Gai cột sống thường xuất hiện ở người cao tuổi, nhưng với cuộc sống hiện đại đầy áp lực, bệnh này đang xuất hiện ngày càng nhiều ở những người trẻ. Vấn đề đặt ra là liệu bệnh gai cột sống có thể chữa trị được không?
Gai cột sống thường xuất hiện ở người cao tuổi, nhưng với cuộc sống hiện đại đầy áp lực, bệnh này đang xuất hiện ngày càng nhiều ở những người trẻ. Vấn đề đặt ra là liệu bệnh gai cột sống có thể chữa trị được không?
Theo chia sẻ từ Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM, bệnh gai cột sống, còn gọi là thoái hóa cột sống, bao gồm việc hình thành gai xương bên ngoài và hai bên của cột sống. Quá trình này xuất hiện do viêm khớp cột sống, tổn thương hoặc tích tụ calci ở các kết cấu xung quanh. Bệnh có thể phát triển ở nhiều điểm trên cột sống, thường nhất là ở cổ và thắt lưng. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây đau và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, hạn chế vận động. Khi có dấu hiệu của bệnh, việc đến cơ sở y tế để khám và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ là rất quan trọng.
Bệnh gai cột sống thường không có những biểu hiện rõ ràng, đôi khi khó nhận biết. Người bệnh thường chỉ nhận ra khi bệnh đã tiến triển đến mức độ nghiêm trọng, thường là sau khi gặp phải những cơn đau mạnh hoặc khi đi khám sức khỏe tổng quát tại bệnh viện. Các dấu hiệu thường gặp có thể bao gồm:
Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cũng cho biết thêm, bệnh gai cột sống thường do xương sống thích ứng với tổn thương hoặc thoái hóa của khớp xương. Khi khớp bị tổn thương, cột sống trở nên không ổn định. Cơ thể đáp ứng bằng cách tạo gai xương quanh vùng tổn thương, tạo ra tình trạng gai cột sống. Ngoài ra, thói quen không tốt như nâng vật nặng, tư thế ngồi sai cũng gây tổn thương cột sống. Nguyên nhân phổ biến gồm sự thoái hóa do tuổi tác, thói quen sinh hoạt không tốt, chấn thương cột sống, lắng đọng canxi, viêm cột sống mạn tính và các yếu tố như thừa cân, hoạt động vận động mạnh, hút thuốc lá, uống rượu và sử dụng chất kích thích.
Tương tự như các bệnh lý cơ xương khớp khác, gai cột sống không thể chữa khỏi hoàn toàn. Mọi phương pháp điều trị nhằm giảm nhẹ triệu chứng và hạn chế sự phát triển của gai xương. Để điều trị bệnh này, người bệnh cần kết hợp nhiều biện pháp như sử dụng thuốc tây y kết hợp với đông y, vật lý trị liệu và tập thể dục.
Thuốc tây y: Được coi là phương pháp điều trị bảo tồn cho bệnh gai cột sống. Việc sử dụng các loại thuốc giảm đau và chống viêm như Paracetamol, Ibuprofen, Diclofenac, Corticoid, Vitamin B có thể giúp giảm đau và tê bì. Tuy nhiên, cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để tránh tác dụng phụ.
Bài thuốc dân gian: Bên cạnh thuốc tây y, có thể áp dụng các bài thuốc nam lành tính với các dược liệu đơn giản và dễ chế biến tại nhà.
Nghỉ ngơi hợp lý: Tránh lao động quá sức, đặc biệt là nâng vật nặng, để ngăn ngừa tổn thương cho cột sống.
Tập luyện và phục hồi chức năng: Tập luyện định kỳ giúp khôi phục tính linh hoạt và sức mạnh của cột sống, giảm đau và tê bì ở các chi.
Phẫu thuật: Được áp dụng khi có chèn ép vào tủy, hẹp ống tủy hoặc chèn ép dây thần kinh, gây đau buốt, tê mỏi chân, tay, rối loạn đại tiểu tiện. Tuy nhiên, phẫu thuật loại bỏ gai xương có thể không ngăn ngừa hoàn toàn sự tái hình thành gai xương do đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với viêm.
Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur