Hoa Bách hợp – loài hoa thanh tao, hương thơm dễ chịu – được ưa chuộng trong trang trí và là vị thuốc quý trong Đông y. Hoa và củ giúp an thần, bổ phổi, trị ho, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.
Hoa Bách hợp – loài hoa thanh tao, hương thơm dễ chịu – được ưa chuộng trong trang trí và là vị thuốc quý trong Đông y. Hoa và củ giúp an thần, bổ phổi, trị ho, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.
Hãy cùng giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM - trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu kỹ hơn về loài hoa – vị thuốc đặc biệt này nhé!
Hình ảnh cây và hoa Bách hợp
Tên gọi khác: Huệ tây, Loa kèn, Lily, Tỏi rừng...
Tên khoa học: Lilium brownii - Họ: Hành tỏi (Liliaceae)
Cây thuộc loại thân thảo sống lâu năm, cao khoảng 60 – 90 cm, thân trắng đục hoặc phớt hồng, giòn, dễ gãy.
Lá nhiều, mọc thưa, mềm bóng, dài 9 – 12 cm, rộng 1,8 – 2,8 cm, không cuống hoặc cuống ngắn.
Hoa mọc nghiêng, dạng hình kèn, cánh hơi cong, có nhiều màu: trắng, hồng, vàng, cam hoặc đốm tía (Tiger Lily). Đường kính hoa 10 – 12 cm, dài 14 – 18 cm, có 6 nhị hoa và bầu hoa hình trụ. Hoa có hương thơm nồng, tươi lâu từ 6 – 10 ngày.
Quả hình trụ, dài 8 – 10 cm, chứa khoảng 600 hạt dẹt. Củ bách hợp nằm sâu dưới đất, màu trắng ngà, hình dạng giống củ hành tây với nhiều lớp vảy – chính là bộ phận được sử dụng làm thuốc.
Bách hợp ưa khí hậu lạnh, độ ẩm cao, ít nắng – thường mọc ở vùng núi cao như Lạng Sơn, Lai Châu, Hà Giang, Quảng Ninh, Sơn La… Cây có nguồn gốc từ châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc và được trồng tại Việt Nam từ năm 1945 (Đà Lạt). Ngoài ra, bách hợp còn phổ biến ở nhiều quốc gia Đông Á.
Hình ảnh Hoa và Củ bách
Bộ phận sử dụng: Củ (vảy củ) và hoa
Thời điểm thu hái: Mùa hoa nở – từ tháng 4 đến tháng 5
Dạng sử dụng: Có thể dùng tươi hoặc chế biến thành trà, tinh dầu, hoặc thuốc sắc
Hình ảnh củ của cây Hoa Bách hợp
Củ bách hợp chứa các thành phần như tinh bột, protit, vitamin C, và nhiều hợp chất hoạt tính sinh học như Adenosin, Methyl-a-D manopyranosid, giúp mang lại các công dụng chữa bệnh.
Vị ngọt, hơi đắng, tính hàn, Quy kinh tâm, phế
Công năng: Nhuận phế, trừ ho, an thần, thanh nhiệt, dưỡng tâm, giải độc, lợi tiểu…
- Hỗ trợ điều trị ho khan, ho có đờm, viêm phế quản
- Bổ trợ giấc ngủ, giảm căng thẳng thần kinh
- Giúp cải thiện chức năng miễn dịch
- Một số nghiên cứu chỉ ra khả năng chống oxy hóa và kháng viêm
Hoa Bách hợp có vị ngọt hơi đắng, trung tính, hợp với kinh mạch tim, phổi. Nó giúp:
- Dưỡng tâm, an thần, cải thiện giấc ngủ
- Trị ho lâu ngày, ho ra máu, ho lao
- Chữa sốt, phù chân
- Giảm hồi hộp, lo âu, tâm trí hoảng loạn
- Trà hoa bách hợp: Thanh nhiệt, trị mất ngủ, giảm ho
Trà hoa Bách hợp giúp an thần, chữa ho
DSCKI, giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM - trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ:
1. Bài thuốc chữa mất ngủ
Bài 1: 3 bông bách hợp đun với 600 ml nước, sắc còn 400 ml, thêm mật ong, uống buổi tối.
