Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là một bệnh phổ biến, thường gặp ở phụ nữ, và có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Mặc dù có thể chữa khỏi, nhưng nguy cơ tái phát cao. Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể lan rộng và gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là một bệnh phổ biến, thường gặp ở phụ nữ, và có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Mặc dù có thể chữa khỏi, nhưng nguy cơ tái phát cao. Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể lan rộng và gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Theo Dược sĩ CK1 Lý Thanh Long – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, nhiễm khuẩn đường tiết niệu có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của hệ tiết niệu, bao gồm thận, bàng quang, niệu quản và niệu đạo. Thường thì, các trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu phổ biến nhất xuất hiện ở phần dưới của hệ tiết niệu, bao gồm niệu đạo và bàng quang.
Triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu có thể thay đổi tùy theo vị trí bị viêm nhiễm. Các triệu chứng phổ biến bao gồm:
Vi khuẩn E.coli (Escherichia coli) thường được xem là nguyên nhân chính gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Loại vi khuẩn này thường sinh sống trong đường tiêu hóa và có thể di chuyển từ hậu môn vào niệu đạo, gây ra bệnh. Ngoài E.coli, các yếu tố sau cũng đóng góp vào tăng nguy cơ mắc nhiễm khuẩn đường tiết niệu:
Theo Cô Trương Thị Thanh Nga – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cũng cho biết thêm, trong việc điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, phương pháp chính được sử dụng là sử dụng kháng sinh. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ quyết định loại thuốc và liều lượng phù hợp. Bệnh nhân không nên tự ý mua kháng sinh hoặc sử dụng lại đơn thuốc của người khác hoặc đợt điều trị trước đó.
Trong trường hợp nhẹ, bác sĩ thường kê đơn một số loại thuốc như Ceftriaxone, Trimethoprim,... Triệu chứng thường giảm sau vài ngày sử dụng. Tuy nhiên, bệnh nhân cần duy trì việc sử dụng thuốc đến hết đợt điều trị được kê đơn.
Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, thời gian điều trị bằng kháng sinh có thể kéo dài, và bác sĩ có thể quyết định sử dụng phương pháp tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch.
Ngoài việc sử dụng thuốc, người bệnh cũng cần thực hiện những biện pháp chăm sóc tại nhà sau:
Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur