Giun đất (Địa long): Vị thuốc quý được ứng dụng trong y học

Thứ năm, 06/06/2024 | 15:10

Giun đất, hay Địa long, không chỉ giúp cải thiện đất nông nghiệp mà áp dụng giun đất trong y học. Nó có khả năng tan huyết khối, làm dịu thần kinh, ảnh hưởng đến hệ thống tiết niệu. Được sử dụng để trị động kinh, sốt, co giật, đau khớp, triệu chứng kinh nguyệt...

Vậy làm thế nào Địa long được sử dụng trong ngành y học để điều trị các bệnh lý? Cùng theo dõi bài viết của Dược sĩ CKI Nguyễn Quốc Trung - Giảng viên Cao đẳng dược tphcm - trường Cao đẳng Y Dược Pasteur để tìm hiểu thêm về loài giun đất và các ứng dụng của nó.

1. Giới thiệu về Giun đất

Tên gọi khác :  Địa long, Thổ long, Can Địa long, Giun khoang, Trùng hổ, Khưu dẫn, Trùng đất…

Tên khoa học: Lumbricus. Họ: Giun đất (Megascolecidae).

vị thuốc địa long 1

Hình ảnh con Giun đất

1.1. Mô tả về đặc điểm Giun đất

Giun đất, còn được gọi là Địa long, là một loài động vật ruột khoang sống trong lòng đất, đặc biệt ưa thích môi trường đất xốp, mát mẻ, và ẩm ướt. Ban ngày, chúng ẩn mình dưới đất, chỉ xuất hiện vào ban đêm khi sương xuống. Sự phân bố của Giun đất biến đổi tùy theo tính chất lý hóa của đất, và loài có khoang trắng thường là loại tốt nhất.

Giun đất trung bình có kích thước dài khoảng từ 10 đến 35 cm và rộng từ 5 đến 15 mm. Chúng có thân màu nâu hồng hoặc nâu đen, với nhiều đốt linh hoạt giúp chúng dễ dàng di chuyển trong đất. Trên hai bên thân và bên dưới có 4 dãy lông ngắn và cứng giúp Giun đất di chuyển. Da của Giun đất mềm, ẩm ướt và có khả năng hô hấp. Điều đặc biệt là chúng không có mắt, nhưng vẫn có cảm giác ánh sáng thông qua các tế bào cảm giác ánh sáng phân tán dưới da.

Loài này là động vật lưỡng tính, với tuyến sinh dục tập trung ở một số đốt trên thân. Khi trưởng thành, cơ thể của Giun đất hình thành đai sinh dục. Tuy nhiên, chúng không thể tự thụ tinh và thường sử dụng thụ tinh chéo.

Giun đất chủ yếu ăn mùn hữu cơ và thường không thích ánh sáng, nên hiếm khi lòi ra khỏi mặt đất. Chúng thường xuất hiện sau mưa lớn làm cho đất trở nên mềm và độ xốp, từ đó chúng lên bề mặt để hô hấp. Loài này thải ra những viên phân và đất tròn, thường được gọi là "Cứt giun" hoặc "Cứt trùng" trong Y học cổ truyền.

Trong YHCT gọi là Khâu dẫn nê hay Địa long nê.

1.2. Phân bố - Thu bắt, sơ chế

Giun đất phân bố rộng rãi tại nhiều địa phương tại Việt Nam, đặc biệt là ở các vùng nơi nông nghiệp phát triển. Chúng thường xuất hiện ở các mô đất ẩm, và thường tìm thấy tại các đền đình, chùa, hoặc gốc cây chuối lâu năm...

Chúng không chỉ là thức ăn tự nhiên cho các loài gia cầm như gà vịt, mà còn đóng góp vào việc duy trì độ mềm xốp và độ giàu dinh dưỡng của đất.

1.3. Thu hoạch

Để thu hoạch Giun đất, trước hết, người ta phải chọn một khu vực đất xốp, ẩm ướt và mềm mại. Sau đó, họ đổ nước từ bồ kết hoặc nước từ chè lên mặt đất. Khi đó, Giun đất sẽ bò lên mặt đất. Người ta thu gom chúng và đặt vào thùng chứa với lá tre, rơm hoặc tro.

