Cỏ The: Vị thuốc chữa viêm xoang

Thứ sáu, 21/02/2025 | 14:32

Cỏ The (Cóc mẳn, Cúc ma) là dược liệu quý trong y học cổ truyền, có vị cay, đắng, tính ấm, quy kinh phế và can. Dược liệu này giúp thanh nhiệt, thông khí, trừ thấp, giảm sưng, giải độc, thường dùng trị ho, viêm phế quản, viêm xoang, ngứa da, chàm, cảm sốt.

Hãy cùng trường Cao đẳng Y Dược TPHCM tìm hiểu sâu hơn về đặc điểm, công dụng và những bài thuốc hiệu quả từ cỏ the trong y học cổ truyền!

01740124010.png

Hình ảnh cây cỏ the

1. Đặc điểm chung dược liệu

  • Tên khác: Cóc mẳn, Nga Bất Thực Thảo, Cây thuốc mộng, Cúc ma, Cúc ngồi.
  • Tên khoa học: Centipeda minima L. Họ: Cúc (Asteraceae).

1.1. Mô Tả Thực Vật

Cỏ The là cây thảo sống hàng năm, cao khoảng 5 – 20 cm. Cây phân nhiều cành, mọc sát mặt đất, ngọn non có lông nhung màu trắng nhạt.

  • Lá: Nhỏ, mọc so le, hình bầu dục, gốc thuôn, đầu nhọn, dài 0,8 – 1,5 cm, rộng 3 – 7 mm, có 1 – 2 răng ngắn ở mỗi bên mép, khi vò có mùi hôi.
  • Hoa: Cụm hoa hình đầu, không cuống, màu vàng nhạt, mọc ở kẽ lá, có hoa cái và hoa lưỡng tính.
  • Quả: Quả bế dài 0,9 mm, hình 4 cạnh ở vòng ngoài và dẹt ở phía trong.
  • Mùa hoa quả: Tháng 3 – 6.
11740124010.png

Hình ảnh các bộ phận của cây Cỏ the

1.2. Phân bố, sinh thái

Cỏ the phân bố ở Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Lào và Việt Nam.

  • Tại Việt Nam, cây mọc ở đồng bằng, trung du và vùng núi thấp, thường gặp ở ruộng hoa màu vào mùa đông.
  • Cây ưa ẩm, nhiệt độ mát, vòng đời ngắn (3 – 3,5 tháng), ra quả nhiều, hạt nhỏ, có khả năng tồn tại lâu trong đất canh tác.

2. Bộ Phận Dùng

Bộ phận dùng: Toàn cây.

Thời điểm thu hái: Lúc cây ra hoa.

Chế biến: Dùng tươi hoặc khô.

3. Thành phần hóa học:

Cỏ the chứa các hợp chất quan trọng như:

  • Các hợp chất bay hơi: Heptan-2-ol, heptan-2,4-dien-1-ol, alcol benzylic.
  • Sesquiterpen lacton.
  • Flavonoid.
  • Triterpene và steroid.

4. Tác dụng - Công dụng

4.1. Tác dụng dược lý của Cây Cỏ the

  • Thử nghiệm trên chuột cống trắng cho thấy dược liệu có tác dụng giảm ho, long đờm.
  • Cao nước có hoạt tính chống dị ứngức chế giải phóng histamin từ dưỡng bào phúc mạc.
  • Cao chiết nước nóng ức chế hoạt tính của yếu tố hoạt hóa tiểu cầu.
  • Một số sesquiterpen từ cây có tác dụng ức chế yếu tố này.
21740124010.jpeg

Cây Cỏ the có tác dụng giảm ho và long đờm

4.2. Công dụng của cây Cỏ the

  • Theo Đông y: Cỏ the có vị cay, tính ấm, vào kinh thủ thái âm, có tác dụng trừ phong, tán hàn, thắng thấp, thông mũi.
  • Dùng trị cảm sốt, ho, họng sưng đau, ho gà trẻ em, viêm phế quản, tắc mũi, mắt sưng đỏ, mụn nhọt, eczema, rắn cắn.
  • Liều dùng:
    • Uống: 20 – 40g cây tươi hoặc 10 – 20g dược liệu khô sắc uống.
    • Dùng ngoài: 20 – 40g cây tươi giã nát, bôi đắp vào vết thương.
  • Bột nhão đặc từ cây được bôi vào má chữa đau răng.
  • Nước hãm cây trị viêm mắt, hạt có tác dụng trị giun.
  • Ở Trung Quốc: Cỏ the được dùng trong bài thuốc chữa ung thư.
  • Ở Ấn Độ: Lá được tán thành bột mịn phối hợp với dược liệu khác trị cảm lạnh.

5. Những Bài Thuốc Có Cây Cỏ The

5.1. Chữa Cảm Sốt, Ho Khan

  • Chuẩn bị: Lá Cỏ the 40g, Lá xương sông 40g, Râu ngô 40g.
  • Cách dùng: Dùng tươi, sắc, chia 2 lần uống trong ngày.

