Hạnh Nhân - Vị thuốc quý trị hen phế quản và giàu nguồn dinh dưỡng cho sức khỏe

Thứ hai, 16/09/2024 | 16:29

Hạnh nhân - Nữ hoàng của các loại hạt, không chỉ là nguồn dinh dưỡng quý giá mà còn có lợi ích trong việc trị hen phế quản. Từ thời cổ đại, hạt hạnh nhân đã được đánh giá cao và được coi là một trong những loại hạt ưa thích của loài người.

Theo y học cổ truyền Ấn Độ, hạnh nhân có khả năng nâng cao trí tuệ và đồng thời gia tăng tuổi thọ. Ngày nay, lợi ích dinh dưỡng của hạnh nhân được ca ngợi trên toàn thế giới và được ứng dụng đa dạng.

Hãy cùng DsCKI. Nguyễn Quốc Trung giảng viên Cao đẳng dược tphcm - Trường Cao đẳng Y dược Pasteur khám phá thêm về dược liệu quý này.

01726480047.jpeg

Hình ảnh Cây và quả Hạnh nhân

1. Đặc điểm chung về Hạnh nhân

Tên gọi khác: Cây Mơ, Khổ hạnh nhân, Bắc hạnh nhân, Quang hạnh nhân

Tên khoa học: Semen Pruni Armeniacae-Rosaceae ( Họ Hoa hồng)

1.1. Mô tả dược liệu Hạnh nhân

Hạnh nhân là hạt khô của cây mơ, một cây thân gỗ, có chiều cao từ 4-10 mét,và có đường kính thân cây lên đến 30 cm. Khi còn non các cành có màu xanh sau dần trở thành tím khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, và sau đó trở thành màu xám trong năm thứ hai. Cây mơ có lá dài 3-5 inches, mép răng cưa và cuống lá dai 2,5 cm.

Lá mơ mọc sau khi hoa rụng, hình ô van nhọn mũi, dài khoảng 7-13cm.

Quả hạnh nhân dài 3.5-6cm, vỏ màu xanh chuyển sang màu vàng khi chín vào tháng 6, bên trong là hạt hạnh nhân mà chúng ta ưa thích.

1.2. Phân bố, thu hái, chế biến:

Cây hạnh nhân xuất phát từ Iran và các vùng lân cận, sau đó lan rộng đến bờ Địa Trung Hải, châu Phi và châu Âu trong thời cổ đại. Gần đây, cây này đã được mang đến California, Hoa Kỳ và Nhật Bản...

Tại Việt Nam, cây hạnh nhân mọc tự nhiên và được trồng ở nhiều vùng, đặc biệt là ở Bắc Trung Bộ như Mỹ Đức, Hàn Nam Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh...

2. Bộ Phận dùng

Thường sử dụng quả và hạt của cây hạnh nhân.

Quả mơ được thu hái vào mùa hè khi chín, sau đó có thể chế biến thành nước mơ, siro mơ, hoặc rượu mơ.

Hạt hạnh nhân là phần quả mơ được phơi khô. Việc chế biến hạt hạnh nhân thường bao gồm khổ hạnh nhân, nơi hạt được đặt vào nước sôi và sau đó ngâm trong nước lạnh, sau đó bỏ vỏ và phơi khô. Hạnh nhân sương thường được làm bằng cách sử dụng giấy thấm để hấp thụ dầu.

Bảo quản: Để bảo quản hạnh nhân, nên phơi khô ở nơi khô ráo và tránh ánh nắng mặt trời quá mức để giữ hương vị.

3. Thành phần hóa học và dinh dưỡng trong Hạnh Nhân

Hạnh nhân chứa khoảng 3% amygdalin, 50% dầu béo, và amygdalin enzyme (emulsin), amygdalin enzyme (amygdalase). Nó cũng là nguồn giàu chất dinh dưỡng có lợi cho hệ tim mạch, bao gồm magiê, vitamin E, chất xơ, v.v. Một ounce hạnh nhân cung cấp khoảng 1/4 lượng magiê cần thiết hàng ngày, 70% lượng vitamin E, và 3,3 gram chất xơ. Hạnh nhân cũng chứa chất béo không bão hòa đơn, có tác dụng tích cực trong việc cải thiện sự lưu thông máu, giảm nguy cơ bệnh tim mạch và huyết áp, đồng thời nó còn tăng cường sức đề kháng.

