Có bao giờ chúng ta thắc mắc với bản thân rằng: “Tại sao con người cần phải thở để duy trì sự sống?”.Để tìm hiểu rõ chúng ta cùng nhau tìm đọc bài viết dưới đây
Có bao giờ chúng ta thắc mắc với bản thân rằng: “Tại sao con người cần phải thở để duy trì sự sống?”.Để tìm hiểu rõ chúng ta cùng nhau tìm đọc bài viết dưới đây
Các giai đoạn của quá trình hô hấp tế bào
Theo giảng viên Cao đẳng Xét Nghiệm cho biết: Như chúng ta đã biết, hầu hết tất cả các loài sinh vật đều cần phải thở để duy trì sự sống. Vậy sự thở là gì? Có thể hiểu đơn giản “sự thở” là quá trình sinh vật thu nhận khí Oxi (O2) vào cơ thể và thải khí carbonic (CO2) ra môi trường bên ngoài, “sự thở” mà chúng ta biết còn được gọi bằng cái tên hết sức quen thuộc chính là “quá trình hô hấp”.
Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc tất cả các loài sinh vật đều cần khí Oxi để duy trì các hoạt động sống của cơ thể. Trong quá trình tiến hóa của sự sống, có một số loài sinh vật vẫn có thể tồn tại được trong môi trường kị khí (môi trường không có Oxi). Ví dụ: Một số loài vi khuẩn hô hấp kị khí như vi khuẩn uốn ván (Có tên khoa học là Clostridium tetani).
Vì vậy, quá trình hô hấp ở đây thường được phân làm 2 loại: Hô hấp hiếu khí (Hô hấp có sử dụng Oxi) và hô hấp kị khí (Hô hấp không sử dụng Oxi). Chúng ta cùng tìm hiểu về hai quá trình hô hấp này nhé!
Quá trình hô hấp hiếu khí bao gồm 3 giai đoạn chính: Giai đoạn 1 – Đường phân, giai đoạn 2 – Chu trình Krebs (hay còn gọi là chu trình acid citric- vì acid citric là chất đầu tiên được sinh ra trong chu trình này hay chu trình Tricarboxylic acid) và cuối cùng là giai đoạn 3 – chuỗi truyền điện tử (hay chuỗi hô hấp, chuỗi truyền electron). Cũng giống với quá trình hô hấp hiếu khí ở giai đoạn đường phân, tuy nhiên hô hấp kị khí không có thêm 2 giai đoạn sau đó là chu trình Krebs và chuỗi hô hấp mà thay vào đó là giai đoạn lên men.
Đường phân (Glycolysis) là quá trình phân giải đường glucose (công thức cấu tạo: C6H12O6) thành phân tử Pyruvate đồng thời giải phóng năng lượng ATP (Adenosine Tri Phosphate), ATP là một phân tử mang năng lượng được tế bào sử dụng vào các hoạt động trao đổi chất của chúng, toàn bộ quá trình đường phân được diễn ra trong tế bào chất. Sau khi được tạo thành, phân tử Pyruvate này sẽ được vận chuyển tiếp đến một bào quan trong tế bào có tên là ty thể (Mitochondria) để thực hiện tiếp giai đoạn 2 – chu trình Krebs.
Chu trình Krebs nhằm tạo ra các sản phẩm trung gian liên quan đến các hoạt động trao đổi chất (quá trình đồng hóa và dị hóa) diễn ra trong tế bào bao gồm một số chất như: citric acid, alpha- ketoglutarate, malate, fumarate, succinate, oxaloacetate, succinyl- CoA,..
Chu trình Krebs nhằm tạo ra các sản phẩm trung gian
Một ví dụ điển hình cho thấy sự liên quan của các sản phẩm trong chu trình Krebs đến hoạt động trao đổi chất của cơ thể đó chính là cơ chế hoạt động của alpha ketoglutarate. Alpha ketoglutarate liên quan trực tiếp đến quá trình chuyển hóa acid amin, tạo thành acid glutamic bằng cách kết hợp với amoniac. Các đề xuất liên quan đến cơ chế này là alpha-ketoglutarate có thể giúp bệnh nhân điều chỉnh nồng độ amoniac và nồng độ glutamine trong máu và điều này thật sự có ích đối với các bệnh nhân bị mắc bệnh propionic acid.
Đồng thời chu trình Krebs cũng tạo ra các phân tử cao năng lượng như NAPH, FADH2, và ATP, các phân tử này sẽ tham gia trực tiếp vào giao đoạn cuối cùng là giai đoạn 3 – chuỗi hô hấp. Toàn bộ chu trình Krebs này được diễn ra trong chất nền ty thể.
Chuỗi truyền điện tử diễn ra tại màng trong ty thể, đây là giai đoạn quyết định để tạo ra nhiều phân tử năng lượng ATP nhất trong quá trình hô hấp. Giai đoạn này diễn ra tương đối phức tạp và khó để giải thích một cách ngắn gọn dễ hiểu. Bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur sẽ có một bài viết riêng biệt nhằm giới thiệu chi tiết về chuỗi truyền điện tử này trong bài viết khác.
Tóm tắt lại, ý nghĩa của quá trình hô hấp bao gồm các ý nghĩa chính sau: Phân giải phân tử đường để tạo ra năng lượng cho tế bào hoạt động, tạo các sản phẩm trung gian liên quan đến các hoạt động trao đổi chất trong cơ thể sinh vật và giải phóng khí carbonic (CO2) và nước (H2O), quá trình hô hấp đồng thời cũng tạo ra nhiệt và đây chính nhiệt độ tồn tại trong cơ thể sinh vật.
Phương trình tổng quát cho quá trình hô hấp hiếu khí: C6H12O6 + O2 → CO2 + H2O + ATP + Nhiệt. Vậy thì có thể kết luận một cách chủ quan rằng: Hô hấp hiếu khí hay sự thở sẽ cung cấp cho cơ thể sinh vật:
Cùng nhiều ý nghĩa liên quan khác,.. Vậy “sự thở” thật sự quan trọng đối với sự sống của cơ thể sinh vật.
Th.s Trần Thị Minh Tuyến