Đỗ trọng - Dược liệu quí dành cho sức khoẻ

Thứ năm, 23/02/2023 | 14:38

Từ lâu, đỗ trọng đã là loại dược liệu được sử dụng phổ biến trong Đông y. Tuy là thành phần quan trọng trong một số bài thuốc trị bệnh nhưng đỗ trọng vẫn đang phải nhập chủ yếu từ Trung Quốc.

Hãy cùng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu về đặc điểm, nguồn gốc, công dụng trị bệnh của đỗ trọng ngay trong bài viết dưới đây nhé!

01677138416.jpeg

Đỗ trọng mang tên khoa học Eucommia ulmoides là loài cây thân gỗ nhỏ

1. Đặc điểm thực vật của cây đỗ trọng

Đỗ trọng có nguồn gốc từ Trung Quốc, cây mang tên khoa học Eucommia ulmoides, đây là loài cây thân gỗ nhỏ. Đỗ trọng được xếp vào 1 trong 50 vị thuốc quý trong Y Học Cổ Truyền Trung Quốc. Tại Việt Nam, có thể tìm thấy đỗ trọng tại một số vùng núi tây bắc như Lào Cai, Sa Pa… tuy nhiên số lượng chưa nhiều. Nguồn dược liệu đỗ trọng được sử dụng hiện nay chủ yếu vẫn đang phải nhập khẩu từ Trung Quốc. 

Thân cây đỗ trọng là thân gỗ, mọc thẳng. Vỏ thân mỏng, mặt trong của vỏ có màu nâu đen nhạt, lớp vỏ ngoài có màu xám, đan xen các sợi trắng giống sợi tơ. Khi phát triển, chiều cao cây có thể đạt đến 15m. Lá cây mọc đơn, xung quanh mép lá có hình răng cưa. Hoa đỗ trọng có màu ánh lục, khi hoa tàn, quả bắt đầu xuất hiện, mỗi quả có chứa một hạt. 

2. Thành phần hóa học

Theo Giảng viên Dược – Trường cao đẳng Y dược Pasteur: vỏ cây chính là bộ phận chứa nhiều thành phần có giá trị nhất tuy lá cũng được dùng làm thuốc nhưng chứa ít hoạt chất hơn. Vỏ cây đỗ trọng có chứa trung bình từ 3 - 7% gutta pecka. Tỷ lệ này trong lá tương đương 2% và trong quả cao đến 27.34%. Khi nung nóng, gutta pecka có tính chất tương tự như cao su và có khả năng cách nhiệt. Ngoài gutta pecka, vỏ cây đỗ trọng còn chứa albumin, tinh dầu, chất béo và muối vô cơ… ở lá có thể thu lấy tamin, nhựa và một số thành phần đặc biệt khác.

3. Đỗ trọng và những công dụng dành cho sức khỏe

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng vỏ cây đỗ trọng có chứa nhiều thành phần có khả năng ngăn chặn chứng viêm khớp diễn ra nặng hơn. Do đó những đơn thuốc có thành phần vỏ đỗ trọng rất tốt cho người mắc chứng viêm khớp cấp tính và mạn tính. Vỏ đỗ trọng giúp hỗ trợ tăng cường sức khỏe xương khớp, hạn chế tình trạng thoái hóa khớp. 

Ngoài ra, một công dụng đáng chú ý khác của đỗ trọng chính là tác dụng tốt cho người mắc các chứng bệnh liên quan đến thoái hóa thần kinh alzheimer. Trong những bài thuốc trị Alzheimer nên bổ sung thêm thành phần nguyên liệu từ cây đỗ trọng. 

Tất cả các bộ phận của cây đỗ trọng đặc biệt là vỏ cây đều có công dụng trị bệnh ví dụ trị chứng thận hư, tăng huyết áp, nhức mỏi cơ thể, rối loạn sinh lý nam, chứng tiểu đêm... cũng có thể áp dụng bài thuốc từ vỏ của loại cây này đối với phụ nữ mang thai bị động thai

4. Những bài thuốc trị bệnh từ cây đỗ trọng 

Chữa đau lưng do thận bị chèn ép 

Khi thận bị chèn ép sẽ gây ra những cơn đau khó chịu. Dùng vỏ cây đỗ trọng cùng nhục thung dung, đương quy... sẽ phần nào hỗ trợ làm giảm cơn đau lưng thường gặp do thận bị chèn ép. 