Quả hạnh nhân cũng đóng vai trò quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của bà bầu và sự phát triển của thai nhi. Hạnh nhân từng được sử dụng phổ biến trong chế độ ăn của người Ai Cập cổ đại và Ấn Độ. Cổ học Ayurvedic Ấn Độ thậm chí coi hạnh nhân như một thực phẩm có khả năng nâng cao năng lực bộ não, trí tuệ và tuổi thọ.

11726480047.jpeg

Quả Hạnh Nhân

4.Tác dụng dược lý của hạt Hạnh Nhân

* Theo y học hiện đại:

- Glucosid hạt mơ thủy phân thành cyanhydric acid, có tác dụng ức chế nhẹ trung khu hô hấp, giảm ho suyễn.

- Benzaldehyde trong hạt hạnh nhân có khả năng ức chế chức năng tiêu hóa của pepsin, trong khi dầu hạnh nhân có tác dụng nhuận tràng.

- Khổ hạnh nhân có tác dụng chống ung thư, mặc dù các thí nghiệm chưa nhất trí.

- Hạt hạnh nhân cũng có tác dụng ức chế lãi đũa, lãi móc câu, lãi kim, trực khuẩn thương hàn và phó thương hàn.

 *Tác dụng theo YHCT: Vị thuốc Hạnh nhân có vị đắng, hơi ấm và hơi độc, quy vào kinh: Phế và Đại tràng

Công dụng: Hạnh nhân được sử dụng để ngừng ho, giảm suyễn, tuyên phế, nhuận tràng, trừ đờm, trị hen suyễn, ho ngoại cảm, chướng đầy, tắc hầu, nhuận tràng thông tiện.

Tác dụng: Hạnh nhân có tác động khi vào dạ dày, giúp giải phóng axit và ức chế tổ chức ôxy hóa, từ đó giảm viêm và kích thích trung ương thần kinh, giảm ho.

Được sử dụng trong chữa trị các chứng ho do phong hàn hoặc phong nhiệt, ho suyễn do phế nhiệt, táo bón do tràng táo, và nhiều chứng khác.

 Liều dùng:  từ 3-10g/ngày.

5. Một số công dụng – tác dụng từ Hạnh nhân đối với sức khỏe

5.1. Chữa trị viêm phế quản mạn tính:

 Sử dụng hạt hạnh nhân có vỏ, trộn chúng với lượng đường phèn tương đương để tạo thành Hạnh nhân đường. Uống 10g mỗi lần vào buổi sáng và tối, kéo dài 10 ngày cho mỗi liệu trình. Theo tư liệu từ Viện Nghiên cứu Trung y năm 1971, đã có 124 trường hợp được điều trị, trong đó có 23 trường hợp khỏi bệnh, 66 trường hợp có kết quả tốt, 31 trường hợp tiến bộ, và chỉ có 4 trường hợp không đạt kết quả, tỷ lệ thành công đạt 96,8%. Hạt hạnh nhân đối với các trường hợp ho đàm suyễn cũng có tác dụng, thường sau 3-4 ngày đã thấy kết quả.

5.2. Chữa trị ho lâu ngày khản tiếng, viêm họng, viêm phế quản.

 Sử dụng một hỗn hợp bao gồm 5g chua me đất, 4g lá chanh, 5g cam thảo dây, 8g lá tre, 8g tô mộc, 2g gừng sống, và 4g ô mai. Sắc cả hỗn hợp với 500ml nước, sau đó lọc để còn 250ml. Uống nửa liều vào buổi sáng và nửa liều vào buổi tối.

Hạnh tô tán (ôn bệnh điều biện): Sử dụng 6g khổ hạnh nhân, tô diệp, cát cánh, chỉ xác, quất bì, pháp bán hạ, sinh khương (mỗi loại 6g), phục linh và tiền hồ (mỗi loại 10g), cùng với 2 quả đại táo. Sắc cả hỗn hợp này để uống.