Sau khi thu hoạch, Giun đất cần được rửa sạch bằng nước ấm để loại bỏ chất nhớt. Tiếp theo, đuôi của chúng được gắn vào gỗ, sau đó thực hiện việc mổ dọc theo thân của Giun. Để đảm bảo vệ sinh, đất bên trong bụng Giun đất cần được làm sạch. Cuối cùng, Giun đất có thể được phơi khô hoặc sấy khô để lưu trữ và sử dụng. Chúng ta nên tránh sử dụng Giun đất tự nhiên trên mặt đất vì chúng có thể thuộc về loại không tốt (yếu và có bệnh).

2. Bộ phận dùng – Chế biến

- BPD: Toàn thân của giun đất đều được sử dụng để làm thuốc. – gọi là Địa long.

- Cách bào chế Địa long:

Để bào chế dược liệu Địa long, trước hết, hãy ngâm Địa long trong nước gạo suốt một đêm. Sau đó, vớt ra để ráo, sau đó phơi khô.

Tiếp theo, Địa long sẽ được tẩm rượu và sấy khô hoàn toàn.

Cuối cùng, Địa long được sao cùng với gạo nếp và xuyên tiêu, mỗi thứ 1 chỉ rưỡi, cho đến khi gạo chín vàng thơm.

Sau khi sơ chế, bạn có thể dùng Địa long tẩm gừng hoặc tẩm rượu sao. Để sử dụng cho mục đích cụ thể, Địa long có thể được tán thành bột hoặc đốt để tỏa mùi.

Lưu ý: Tuyệt đối không nên sử dụng giun tự nhiên mà bạn bắt được trên mặt đất, bởi vì theo kiến thức dân gian, giun tự nhiên thường là những con yếu và có bệnh.

- Mô tả dược liệu:

Được sơ chế thành phiến dài, nhỏ, cong, và nhăn teo, có chiều dài khoảng 12cm-20cm và rộng khoảng 10mm-17mm.

Cơ thể của Địa long có nhiều khoang vòng, hai đầu dầy, và cứng, còn có sợi thịt mỏng tồn tại. Chính giữa thân là mảnh nhỏ và trong suốt. Hai bên thân của Địa long có màu đen tro, trong khi phần giữa thân thường màu vàng nâu, và chất thụ đặc, khó bẻ gẫy.

*Bảo quản vị thuốc

Để tránh ẩm mốc và hư hại, Địa long cần bảo quản trong lọ kín, đặt ở nơi thoáng mát, khô ráo và tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.

vị thuốc địa long 2

Giun đất là loài có ích đối với đất trồng, làm đất ẩm, giàu dinh dưỡng, tơi xốp hơn

3. Thành phần hóa học của Địa long

Thành phần hóa học của Vị thuốc Địa long chứa một số hoạt chất như: LumbroferineTerrestro-lumbrolysin, Lumbritin,  Ngoài ra, nó còn chứa các chất như Hypoxanthine, Xanthine, Adenine, Guanine, Guanidine, Choline, Alanine, Valine, Leucine, Phenylalanine, Tyrosine, Lysine, nhiều loại acid amin, vitamin và muối hữu cơ.

4. Tác dụng dược lý

* Theo Y học hiện đại

- Địa long chứa hoạt chất Lumbritin,có tác dụng phá huyết.

- Có tác dụng chống co giật, kháng histamine, làm giãn mạch nội tạng và hạ áp chậm,dài.

- Có Tác dụng làm hạ cơn hen cấp, giãn phế quản và an thần và hạ thân nhiệt.

- Có chứa chiết xuất diệt tinh trùng và tăng hưng phấn thành tử cung.

- Thực nghiệm trên chuột bị trúng phong cho thấy tiêm 10g/kg thuốc vào khoang bụng giúp giảm nhẹ các triệu chứng bệnh.

* Theo Y học cổ truyền

Vị thuốc Địa long có tính vị mặn,  hàn và không có độc.

Quy kinh: Địa long quy vào kinh Tỳ, Thận và Can.

