Bệnh sỏi thận : Tổng quan và thông tin cần thiết

Thứ sáu, 03/05/2024 | 08:47

Bệnh sỏi thận là một bệnh liên quan đến đường tiết niệu. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nó có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy, sỏi thận là gì và làm thế nào để nhận biết bạn đã mắc phải bệnh này?

01714701189.jpeg
Bệnh sỏi thận là một bệnh liên quan đường tiết niệu

Tổng quan về bệnh sỏi thận

Theo Thầy Lý Thanh Long – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, sỏi thận còn được gọi là sạn thận, là tình trạng phát triển khi các chất khoáng trong nước tiểu tạo thành tinh thể rắn ở các cơ quan như thận, bàng quang và niệu quản, thường là tinh thể Canxi. Kích thước của sỏi có thể đạt đến vài cm.

Sỏi thận hình thành khi lượng nước tiểu giảm và nồng độ chất khoáng trong thận tăng. Khi một trong hai hoặc cả hai điều này xảy ra trong thời gian dài, nguy cơ phát triển sỏi thận tăng lên.

Những viên sỏi nhỏ có thể được đẩy ra ngoài qua đường tiểu. Tuy nhiên, những viên sỏi lớn có thể gây tổn thương khi di chuyển trong cơ thể, có thể làm tắc đường niệu quản và gây ra những vấn đề nghiêm trọng.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh sỏi thận?

Sử dụng thuốc không đúng cách

Tự kê đơn hoặc lạm dụng thuốc kháng sinh có thể tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận. Thống kê cho thấy việc sử dụng các nhóm kháng sinh như Cephalosporin, Penicillin trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng này.

Chế độ ăn uống không cân đối

Thói quen ăn mặn và dầu mỡ có thể tăng lượng chất khoáng qua thận, tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.

Uống ít nước

Lượng nước tiêu thụ ít hơn cần thiết có thể làm cho nước tiểu đậm đặc, tạo điều kiện cho sự kết tinh của các chất khoáng và gây ra sỏi thận.

Mất ngủ kéo dài

Mô thận cần thời gian nghỉ ngơi để phục hồi, việc mất ngủ kéo dài có thể làm suy giảm khả năng này, tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.

Nhịn ăn buổi sáng

11714701189.jpeg
Nhịn ăn sáng có thể gây bệnh sỏi thận

Theo Cô Trương Thị Thanh Nga – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cho biết, việc không ăn sáng có thể làm cho dịch mật tích tụ trong túi mật và đường ruột, tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.

Nhịn tiểu

Nhịn tiểu thường xuyên có thể làm cho các chất khoáng không được đào thải và dẫn đến sự lắng đọng, góp phần vào việc hình thành sỏi thận.

Các triệu chứng khi mắc bệnh sỏi thận

Đau lưng và vùng mạn sườn dưới

Khi sỏi thận hình thành và gây cản trở hoặc cọ xát trong niệu quản, người bệnh thường cảm thấy đau ở vùng lưng và có thể lan ra phía bụng dưới, mạn sườn và bắp đùi.

Đau khi đi tiểu

Sỏi thận di chuyển trong niệu quản hoặc bàng quang có thể gây ra đau và khó chịu khi đi tiểu, thậm chí là đau buốt.

Tiểu ra máu

Sự cọ xát của sỏi có thể gây tổn thương và khiến nước tiểu có màu máu, một triệu chứng phổ biến của bệnh sỏi thận.

Tiểu dắt và tiểu són

Sỏi trong niệu quản hoặc bàng quang có thể gây ra cảm giác buồn đi tiểu và tiểu ít mà thường xuyên, làm mất nước tiểu và gây mệt mỏi.

Buồn nôn và nôn

Bệnh sỏi thận có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây ra cảm giác buồn nôn và nôn.

Sốt và cảm giác ớn lạnh

Sỏi thận có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu, dẫn đến sốt và cảm giác ớn lạnh.

Bệnh sỏi thận có thể không có biểu hiện rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Tuy nhiên, nếu bạn gặp các triệu chứng trên, hãy đến cơ sở y tế để kiểm tra và chẩn đoán sớm.

Có thể phòng ngừa bệnh sỏi thận không?

Phương pháp phòng ngừa bệnh sỏi thận

  • Uống đủ nước: Hãy đảm bảo uống đủ lượng nước trong ngày (2-3 lít nước/ngày).
  • Sử dụng nước chanh: Nước chanh có thể giúp phòng ngừa sỏi axit uric và oxalat canxi.
  • Kiểm soát caffeine: Hãy sử dụng caffeine một cách hợp lý.
  • Hạn chế thực phẩm gây sỏi: Tránh các sản phẩm như soda, trà đá, dâu tây, và các loại hạt có thể tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.
  • Giảm muối: Thực hiện ăn nhạt và giảm lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày.
  • Kiểm soát mỡ và cholesterol: Hạn chế các thực phẩm giàu mỡ và cholesterol.
  • Duy trì cân nặng: Giữ cân nặng ở mức hợp lý.

Bệnh sỏi thận thường không có triệu chứng rõ ràng, vì vậy việc nhận biết sớm và phòng ngừa là quan trọng.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: bệnh sỏi thận
Clofibrate-Thuốc điều trị rối loạn lipid máu và những lưu ý khi sử dụng

Clofibrate-Thuốc điều trị rối loạn lipid máu và những lưu ý khi sử dụng

Clofibrate là thuốc được các chuyên gia y tế chỉ định điều trị các tình trạng rối loạn lipid máu, tăng nồng độ triglycerid huyết thanh rất cao, giúp cải thiện tình trạng sức khỏe và giảm nguy cơ các biến chứng của tăng lipid máu.
Nhiễm ký sinh trùng đường ruột : Những hông tin cần biết

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột : Những hông tin cần biết

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột là vấn đề phổ biến, nhất là ở những người có thói quen ăn uống không lành mạnh hoặc hệ tiêu hóa kém. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
Làm thế nào để ngăn ngừa viêm dạ dày tá tràng?

Làm thế nào để ngăn ngừa viêm dạ dày tá tràng?

Viêm dạ dày tá tràng là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến có thể điều trị nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên, nhiều người thường chủ quan và chỉ khám khi bệnh đã nặng. Dưới đây là hướng dẫn ngắn gọn về cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Lorazepam - Thuốc điều trị rối loạn lo âu và những lưu ý khi sử dụng

Lorazepam - Thuốc điều trị rối loạn lo âu và những lưu ý khi sử dụng

Lorazepam là thuốc được sử dụng điều trị các chứng lo âu, rối loạn co giật, động kinh, mất ngủ, hỗ trợ các thuốc chống buồn nôn liên quan đến hóa trị ung thư.
Đăng ký trực tuyến