Bài 2: 20 gr hoa bách hợp + 500 ml rượu vàng, sắc cách thủy, dùng buổi tối để cải thiện chứng mất ngủ, nóng trong, bứt rứt, đổ mồ hôi trộm.
2. Canh bách hợp cá diếc
Nguyên liệu: 25 g hoa bách hợp tươi, 2 con cá diếc (~500 g), gừng tươi, dầu ăn, rượu, gia vị
Cách làm: Cá làm sạch, chiên sơ, thêm nước và hoa bách hợp, nêm gia vị, hầm nhỏ lửa rồi dùng nóng. Món ăn bổ dưỡng, giúp an thần, hỗ trợ phổi.
???? 1. Chữa ho do viêm phế quản
Bài 1:
Dược liệu: Bách hợp 30g, mạch môn đông 10g, bách bộ 8g, thiên môn đông 10g, tang bạch bì 12g, ý dĩ nhân 15g.
Cách dùng: Sắc với 1.000 ml nước, còn 400 ml, chia 3 lần uống trong ngày.
Bài 2 (dạng cháo):
Dược liệu: Bách hợp tươi 50g, hạnh nhân 10g (bỏ vỏ), gạo tẻ 50g.
Cách làm: Vo sạch gạo, nấu cháo. Khi cháo gần chín thì cho bách hợp và hạnh nhân vào, nêm thêm ít đường, ăn trong ngày.
???? 2. Dưỡng tâm, an thần (sau khi ốm dậy, hồi hộp, tâm phiền)
Dược liệu: Bách hợp 24g, tri mẫu 12g, ngọ trúc (trúc nhự) 12g.
Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày 1 thang, dùng liên tục 7 – 10 ngày.
???? 3. Bổ phế – an thần
Dược liệu: Bách hợp tán bột 30g, gạo nếp 50g, đường phèn vừa đủ.
Cách dùng: Nấu cháo thật nhuyễn, ăn nóng vào buổi sáng hoặc tối.
Liệu trình: 20 ngày liên tục.
???? 4. Chữa tiểu khó, nước tiểu đỏ do phế nhiệt
Dược liệu: Bách hợp 12g, mạch môn đông 12g, bạch thược 10g, cam thảo 8g, mộc thông 8g.
Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Thời gian dùng: 5 – 7 ngày.
???? 5. Chữa mất ngủ
Bài 1 (hấp mật ong):
Dược liệu: Bách hợp tươi 60g, mật ong 1–2 thìa.
Cách dùng: Hấp chin rồi ăn , ăn trước khi đi ngủ.
Bài 2 (canh bồi bổ):
Dược liệu: Bách hợp 30g, hạt sen 30g, thịt lợn 250g.
Cách làm: Hầm nhừ thành canh, ăn trong ngày.
Công dụng: Dưỡng tâm, an thần, bổ tỳ vị – đặc biệt tốt cho người mất ngủ kéo dài, suy nhược.
???? 6. Chữa mụn nhọt, sưng đau, thanh nhiệt
Bài 1 (sắc uống):
Dược liệu: Bách hợp 12g, kim ngân hoa 10g, liên kiều 10g.
Cách dùng: Sắc uống ngày /1 thang.
Bài 2 (dùng ngoài):
Nguyên liệu: Bách hợp tươi, thêm vài hạt muối.
Cách dùng: Giã nát, đắp trực tiếp lên mụn nhọt, giúp tiêu viêm, giảm đau, nhanh lành.
- Không dùng cho người bị cảm lạnh, tiêu chảy cấp, phong hàn
- Cần phân biệt bách hợp với hoa loa kèn
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để chữa bệnh
- Không lạm dụng, hiệu quả tùy cơ địa mỗi người
Kết luận: Bách hợp là loài hoa không chỉ đẹp mà còn quý về dược tính. Trong y học cổ truyền và hiện đại, củ và hoa bách hợp được xem là nguồn nguyên liệu tự nhiên hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh lý về hô hấp, thần kinh, mất ngủ… Việc phát triển các sản phẩm từ bách hợp như trà, tinh dầu, thực phẩm chức năng… hứa hẹn mang lại tiềm năng lớn trong ngành dược phẩm và chăm sóc sức khỏe cộng đồng./.
DsCKI.Nguyễn Quốc Trung
Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur