Chlorzoxazone: Thuốc điều trị co thắt cơ và những lưu ý khi sử dụng

Thứ tư, 26/06/2024 | 13:44

Chlorzoxazone là thuốc được chỉ định điều trị đau cơ để giảm bớt sự khó chịu liên quan đến tình trạng đau cơ xương cấp tính, cứng cơ do căng cơ và bong gân.

Theo Dược sĩ CKI Nguyễn Hồng Diễm - Giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết Thuốc điều trị co thắt cơ Chlorzoxazone và những lưu ý khi sử dụng:

1. Chlorzoxazone là thuốc gì?

01719387759.jpeg

Chlorzoxazone là thuốc điều trị co thắt cơ

Chlorzoxazone là chất có tác dụng trên hệ thần kinh trung ương, hoạt động chủ yếu ở cấp độ tủy sống và các khu vực dưới vỏ não, ức chế các cung phản xạ đa khớp liên quan đến việc sản xuất và duy trì sự co thắt cơ vân ở những bệnh đau nhức cơ xương do các nguyên nhân khác nhau. Kết quả làm giảm đau do co thắt cơ xương, giảm đau cơ xương cấp tính, làm dịu cơn đau tức thời và tăng khả năng vận động của các cơ liên quan.

Cơ chế hoạt động của chlorzoaxazone chưa được biết rõ, có thể tác dụng trên các thụ thể Gaba-A và B và các kênh canxi điều chỉnh điện thế ở một mức độ nào đó.

2. Dạng thuốc và hàm lượng của Chlorzoxazone?

Chlorzoxazone được sản xuất trên thị trường dưới dạng thuốc và hàm lượng là

Viên nén 250mg, 375mg, 500mg, 750mg.

3. Thuốc Chlorzoxazone được dùng cho những trường hợp nào?

Điều trị co thắt, đau cơ, giúp giảm bớt sự khó chịu liên quan đến tình trạng đau cơ xương cấp tính như viêm khớp, viêm đa cấp, đau thắt lưng, viêm xương, viêm bao hoạt dịch, thoái hoá đốt sống, viêm bao gân, viêm gân, viêm nhiễm phù nề. Đồng thời hỗ trợ để nghỉ ngơi, vật lý trị liệu và các biện pháp khác

Giảm đau trong các trường hợp đau sau chấn thương, phẫu thuật, đau do ung thư, đau do hành kinh, đau răng….                       

4. Cách dùng - Liều lượng của Chlorzoxazone?

Cách dùng: Thuốc Chlorzoxazone dạng viên được dùng bằng đường uống với nước lọc, uống sau bữa ăn.

Liều dùng cho người lớn:

Liều khởi đầu từ 250 - 500 mg/lần, uống 3 – 4 lần/ngày. Có thể tăng liều lên 750 mg/lần x 3–4 lần/ngày. Khi đạt được đáp ứng hiệu quả mong muốn, càn giảm liều xuống mức thấp nhất có hiệu quả.

Tóm lại, tuỳ thuộc vào tình trạng, tuổi, mức độ của bệnh, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về liều dùng, cách dùng và thời gian sử dụng để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả.

5. Cách xử lý nếu quên liều thuốc Chlorzoxazone?

Nếu người bệnh quên một liều Chlorzoxazone nên uống ngay khi nhớ ra trong ngày đó. Không dùng liều gấp đôi. Nếu gần đến thời điểm uống của liều thuốc tiếp theo, chỉ cần dùng liều tiếp theo vào đúng giờ đã lên kế hoạch điều trị.

6. Cách xử lý khi dùng quá liều thuốc Chlorzoxazone?

Người bệnh dùng quá liều Chlorzoxazone xảy ra các triệu chứng lâm sàng khi dùng đường uống như rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, buồn ngủ, choáng váng, đau đầu, chóng mặt, khó chịu, chậm chạp, mất trương lực cơ rõ rệt, cử động tự chủ không thể thực hiện được, các phản xạ gân sâu có thể bị giảm hoặc không có, hô hấp nhanh dẫn đến suy hô hấp, co rút liên sườn và cơ, huyết áp hạ.

Xử trí: Nếu người bệnh có bất kỳ triệu chứng bất thường nào do dùng thuốc quá liều, phải ngừng thuốc và đưa đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị triệu chứng. Nhanh chóng gây nôn, rửa dạ dày, cho uống than hoạt. Đồng thời theo dõi các dấu hiệu sinh tồn như hô hấp, nhịp tim, huyết áp và điều trị hỗ trợ theo phát đồ của bệnh viện.

7. Những chống chỉ định lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc Chlorzoxazone?

Thuốc Chlorzoxazone chống chỉ định cho những trương hợp sau:

Người có tiền sử mẫn cảm với Chlorzoxazone hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.

Phụ nữ mang thai

Phụ nữ cho con bú.

Người bệnh bị loét dạ dày tiến triển,

Người bị suy gan

Người suy thận nặng

Thận trọng khi sử dụng thuốc Chlorzoxazone cho những trường hợp sau:

Chia sẻ thêm với sinh viên Cao đẳng dược tphcm cô Dược sĩ CKI Nguyễn Hồng Diễm chia sẻ về lưu ý:

Lưu ý thận trọng cho các đối tượng như người mang thai, người già có suy thận, người suy tim, xung huyết, người xơ gan, người bị dị ứng, trẻ em dưới 5 tuổi, hay người có tiền sử dị ứng với thuốc.