Bài thuốc trị thận dương hư

Cần chuẩn bị nguyên liệu bao gồm: Đỗ trọng 16g, hoài sơn 16g, Đương quy 12g, Lộc giác giao 10g, Câu kỷ tử 12g, Thỏ kỷ tử 12g, Nhục quế 8g, Phụ tử 6g, Thục địa 26g

Đem toàn bộ nguyên liệu sắc uống hoặc xay bột mịn, vo viên để dùng dần. 

Bài thuốc trị thận âm hư

Nguyên liệu: Đỗ trọng 16g, Sơn thù12g, Hoài sơn12g, Ngưu tất 12g, Thỏ ty kỷ tử 12g, Ngưu tất 12g, Câu kỷ tử 16g, Sinh địa 16g

Sắc lấy nước uống hoặc tán thành từng viên nhỏ dùng dần.

Chữa đau thần kinh tọa

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Vỏ đỗ trọng 18g, Cam thảo 18g, Phòng phong 18g, Quế chi 6g, Tế tân 6g, Tang ký sinh 12g, Đảng sâm 12g, Bạch Thược 12g, Độc hoạt 12g, Ngưu tất 12g, Phục linh 12g, Đại táo 12g, Thục địa 12g, Đương quy 12g

Chữa cao huyết áp

Nguyên liệu cần chuẩn bị cho bài thuốc chữa cao huyết áp gồm: Đỗ trọng 80g, Hạ khô thảo 80g, Thục địa 40g, Đơn bì 40g

Cho toàn bộ nguyên liệu tán nhỏ thành bột, đem vo viên, mỗi lần uống 2 viên.

11677138416.jpeg

Đỗ trọng hỗ trợ tích cực trong điều trị cao huyết áp

5. Những lưu ý khi dùng đỗ trọng trị bệnh 

  • Đầu tiên chúng ta cần lưu ý rằng không nên tự ý dùng các bài thuốc trên tại nhà, cần thăm khám và có sự chỉ định từ bác sĩ. 
  • Không dùng chung đỗ trọng cùng huyền sâm và xà thoái.
  • Không nên dùng thuốc chứa đỗ trọng cho người bị can thận hư, âm hư

Theo giảng viên Cao đẳng Dược như vậy, bài viết đã tổng hợp những thông tin về thành phần hóa học, công dụng và lưu ý khi sử dụng dược liệu đỗ trọng. Mong rằng những thông tin chia sẽ bên trên từ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur sẽ hữu ích để giúp các bạn có thể yên tâm sử dụng loại dược liệu này trong chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

 Angut 300 điều trị gout mạn và lưu ý khi sử dụng

 Angut 300 điều trị gout mạn và lưu ý khi sử dụng

Angut 300 là thuốc được chỉ định trong điều trị gout mạn tính, sỏi urat và các tình trạng tăng acid uric trong máu. Người bệnh cần lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc Angut 300.
Đi tiểu nhiều có phải dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng?

Đi tiểu nhiều có phải dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng?

Khi tần suất đi tiểu tăng cao một cách bất thường, đặc biệt vào ban đêm hoặc đi kèm các triệu chứng khác như tiểu buốt, tiểu rắt, hoặc đau bụng dưới, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Rostor 20mg: Thuốc hạ mỡ máu và những lưu ý khi sử dụng

Rostor 20mg: Thuốc hạ mỡ máu và những lưu ý khi sử dụng

Rostor 20mg là thuốc được sử dụng trong điều trị tăng cholesterol, rối loạn lipid máu hỗn hợp, tăng cholesterol máu gia đình kiểu đồng hợp tử, phòng ngừa các biến chứng trên tim mạch như xơ vữa động mạch, đột quỵ, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não.
Đường ảnh hưởng đến sức khỏe như nào

Đường ảnh hưởng đến sức khỏe như nào

Đường, thành phần quen thuộc trong chế độ ăn, có mặt từ trái cây, mật ong đến bánh kẹo, nước ngọt. Đường mang lại vị ngọt và sự hài lòng cho khẩu vị, trở thành yếu tố không thể thiếu trong ẩm thực hàng ngày.
Đăng ký trực tuyến