêm.
  • Lòng đen của mắt vẩn đục.

Phương pháp điều trị bệnh cườm mắt

Sau khi thăm khám bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị bệnh cườm mắt phù hợp
Sau khi thăm khám bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị bệnh cườm mắt phù hợp

Cô Nguyễn Thị Thắm – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, sau khi thăm khám và chẩn đoán bệnh cườm mắt, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp:

Điều trị cườm nước

Cườm nước có thể gây biến chứng nghiêm trọng và có nguy cơ tái phát. Người bệnh cần làm theo hướng dẫn đến từ bác sĩ:

  • Dùng thuốc: Thuốc nhỏ hoặc uống để hạ nhãn áp.
  • Chiếu tia laser: Tạo hình vùng bè để thủy dịch thoát ra ngoài.
  • Phẫu thuật: Tạo lỗ nhỏ dưới kết mạc để thủy dịch thoát ra và hấp thụ vào máu.

Điều trị cườm khô

Cườm khô thường được điều trị hiệu quả bằng cách thay thủy tinh thể bị đục bằng thủy tinh thể nhân tạo để phục hồi thị lực.

Sau khi điều trị cườm mắt, cần chú ý điều gì?

Những điều cần lưu ý sau điều trị bệnh cườm mắt

Chăm sóc sau điều trị cườm mắt rất quan trọng để đảm bảo hồi phục nhanh chóng và tránh biến chứng. Tuân theo chỉ định của bác sĩ, bao gồm:

  • Sinh hoạt lành mạnh: Uống đủ nước, ăn đủ chất và ngủ đủ giấc để tăng cường miễn dịch.
  • Sử dụng thuốc theo hướng dẫn: Tuân thủ chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý mua và sử dụng thuốc.
  • Hạn chế sử dụng mắt: Tránh thiết bị điện tử, đọc sách, làm việc nặng và lái xe trong thời gian đầu.
  • Cách nằm ngủ: Nằm thẳng, đeo miếng che mắt khi ngủ.
  • Nghỉ ngơi hợp lý: Đi lại nhẹ nhàng, tập dưỡng sinh hoặc yoga đơn giản.
  • Bảo vệ mắt khi ra ngoài: Tránh tia UV và bụi bẩn bằng cách sử dụng kính.
  • Tránh chạm vào mắt: Không chạm, gãi hoặc dụi mắt.
  • Tránh dùng mỹ phẩm: Tránh trang điểm hay sử dụng sản phẩm làm đẹp cho mắt.
  • Không đeo kính áp tròng: Chỉ đeo khi bác sĩ cho phép.
  • Tránh tắm và bơi công cộng: Không tắm hoặc bơi ở nơi công cộng.
  • Tránh các chất kích thích: Không lạm dụng các chất kích thích, thuốc lá, rượu bia.
  • Tái khám theo lịch trình: Tuân thủ lịch tái khám và báo cáo ngay các triệu chứng bất thường.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: Bệnh cườm mắt
Củ Nâu – Vị Thuốc quý từ vùng cao

Củ Nâu – Vị Thuốc quý từ vùng cao

Củ nâu, nổi bật với nhựa đỏ đặc trưng, không chỉ được sử dụng để nhuộm vải thổ cẩm mà còn là vị thuốc dân gian quý. Với vị ngọt nhẹ, tính hàn, không độc, củ nâu có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, sát trùng, hoạt huyết và chỉ thống.
8 loại thực phẩm tốt cho người bị “viêm tuyến tụy”

8 loại thực phẩm tốt cho người bị “viêm tuyến tụy”

Tuyến tụy là bộ phận quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn và tiết ra insulin giúp điều hoà lượng đường trong máu. Việc bổ sung các loại thực phẩm tốt sẽ hỗ trợ nuôi dưỡng và chữa lành viêm tuyến tụy và tránh các bệnh liên quan đến tụy khác.
6 thực phẩm 'kháng sinh tự nhiên' tốt hơn thuốc

6 thực phẩm "kháng sinh tự nhiên" tốt hơn thuốc

Kháng sinh tự nhiên từ thực vật được sử dụng như một giải pháp thay thế cho thuốc kháng sinh tổng hợp để tránh tác dụng phụ trên cơ thể và giảm tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn
Viêm thanh quản nên uống thuốc gì? Sử dụng như thế nào?

Viêm thanh quản nên uống thuốc gì? Sử dụng như thế nào?

Viêm thanh quản không chỉ gây khàn giọng, mất tiếng mà còn có thể dẫn đến hẹp đường thở, viêm phổi. Một số loại thuốc có thể giúp cải thiện tình trạng này. Vậy khi bị viêm thanh quản, người bệnh nên dùng thuốc gì và cần lưu ý gì khi sử dụng?
Đăng ký trực tuyến