5.3. Chữa trị bệnh phổi lâu năm, suyễn, ho nhiều.

Hạnh nhân bỏ vỏ đầu nhọn: 80g

Ngân mước tiểu trẻ em: Mỗi ngày 1 lần thay, mùa hè 3-4 lần thay

1 Lá bạc hà và Mật: 1 viên

Cách chế biến và sử dụng:

- Hạnh nhân bỏ vỏ đầu nhọn được ngâm trong ngân mước tiểu trẻ em, mỗi ngày thay 1 lần, mùa hè thay 3-4 lần, khoảng 15 ngày.

- Lấy ra sấy khô, nghiền nhỏ. Mỗi lần sử dụng, lấy một lượng nhỏ hạnh nhân nghiền kết hợp với 1 lá bạc hà và 1 viên mật.

- Sắc lấy nước uống sau ăn, kiêng ăn tanh.

5.4. Chữa trị táo bón:

Hạnh nhân, Đào nhân, Đương qui mỗi vị đều 10g, Hỏa ma nhân và Sinh địa mỗi vị 12g, Chỉ xác 6g sắc uống. Hạnh nhân, Hỏa ma nhân, Bá tử nhân mỗi vị 10g, sắc uống.

5.5. Chữa trị viêm âm đạo do trùng roi (trichomonas):

Ngoài ra còn có 1 số tác dụng công dụng khác như:

5.6. Cân bằng lượng Cholesterol trong cơ thể

Dùng đều đặn hàng ngày sẽ giúp tăng hàm lượng Cholesterol tốt (HDL), giảm đáng kể hàm lượng Cholesterol xấu (LDL) và do đósẽ kiểm soát hữu hiệu mức Cholesterol trong máu

5.7. Hạt hạnh nhân giúp cải thiện trí tuệ

Hạnh nhân chứa Phenylalanine, hỗ trợ rất tốt trong việc phát triển các chức năng nhận thức.Mỗi ngày an một nắm hạt hạnh nhân sẽ cải thiện trí nhớ, tinh thần sảng khoái, giảm Stress.

21726480047.jpeg

5.8. Hạt hạnh nhân tốt cho bà bầu

Chia sẻ với sinh viên Cao đẳng điều dưỡngtphcm thầy cho biết thêm:

Hạt Hạnh nhân là nguồn dinh dưỡng tốt cho bà mẹ mang thai và cho con bú, giúp phát triển não bộ và kích thích trí năng của trẻ.

Chứa Omega 3 và nhiều chất bổ dưỡng quan trọng.

Phenylalanine giúp cải thiện trí nhớ của bé.

Folate và axit folic hỗ trợ phòng tránh khuyết tật bẩm sinh cho thai nhi.

Tinh dầu tự nhiên Hạnh nhân và chất xơ của nó giúp chống táo bón, kích thích hệ tiêu hóa của bé.

31726480047.jpeg

 

5.9. Hạt hạnh nhân rất tốt cho tim

Trong hạt hạnh nhân, chất béo đơn-bão hoà, protein, và potassium cung cấp hỗ trợ đặc biệt cho hoạt động của tim. Vitamin E có trong hạnh nhân đóng vai trò như một chất chống oxi-hóa, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim. Acid folic và Magnesium trong hạnh nhân giúp giảm mức Homocystein, một chỉ số liên quan đến tình trạng động mạch.

5.10. Hạt Hạnh nhân giúp cải thiện da và tóc

Ăn hạt hạnh nhân hàng ngày đồng nghĩa với việc cải thiện làn da, ngăn chặn mụn đầu đen, mụn nhọt, và da khô, cũng như giảm nếp nhăn sớm. Việc sử dụng dầu hạnh nhân trong liệu pháp massage mặt có thể mang lại làn da sáng bóng, mịn màng. Vitamin E trong hạnh nhân còn góp phần làm cho tóc trở nên sáng bóng và mềm mại, đồng thời có thể giúp chữa trị gàu.

41726480047.jpeg

5.11. Giúp cân bằng và điều hòa huyết áp

Potassium trong hạnh nhân đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa huyết áp, giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch.

51726480047.jpeg

Hạt hạnh nhân bảo vệ sức khỏe tim mạch

5.12. Phòng chống một số loại bệnh ung thư

Việc ăn hạt hạnh nhân hàng ngày có thể giúp ngăn chặn một số loại bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư kết tràng.