Công dụng: Phá huyết tích tụ, trừ phong thấp, hạ sốt, lợi tiểu, thông đại tiện, đại giải nhiệt độc, trấn kinh, trừ đờm, loại bỏ trùng tích trong cơ thể…

Chủ trị: Sốt cao kinh giật, bồn chồn kinh động, động kinh, ho suyễn, sốt rét, di chứng bại liệt nửa người, viêm đường tiết niệu, tiểu tiện không thông và phong thấp gây đau nhức.

* Cách dùng và liều dùng:

Địa long có thể biến đổi tùy theo mục đích sử dụng. Nó có thể sử dụng độc lập hoặc kết hợp với các loại thuốc khác mà bạn đang sử dụng. Địa long có thể được dùng bằng cách sắc nước uống, tán bột, hoặc sử dụng làm thuốc hoàn, hoặc dạng giã sống..

Địa long được dùng bằng cách sắc lấy nước uống, tán bột, làm hoàn hoặc giã sống.

Liều dùng trung bình: 8 – 12g/ ngày. Dạng thuốc sắc: 6-12 g. Dạng thuốc bột: 2-4 g..

5. Một số bài thuốc kinh nghiệm từ Địa long

5.1. Chữa trị bán thân bất toại, không nói được

Hoàng kỳ 15g, Đương quy 8g, Xích thược 6g, Địa long, Xuyên khung, Đào nhân và Hồng hoa mỗi vị 4 g. Sắc với 600 ml nước, còn 200 ml nước uống 3 lần / ngày.

5.2. Chữa trị kinh lạc ứ tắc gây đau, ứ huyết do thấp đàm,

Địa long, Xuyên ô đầu, Thảo ô đầu, Thiên nam tinh, mỗi thứ 8g

Nhũ hương, Một dược, mỗi thứ 6g

Tán bột, rồi chưng với rượu hồ làm thành viên. uống 1 viên/lần với nước sắc Kinh giới .

5.3. Chữa trị chứng kinh phong mãn tính khiến cơ thể suy nhược

Địa long khoang trắng, phụ tử (bỏ vỏ, rốn).

Đem nghiền sống phụ tử, sau đó cho giun vào lăn.

Rồi đem cạo bỏ bột phụ tử bám trên giun rồi vo lại thành viên to bằng hạt gạo.

Dùng uống 10 viên/lần uống với nước cơm.

5.4.. Chữa trị răng lung lay hoặc đau nhức

Địa long khô sao và Gừng tươi 1 ít, ngũ bội tử sao với 1 lượng bằng nhau.

Đem gừng tươi xát vào răng, sau dùng 2 vị còn lại tán thành bột và bôi trực tiếp vào.

5.5. Chữa trị sốt cao co giật bằng Địa long

Địa long 10g, Câu đằng, Toàn yết 3g, Kim ngân hoa đều 12g, Liên kiều 10g, Đem sắc uống.

Hoặc: Địa long 100g và Chu sa 30g, đem tán nhuyễn, làm viên. Mỗi lần uống 3g

5.6. Chữa trị chứng kinh phong cấp và mãn tính

Thu bắt Giun đất vào ngày mồng 5 tháng năm.

Cắt giun thành 2 đoạn bằng dao tre, để đoạn nhảy nhanh sang 1 bên và đoạn nhảy chậm sang 1 bên. Sau đó trộn thêm bột chu sa vào làm thành viên,

Nếu bị kinh phong cấp thì dùng đoạn nhảy chậm, nếu bị kinh phong mãn thì dùng đoạn nhảy nhanh. Uống 5 – 7 viên/lần, uống với nước sắc bạc hà.

5.7. Chữa trị táo bón, trong người bứt rứt do sốt rét

Địa long sống 4 con và Lấy Mật ong 1 thìa, gừng tươi 1 ít, nước sắc bạc hà.

Đem địa long rửa sạch, nghiền nát rồi thêm mật ong, nước sắc bạc hà và gừng tươi tuối vào.

