Có phải uống nhiều nước có lợi cho gan và thận không?

Thứ tư, 17/04/2024 | 09:44

Mất nước và uống quá nhiều cũng đều gây hại. Thừa nước khi uống nhiều nước hơn mức cần có thể gây tác động tiêu cực, như làm loãng natri máu, gánh nặng cho thận, và rối loạn điện giải.

01713322349.jpeg
Uống nhiều nước hơn mức bình thường cũng có thể gây hại

Như thế nào là uống nhiều nước?

Theo Thầy Nguyễn Quốc Trung – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, tình trạng thừa nước xảy ra khi cơ thể hấp thụ nhiều nước hơn cần thiết, làm pha loãng mức natri trong máu. Nó có thể gây suy thận, vấn đề tiêu hóa, thay đổi hành vi, tổn thương não, co giật hoặc mất ý thức. Trẻ sơ sinh và người tập thể dục nhiều hoặc ăn kiêng có nguy cơ cao hơn. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ rối loạn tâm lý như cuồng ăn, cuồng uống. Đối với trẻ sơ sinh, hệ thống lọc của thận chưa hoàn thiện, dẫn đến khả năng loại bỏ chất lỏng kém hiệu quả. Người tập thể dục nhiều có thể trải qua quá trình "quá tải nước", gây mất cân bằng nước-điện giải. Người ăn kiêng thường uống quá nhiều nước để kiềm chế cảm giác đói, nhưng phương pháp này không an toàn. Rối loạn tâm lý như cuồng ăn, cuồng uống cũng có thể là nguyên nhân của việc uống quá nhiều nước.

Uống quá nhiều nước sẽ cảm thấy như thế nào?

Triệu chứng khi uống nhiều nước

Dưới điều kiện bình thường, một người khỏe mạnh, với các cơ quan như vùng dưới đồi (được xem là phần não điều khiển cảm giác khát), thận và tim hoạt động mạnh mẽ, có thể uống một lượng nước tối đa là 7 lít mỗi ngày, với mức tối đa là 1,5 lít mỗi giờ, mặc dù không khuyến khích làm điều này.

Cơ thể con người tự có một cơ chế bảo vệ tự nhiên trước khi rơi vào tình trạng nhiễm độc nước. Nhưng nếu vượt quá mức nước có thể chịu đựng, có thể gây ngộ độc nước. Trong tình trạng này, thận hoạt động quá tải và các tế bào nhu mô thận sẽ phình to tạm thời. Đồng thời, não cũng bị phù nề, gây ra áp lực nội sọ tăng cao, và một trong những triệu chứng đầu tiên của việc uống quá nhiều nước là đau đầu.

Các triệu chứng khác của việc uống quá nhiều nước bao gồm chuột rút cơ và mệt mỏi do mất cân bằng natri và kali trong máu. Một số người có thể gặp tình trạng buồn nôn và phù do chất lỏng tích tụ ở cẳng chân do hạ natri máu. Natri máu thấp có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Ngoài ra, suy tim, buồn ngủ sâu và kéo dài, ảo giác, co giật và tê liệt một phần hoặc toàn bộ cơ thể cũng là dấu hiệu của việc uống quá nhiều nước. Trong những trường hợp nghiêm trọng nhất, việc uống quá nhiều nước có thể dẫn đến hôn mê và tử vong.

Phải làm gì khi uống nhiều nước?

11713322349.jpeg
Uống quá nhiều nước nên làm gì?

Cô Trương Thị Thanh Nga – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cũng cho biết thêm, trong trường hợp tình trạng thừa nước nhẹ, có thể điều chỉnh bằng cách tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế lượng nước nhập vào cơ thể.

Đối với những trường hợp nghiêm trọng hơn, thuốc lợi tiểu có thể được kê đơn để tăng cường khả năng tiểu tiện. Quyết định này dựa trên tác động của sự thừa nước lên các cơ quan quan trọng, đặc biệt là sự suy giảm chức năng của tim hoặc thận, là một ưu tiên hàng đầu. Hạn chế lượng chất lỏng là một phần quan trọng của mọi phác đồ điều trị.

Đối với những người có các triệu chứng thần kinh nghiêm trọng, sự mất cân bằng về nước và điện giải cần được điều chỉnh ngay lập tức bằng cách cung cấp dung dịch muối phù hợp.

Uống nước đúng cách là như thế nào?

Uống đủ nước theo nhu cầu của cơ thể và tuổi tác, khoảng 2 lít mỗi ngày, là lượng được khuyến nghị. Nước có thể đến từ nhiều nguồn như nước lọc, nước trái cây, nước dừa và các thức ăn lỏng như canh, súp.

Nên uống nước khi cảm thấy khát, không cần ép buộc bản thân phải uống quá nhiều để dự trữ trước.

Có thể tăng thêm 500ml nước nếu tham gia hoạt động ngoài trời hoặc trong thời tiết nắng nóng.

Trong trường hợp mất nhiều mồ hôi khi vận động thể chất, có thể sử dụng dung dịch điện giải hoặc bổ sung viên uống điện giải để bù đắp lượng natri cần thiết cho cơ thể.

Tóm lại, không có tiêu chuẩn chính thức nào về lượng nước một người cần uống mỗi ngày. Lượng nước cần thiết phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trọng lượng cơ thể, mức độ hoạt động, điều kiện khí hậu, tình trạng sức khỏe, giới tính và tuổi tác. Tuy nhiên, để tránh tình trạng thừa nước, chỉ nên uống nước theo nhu cầu thực tế của cơ thể, giúp duy trì quá trình chuyển hóa nước và điện giải trong cơ thể ổn định.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Bệnh cúm: Nguy cơ và triệu chứng cần lưu ý

Bệnh cúm: Nguy cơ và triệu chứng cần lưu ý

Bệnh cúm, bao gồm A, B, và C, do virus Influenza gây ra, là bệnh nhiễm khuẩn ở đường hô hấp. Triệu chứng thường gặp: hắt hơi, sổ mũi, ho,... thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nếu không kiểm soát cẩn thận.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị virrus Herpes

Những lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị virrus Herpes

Virrus Herpes thường gây nhiễm trùng tái phát trên da, miệng, môi, mắt và bộ phận sinh dục. Sử dụng thuốc kháng virus herpes từ sớm có thể hữu ích, ngăn chặn biến chứng và ảnh hưởng đến các cơ quan khác của cơ thể người bệnh.
Bàn long sâm: Vị thuốc với nhiều công dụng bất ngờ

Bàn long sâm: Vị thuốc với nhiều công dụng bất ngờ

Bàn Long Sâm, một vị thuốc quý mà vẫn ít người biết đến, thường được áp dụng theo kinh nghiệm dân gian ngày nay. Dân gian thường coi Bàn Long Sâm như một loại thuốc bổ tương tự như Sâm và thậm chí có thể thay thế Sa Sâm hay Nhân Sâm.
Những lưu ý khi sử dụng kháng sinh Cephalosporin

Những lưu ý khi sử dụng kháng sinh Cephalosporin

Cephalosporin là nhóm thuốc kháng sinh được các chuyên gia y tế chỉ định cho người bệnh sử dụng phổ biến trên lâm sàng. Tuy nhiên, người bệnh cần sử dụng thuốc kháng sinh nhóm Cephalosporin một cách hợp lý, an toàn và tránh được sự kháng thuốc, gây nguy hiểm cho cộng đồng.
Đăng ký trực tuyến