5.2. Chữa Ho

  • Chuẩn bị: Cỏ the 20g khô hoặc 40g tươi.
  • Cách dùng: Sắc với nước, chia làm 3 lần uống trong ngày.

5.3. Chữa Viêm Mũi Mạn Tính, Viêm Mũi Dị Ứng

  • Cách 1: Dược liệu tươi rửa sạch, ngâm nước muối pha loãng, vò nát, cuộn thành nút nhỏ nhét vào lỗ mũi mỗi bên 30 phút. Ngày 2 lần sáng – tối.
  • Cách 2: Phơi khô, nghiền thành bột mịn, thổi vào mũi 3 – 4 lần/ngày.
  • Cách 3: Dùng cóc mẳn tươi giã nát vắt lấy nước cốt, nhỏ mũi ngày 1 – 2 lần, mỗi lần 2 – 3 giọt.
  • Cách 4: Vò nát cóc mẳn tươi, vê tròn nhét vào mũi giúp thông mũi, tiêu viêm.

5.4. Chữa Ho Gà, Cảm Lạnh, Sốt Rét

  • Chuẩn bị: Cây cỏ the tươi 20g.
  • Cách dùng: Vò nát, hãm với nước nóng uống.

5.5. Chữa Mẩn Ngứa, Eczema

  • Chuẩn bị: Cỏ the 2 phần, đậu xanh 1 phần, muối 1 ít.
  • Cách dùng: Giã nhỏ, đắp lên vùng da bị eczema đã rửa sạch.

5.6. Chữa Chàm, Chốc Lở

  • Chuẩn bị: Dược liệu tươi 20 – 30g, hạt cây lai.
  • Cách dùng: Giã nát, trộn với ít rượu, bôi ngoài da.

5.7. Chữa Nổi Mẩn Ngứa Ngoài Da Do Thời Tiết

  • Chuẩn bị: Cỏ the tươi (tùy diện tích da bị mẩn ngứa).
  • Cách dùng: Giã nát, đắp lên vùng da tổn thương 30 phút. Thực hiện vài lần/ngày.

5.8. Điều Trị Ho Do Cảm Cúm

  • Chuẩn bị: Cỏ the 40g, Hoạt lục thảo 40g, Râu ngô 40g.
  • Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày 1 thang, liên tục 3 – 5 ngày.

6. Những lưu ý khi sử dụng

  • Không được dùng cho phụ nữ có thai.
  • Cần sử dụng đúng liều lượng quy định của thầy thuốc
  • Cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi dùng cho trẻ em hoặc người có bệnh nền.
  • Người có cơ địa dị ứng cần thử phản ứng trước khi sử dụng.

Tóm lại: Cỏ the là dược liệu có nhiều tác dụng trong y học cổ truyền, đặc biệt trong điều trị viêm xoang, viêm mũi, ho và các bệnh ngoài da. Với đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và chống dị ứng, cây cỏ the có tiềm năng ứng dụng rộng rãi trong các bài thuốc y học cổ truyền và hiện đại. Trong tương lai, cần có thêm các nghiên cứu chuyên sâu để phát triển các chế phẩm từ cỏ the nhằm nâng cao hiệu quả điều trị và tiện lợi khi sử dụng./.

DsCKI. Nguyễn Quốc Trung

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Cỏ The: Vị thuốc chữa viêm xoang

Cỏ The: Vị thuốc chữa viêm xoang

Cỏ The (Cóc mẳn, Cúc ma) là dược liệu quý trong y học cổ truyền, có vị cay, đắng, tính ấm, quy kinh phế và can. Dược liệu này giúp thanh nhiệt, thông khí, trừ thấp, giảm sưng, giải độc, thường dùng trị ho, viêm phế quản, viêm xoang, ngứa da, chàm, cảm sốt.
Các loại thảo dược tốt cho tóc

Các loại thảo dược tốt cho tóc

Thảo dược từ lâu được sử dụng để nuôi dưỡng và bảo vệ tóc nhờ giàu dưỡng chất, giúp tóc chắc khỏe, mềm mượt, giảm rụng, kích thích mọc tóc và cải thiện da đầu. Ngày nay, xu hướng làm đẹp tự nhiên phát triển, thảo dược trở thành lựa chọn an toàn, hiệu quả.
Công dụng sức khỏe ít ai biết của hành lá

Công dụng sức khỏe ít ai biết của hành lá

Hành lá không chỉ là gia vị quen thuộc mà lợi ích của hành lá còn tốt cho sức khỏe. Giàu vitamin A, C, K và chất chống oxy hóa, hành lá giúp tăng miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ tim mạch.
Dây Tơ mành – Thảo dược quý trong y học dân gian

Dây Tơ mành – Thảo dược quý trong y học dân gian

Dây Tơ Mành (Dây Chỉ, Dây Mạng Nhện) là dược liệu quý trong y học cổ truyền. Thân và lá giúp cầm máu, bó xương, chữa viêm răng, bệnh ngoài da. Dân gian thường đốt lá thành than để trị sâu quảng.
Đăng ký trực tuyến