Lưu ý Chlorzoxazone gây độc tính cho tế bào gan nghiêm trọng hiếm khi xảy ra nhưng có thể gây tử vong ở những bệnh dùng chlorzoxazone. Cần theo và làm xét nghiệm chức năng gan định kỳ ở những người bệnh được điều trị chlorzoxazone dài hạn. Nếu kết quả xét nghiệm chức năng gan hoặc bilirubin tăng cao hoặc có các dấu hiệu của rối loạn chức năng gan (ví dụ: sốt, phát ban, chán ăn, buồn nôn/nôn, mệt mỏi, đau hạ sườn phải, nước tiểu sẫm màu hoặc vàng da), phải ngừng sử dụng chlorzoxazone.

Lưu ý sử dụng chlorzoxazone đồng thời rượu hoặc các thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương khác có thể làm tăng tác dụng phụ.

Lưu ý sử dụng chlorzoxazone gây ra phản ứng dị ứng như phù mạch và phản ứng phản vệ là cực kỳ hiếm. Thận trọng khi sử dụng cho người bệnh bị dị ứng hoặc có tiền sử dị ứng thuốc.

Lưu ý sử dụng chlorzoxazone gây nguy cơ chấn thương, nên tránh dùng thuốc giãn cơ xương ở người bệnh cao tuổi.

Lưu ý thận trọng với người đang lái tàu, lái xe hay người đang vận hành máy móc. Vì thuốc Chlorzoxazone xảy ra các tác dụng phụ như làm suy giảm sự tỉnh táo về tinh thần hoặc khả năng phối hợp thể chất, đặc biệt là khi sử dụng đồng thời rượu hoặc các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác.

11719387759.jpeg

Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng Chlorzoxazone

8. Thuốc Chlorzoxazone gây ra các tác dụng phụ nào?

Ít gặp: Buồn ngủ, chóng mặt, choáng váng, khó chịu, buồn nôn, nôn mửa, hoặc kích thích quá mức.

Hiếm gặp: Xuất huyết tiêu hóa, chấm xuất huyết, đốm da, phát ban dị ứng, đổi màu nước tiểu, rối loạn chức năng gan.

Hiếm gặp:  Phù mạch, phản ứng phản vệ.

Trong quá trình dùng thuốc Chlorzoxazone, người bệnh có bất kỳ triệu chứng bất thường nào do sử dụng Chlorzoxazone, cần ngừng sử dụng thuốc ngay và tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế để xử trí kịp thời.

9. Chlorzoxazone tương tác với các thuốc nào?

Thuốc ức chế thần kinh trung ương, thuốc an thần, chất chủ vận opioid (Diphenhydramine, pregabalin, fluoxetine, topiramate, duloxetine, escitalopram, alprazolam, cetirizine): Dùng đồng thời với Chlorzoxazone,  làm suy nhược thần kinh trung ương. Thận trọng khi sử dụng Chlorzoxazone đồng thời các thuốc trên.

Acetaminophen, hydrocodone: Sử dụng đồng thời với chlorzoxazone, sẽ gây suy nhược hệ thần kinh trung ương có thể dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng như suy hô hấp, hôn mê và nguy cơ tử vong.

Acetaminophen: Sử dụng đồng thời với chlorzoxazone, tăng thêm nguy cơ nhiễm độc gan. Tránh dùng chung.

Rượu: Sử dụng đồng thời với chlorzoxazone, làm tăng suy nhược thần kinh trung ương. Tránh dùng chung.

Tóm lại, tương tác thuốc xảy ra có thể làm thay đổi tác dụng điều trị của thuốc hoặc làm tăng tác dụng phụ nghiêm trọng hơn. Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn và thông báo cho bác sĩ kê đơn biết những loại thuốc đang dùng có nguy cơ, để đảm bảo sử dụng thuốc an toàn và đạt hiệu quả trong điều trị.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Hải kim sa: Vị thuốc dân gian cải thiện bệnh lý tiết niệu

Hải kim sa: Vị thuốc dân gian cải thiện bệnh lý tiết niệu

Hải kim sa (cây bòng bong) là cây leo thân rễ bò, dùng cả cây hoặc bào tử làm thuốc. Với tính hàn, cây giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, trị sỏi thận, tiểu khó, tiểu buốt, tiểu máu, hỗ trợ thông tiểu tiện, giảm sạn thận và cải thiện chức năng bàng quang.
Táo đỏ: Siêu thực phẩm với nhiều lợi ích cho sức khỏe

Táo đỏ: Siêu thực phẩm với nhiều lợi ích cho sức khỏe

Táo đỏ, hay còn gọi là táo tàu với hương vị ngọt ngào tự nhiên và giàu dinh dưỡng, táo đỏ không chỉ là món ăn vặt lý tưởng mà công dụng của táo đỏ còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Khám phá cây Mỏ Quạ: Vị thuốc quý trong Y Học Cổ Truyền

Khám phá cây Mỏ Quạ: Vị thuốc quý trong Y Học Cổ Truyền

Cây Mỏ quạ, còn gọi Xuyên phá thạch, là dược liệu quý trong y học cổ truyền, có vị đắng, tính mát. Cây này giúp phá ứ, khứ phong, giảm đau xương khớp, thanh nhiệt phế, được sử dụng lâu đời trong các bài thuốc dân gian Việt Nam.
Cây Bầu đất – Vị rau dân dã, hỗ trợ chữa bệnh

Cây Bầu đất – Vị rau dân dã, hỗ trợ chữa bệnh

Bầu đất, hay cây Kim thất, là rau quen thuộc trong ẩm thực Việt. Ngoài làm món ăn, nó còn được dùng trong y học cổ truyền công dụng của Cây Bầu đất để hỗ trợ điều trị táo bón, kiết lỵ, ho khan, tiểu đường và cải thiện giấc ngủ.
Đăng ký trực tuyến