5.13. Giảm cân hiệu quả với hạt hạnh nhân: Tinh dầu hạnh nhân và các chất dinh dưỡng trong hạt hạnh nhân giúp tạo cảm giác no, hỗ trợ kiểm soát cân nặng. Nghiên cứu cho thấy người béo phì có lợi ích từ việc thêm hạt hạnh nhân vào chế độ ăn hàng ngày để duy trì cân nặng.

5.14. Chống táo bón với chất xơ từ hạt hạnh nhân: Hạt hạnh nhân là nguồn chất xơ giàu, giúp ngăn chặn tình trạng táo bón hiệu quả.

5.15. Các tác dụng khác của hạt hạnh nhân: Các nghiên cứu trên động vật cũng chỉ ra rằng hạt hạnh nhân có thể giúp ngăn ngừa sạn mật, giảm rủi ro mắc bệnh Alzheimer, đồng thời có tác dụng làm đẹp da và tăng cường chức năng hệ miễn dịch.

6. Những tác dụng phụ có thể xảy ra khi tiêu thụ lượng lớn hạnh nhân

Khi ăn quá nhiều hạnh nhân, đặc biệt là trong trường hợp kết hợp với việc sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh, có thể gây hiện tượng tương tác với các loại thuốc đang được sử dụng. Hạnh nhân chứa mangan, với khoảng 30g hạnh nhân cung cấp khoảng 0,7 miligam mangan. Trung bình, cơ thể chỉ cần 1,8 - 2,3 miligam mangan mỗi ngày.

Tuy nhiên, việc sử dụng lượng lớn hạnh nhân, đặc biệt là khi kết hợp với các thực phẩm giàu mangan khác trong bữa ăn, có thể tương tác với một số loại thuốc như thuốc an thần,  nhuận tràng, thuốc huyết áp, trung hòa axit dạ dày và một số loại kháng sinh khác.

Tóm lại, Hạnh nhân là một nguồn dinh dưỡng phong phú và có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm trị  Ho - hen phế quản, giảm cholesterol, giảm cân, làm đẹp da, bảo vệ tim, và ngăn ngừa ung thư… Tuy nhiên, việc chú ý đến lượng hạnh nhân tiêu thụ là quan trọng, để tránh gặp phải các tác dụng phụ có thể xuất hiện khi lượng này vượt quá mức cần thiết../.

DsCKI. Nguyễn Quốc Trung

Nguồn: Tin tức Y Dược - trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: hạt hạnh nhân
LỢI ÍCH SỨC KHOẺ CỦA XUYÊN BỐI MẪU

LỢI ÍCH SỨC KHOẺ CỦA XUYÊN BỐI MẪU

Trong y học cổ truyền Trung Quốc (TCM), Xuyên bối mẫu (Fritillariae Cirrhosae Bulbus) nổi tiếng với các đặc tính dược liệu mạnh mẽ. Dưới đây, cùng tìm hiểu về công dụng của Xuyên Bối Mẫu – vị thuốc thần kì này nhé!
Gợi ý những loại trái cây giúp tăng hệ miễn dịch

Gợi ý những loại trái cây giúp tăng hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch rất quan trọng đối với sức khỏe, vì vậy chúng ta cần tăng sức đề kháng hàng ngày. Một trong những cách tăng hệ miễn dịch, sức đề kháng tự nhiên nhất đó là bổ sung các loại thực phẩm dinh dưỡng.
BẠCH QUẢ - THẦN DƯỢC TỰ NHIÊN CHO SỨC KHỎE NÃO BỘ VÀ TIM MẠCH

BẠCH QUẢ - THẦN DƯỢC TỰ NHIÊN CHO SỨC KHỎE NÃO BỘ VÀ TIM MẠCH

Bạch quả đã thu hút sự chú ý trên toàn cầu do những lợi ích sức khỏe được báo cáo, chủ yếu liên quan đến chức năng nhận thức, sức khỏe tuần hoàn và đặc tính chống oxy hóa.
Thường xuyên bị đầy bụng nguyên nhân do đâu?

Thường xuyên bị đầy bụng nguyên nhân do đâu?

Đầy bụng là tình trạng phổ biến sau bữa ăn, gây khó chịu và căng tức bụng. Nếu xảy ra thường xuyên, nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Hiểu nguyên nhân đầy bụng sẽ giúp bạn tìm giải pháp hiệu quả để cải thiện sức khỏe tiêu hóa.
Đăng ký trực tuyến