Sau đó đem đun với nước vừa lấy dưới sông lên, đun cho sôi rồi thêm 1 ít phiến não vào rồi uống.

vị thuốc địa long

Giun đất được chế biến thành vị thuốc Địa long, có tác dụng trị bệnh cao

5.8. Chữa trị lưỡi sưng cứng có thể dẫn đến tử vong

Lấy Giun đất 1 con.

Lấy nước muối hòa vào rồi đem ngậm.

5.9. Hỗ trợ phòng ngừa động kinh co giật và sốt cao co giật

Dùng Địa long 250g và Đường đỏ 60g

Giã nát rồi bọc trong vải thưa rồi đắp trực tiếp lên rốn.

5.10. Hỗ trợ cắt nhanh cơn hen suyễn, ho gà và ho do hỏa nhiệt

Bài 1:Địa long 12g , sắc uống, dùng ngày 1 thang.

Bài 2: Địa long tán bột, lần dùng 4g, dùng 2 lần/ngày.

5.11.Chữa trị sốt rét

Địa long, Dây thần thông, gừng và trần bì mỗi vị 8g, hậu phác nam và vỏ rễ xoan mỗi vị 12g.

Đem tất cả phơi cho khô rồi tán thành bột mịn, làm hoàn. Sử dụng hết trong ngày.

5.12. Chữa trị chứng liệt nửa người, và méo mồm, sùi bọt mép

Địa long, Hoàng kỳ và đương quy mỗi vị 8g, 

X, hồng hoa và đào nhân mỗi vị 4g, xích thược 6g.

Đem sắc uống, ngày dùng đều đặn trong vòng 1 tháng.

5.13. Chữa trị cấm khẩu, tê bại

Địa long, Lông nhím và quả bồ kết mỗi vị 12g.

Đem các vị đốt thành than, sau đó tán bột. Mỗi lần dùng 4 – 8g uống với nước ấm, ngày dùng 2 lần.

6. Những lưu ý khi sử dụng

Chia sẻ với sinh viên Cao đẳng dược thầy Quốc Trung chia lưu ý sử dung:

- Không nên sử dụng Địa long cho trường hợp hư hàn mà thiếu thực nhiệt.

- Hãy thận trọng để không nhầm lẫn giữa giun đất và rắn giun (Tpholops).

Địa long là một vị thuốc cổ truyền quý và đã được sử dụng trong dân gian từ rất lâu. Vì có nhiều tác dụng quý, nên dược liệu này đã trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong các bài thuốc cổ truyền và cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và an toàn trong sử dụng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để kiểm soát các rủi ro và tránh những tác dụng phụ không mong muốn../.

DsCKI. Nguyễn Quốc Trung

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Thêm 4 trường đại học Y Dược công bố điểm sàn xét tuyển

Thêm 4 trường đại học Y Dược công bố điểm sàn xét tuyển

Sáng 23/7, một số trường đại học đào tạo ngành Y Dược đã công bố ngưỡng điểm sàn để nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển đại học theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024.
Nhận biết các dấu hiệu của tiểu đường giai đoạn đầu

Nhận biết các dấu hiệu của tiểu đường giai đoạn đầu

Nếu phát hiện sớm, tỷ lệ điều trị thành công sẽ tăng lên, nguy cơ tiến triển bệnh sẽ được ngăn chặn, và chất lượng cuộc sống cũng như tuổi thọ của bệnh nhân sẽ được cải thiện. Vậy các triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường là gì?
Những dấu hiệu nhận biết viêm amidan ở trẻ em

Những dấu hiệu nhận biết viêm amidan ở trẻ em

Viêm amidan là một bệnh lý phổ biến ở mọi độ tuổi, bao gồm cả trẻ nhỏ. Nếu viêm amidan ở trẻ em không được điều trị đúng cách, bệnh có thể tiến triển nghiêm trọng và gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Methotrexat: Thuốc điều trị ung thư và những lưu ý khi sử dụng

Methotrexat: Thuốc điều trị ung thư và những lưu ý khi sử dụng

Methotrexat là thuốc được các chuyên gia y tế chỉ định điều trị ung thư bao gồm ung thư bạch cầu, ung thư phổi, ung thư vú,…và một số bệnh tự miễn như bệnh vẩy nến, viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn.
Đăng ký trực tuyến