Bệnh trầm cảm là gì và có mấy giai đoạn?

Thứ hai, 13/05/2024 | 09:12

Bệnh trầm cảm là một trong những vấn đề về sức khỏe tâm thần thu hút sự quan tâm của nhiều người. Những dấu hiệu của bệnh này thường được thể hiện qua các triệu chứng nào? Bệnh trầm cảm có bao nhiêu giai đoạn và đâu là giai đoạn dễ nhận biết nhất?

01715566807.jpeg
Bệnh trầm cảm là một trong các vấn đề sức khỏe tâm thần đáng chú ý

Tổng quan về bệnh trầm cảm

Bệnh trầm cảm là gì?

Theo Thầy Nguyễn Quốc Trung – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, trầm cảm là một bệnh tâm lý khiến cảm xúc bị ức chế, dẫn đến giảm hoạt động tinh thần. Dấu hiệu thường bao gồm tâm trạng trầm hơn, thiếu quan tâm và sự hứng thú đối với mọi hoạt động, cảm giác mệt mỏi và thiếu năng lượng, cũng như hoạt động thấp hơn bình thường, kéo dài ít nhất 2 tuần. Bên cạnh đó, trầm cảm còn có thể gây ra khả năng tập trung giảm sút, tự tin giảm, cảm giác tội lỗi, suy nghĩ tiêu cực, không ngon miệng khi ăn, và nhiều biểu hiện khác. Nguyên nhân của bệnh có thể đến từ nhiều yếu tố khác nhau như yếu tố nội sinh, tâm lý và môi trường.

Các giai đoạn của bệnh trầm cảm

Bệnh trầm cảm thường được phân thành một số giai đoạn khác nhau, phụ thuộc vào triệu chứng, mức độ nghiêm trọng và tần suất xuất hiện hàng ngày. Một số bệnh trầm cảm có thể khiến cho các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Giai đoạn 1: Trầm cảm nhẹ

Ở giai đoạn này, người bệnh thường cảm thấy buồn tạm thời và ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày. Các triệu chứng thường gặp bao gồm cảm giác khó chịu, tự ti, mất hứng thú, khó tập trung, mệt mỏi, thèm ăn thay đổi, mất ngủ, và thay đổi cân nặng. Trong giai đoạn này, bệnh nhân thường có thể kiểm soát triệu chứng mà không cần thuốc, bằng cách thay đổi lối sống và sử dụng các phương pháp điều trị tâm lý. Tuy nhiên, nếu triệu chứng kéo dài và xuất hiện thường xuyên, có thể là dấu hiệu của trầm cảm dai dẳng, cần can thiệp từ các chuyên gia về sức khỏe tâm thần để điều trị.

Giai đoạn 2:

11715566807.png
Bệnh trầm cảm có thể gây ra suy giảm sức lao động

Theo Cô Trương Thị Thanh Nga – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cũng cho biết thêm, nếu không được điều trị kịp thời sau giai đoạn 1, bệnh trầm cảm có thể phát triển sang giai đoạn 2. Các triệu chứng ở giai đoạn này tương tự như giai đoạn 1 nhưng thường ở mức độ nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, trầm cảm ở giai đoạn 2 còn có thể gây ra các vấn đề khác như:

  • Tự trọng bị tổn thương.
  • Sức lao động suy giảm.
  • Tâm trạng cảm thấy vô giá trị.
  • Cảm giác quá nhạy cảm.
  • Lo lắng tăng cao.

Sự khác biệt lớn nhất giữa hai giai đoạn này là các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Đây cũng là giai đoạn mà bệnh trầm cảm thường dễ được nhận biết hơn. Khi mức độ nghiêm trọng của bệnh được xác định, phương pháp điều trị thường bao gồm sự kết hợp giữa liệu pháp tâm lý và thuốc uống.

Giai đoạn nặng không loạn thần:

Bệnh trầm cảm được phân thành mấy giai đoạn? Khi bước vào giai đoạn nặng, không có dấu hiệu loạn thần đi kèm. Trong giai đoạn nặng này, các biểu hiện của bệnh trầm cảm trở nên nghiêm trọng và đáng chú ý. Người xung quanh cũng có thể nhận biết qua những dấu hiệu sau:

  • Cảm giác buồn kéo dài.
  • Tăng cảm giác căng thẳng, hành động chậm chạp hơn.
  • Tự tin suy giảm.
  • Tự nhận thấy vô dụng hoặc luôn cảm thấy có lỗi.
  • Xu hướng tự tổn thương hoặc gây nguy hiểm cho bản thân và người khác.

Nói chung, giai đoạn này tổng hợp các dấu hiệu điển hình của giai đoạn trước nhưng ở mức độ nghiêm trọng hơn. Các triệu chứng có thể kéo dài ít nhất 2 tuần và ảnh hưởng đến khả năng tham gia vào các hoạt động xã hội, công việc hoặc sinh hoạt hàng ngày.

Giai đoạn nặng kèm loạn thần:

Trong giai đoạn này, người bệnh bắt đầu trải qua các dấu hiệu loạn thần như nghe thấy tiếng nói hoặc âm thanh không có thực. Khi xuất hiện tình trạng này, việc can thiệp y tế ngay lập tức là cần thiết để điều trị và giúp bệnh nhân vượt qua tình trạng nguy hiểm này. Điều trị có thể bao gồm sử dụng thuốc, kết hợp với liệu pháp tâm lý hoặc điện giật, nhằm giảm bớt các triệu chứng loạn thần và đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.

Các dạng trầm cảm khác

Ngoài các giai đoạn đã đề cập, còn có một giai đoạn khác được gọi là trầm cảm ẩn. Trong giai đoạn này, các biểu hiện thường không rõ ràng, có thể là những triệu chứng nhỏ và khó chẩn đoán hơn nhiều.

Khi được điều trị trầm cảm, người bệnh có thể trải qua giai đoạn lui bệnh, bao gồm lui hoàn toàn và lui một phần. Cụ thể:

  • Lui hoàn toàn: Không có bất kỳ biểu hiện nào của bệnh còn lại.
  • Lui một phần: Người bệnh vẫn có một số dấu hiệu nhẹ của bệnh, nhưng không đủ để được chẩn đoán là trầm cảm (dưới 4 biểu hiện).

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: bệnh trầm cảm
Clofibrate-Thuốc điều trị rối loạn lipid máu và những lưu ý khi sử dụng

Clofibrate-Thuốc điều trị rối loạn lipid máu và những lưu ý khi sử dụng

Clofibrate là thuốc được các chuyên gia y tế chỉ định điều trị các tình trạng rối loạn lipid máu, tăng nồng độ triglycerid huyết thanh rất cao, giúp cải thiện tình trạng sức khỏe và giảm nguy cơ các biến chứng của tăng lipid máu.
Nhiễm ký sinh trùng đường ruột : Những hông tin cần biết

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột : Những hông tin cần biết

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột là vấn đề phổ biến, nhất là ở những người có thói quen ăn uống không lành mạnh hoặc hệ tiêu hóa kém. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
Làm thế nào để ngăn ngừa viêm dạ dày tá tràng?

Làm thế nào để ngăn ngừa viêm dạ dày tá tràng?

Viêm dạ dày tá tràng là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến có thể điều trị nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên, nhiều người thường chủ quan và chỉ khám khi bệnh đã nặng. Dưới đây là hướng dẫn ngắn gọn về cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Lorazepam - Thuốc điều trị rối loạn lo âu và những lưu ý khi sử dụng

Lorazepam - Thuốc điều trị rối loạn lo âu và những lưu ý khi sử dụng

Lorazepam là thuốc được sử dụng điều trị các chứng lo âu, rối loạn co giật, động kinh, mất ngủ, hỗ trợ các thuốc chống buồn nôn liên quan đến hóa trị ung thư.
Đăng ký trực tuyến