Lợi ích của Hương thảo đối với sức khoẻ

Thứ sáu, 04/04/2025 | 14:51

Hương thảo là vị thuốc lành tính được sử dụng trong các bài thuốc Đông y có hương thảo có tác dụng lợi tiểu, thông kinh, phá ứ huyết, lợi mật, giảm viêm, được dùng để chữa mụn nhọt, kinh nguyệt không đều, mất ngủ, đau nửa đầu,…

Hãy cùng giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM - trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu những lợi ích của dược liệu này nhé.!

1. Hương thảo là gì?

lợi ích của hương thảo

Cây Hương thảo

Cây Hương thảo có tên gọi khác là dương chổi. Danh pháp khoa học Rosmarinus officinalis L., thuộc họ Hoa môi - Laminaceae.

Hươg thảo là loài cây thân thảo dáng nhỏ, cao 1 - 2m, mọc bụi, có nhiều nhánh. Lá hình dải, màu xanh lục, mặt trên lá nhẵn, mặt dưới có lốm đốm trắng và lông nhỏ, lá dai chắc, không cuống. Hoa lam nhạt hoặc màu tím, xếp dọc theo vòng lá.

Hương thảo mọc nhiều ở châu Âu, Tây Á, Bắc Phi. Ở Việt Nam, hương thảo có nhiều nhất ở miền Trung và miền Nam.

Bộ phận dùng làm thuốc của cây Hương thảo là lá cây và ngọn cây. Thu hái vào mùa hè, rửa sạch, phơi khô hoặc sấy, bảo quản dùng dần.  

Thành phần hóa học trong lá cây hương thảo chứa nhiều thành phần như terpen, borneol, tannin, cineol, a-pinen, camphor. Thân cây hương thảo chứa axit saponosid, acid citric,acid  glycolic, glyceric, roma sidel, romarinoside,axit rosmarinic, choline,...

2. Công dụng của Hương thảo đối với sức khoẻ

Theo Y Học Cổ Truyền

Cây hương thảo có tính ấm, vị cay, hơi đắng, thơm nồng, không có độc tính, quy vào kinh can và kinh tỳ. Có tác dụng lợi tiểu, thông kinh, thông ruột, lợi mật, phá ứ huyết, giảm viêm. Hương thảo được dùng để chữa mất ngủ, đau nửa đầu, kinh nguyệt không đều, nhiễm trùng da, mụn nhọt, đau khớp, chứng đau nửa đầu, giúp tinh thần thoải mái, tăng khả năng tư duy, xua đuổi muỗi, côn trùng.

Theo Y Học Hiện Đại

Tác dụng chống oxy hóa, chống viêm

Các hợp chất polyphenol như axit rosmarinic và axit carnosic trong cây hương thảo có hoạt tính chống oxy hóa, kháng viêm và kháng khuẩn. Thường được sử dụng như một chất bảo quản tự nhiên để tăng thời hạn sử dụng của các loại thực phẩm dễ hư hỏng, giúp chống lại nhiễm trùng, chữa lành vết thương.

lợi ích của hương thảo 1

Hương thảo có đặc tính chống oxy hóa và kháng viêm

Tăng cường trí nhớ và sự tập trung

Việc uống trà hương thảo hay ngửi tinh dầu hương thảo có tác dụng kích thích hoạt động của não bộ, giảm lo lắng, cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng, cân bằng tâm trạng, thoải mái tinh thần, tăng khả năng tập trung, cải thiện trí nhớ, tăng khả năng nhận thức ở người cao tuổi, nhất là người bị bệnh Alzheimer, bảo vệ thần kinh, ngăn chặn sự chết của các tế bào não, cải thiện chất lượng giấc ngủ, làm tăng mức độ hoạt động, huyết áp, nhịp tim và nhịp thở.

Tác dụng chống ung thư

Các hợp chất axit rosmarinic và axit carnosic trong cây Hương thảo có đặc tính chống khối u và thậm chí làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư bạch cầu, ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.

Giúp giảm lượng đường trong máu

Các hợp chất axit carnosic và axit rosmarinic trong Hương thảo có tác dụng giúp giảm lượng đường trong máu bằng cách tạo ra các hiệu ứng giống như insulin và thúc đẩy sự hấp thụ glucose vào các tế bào cơ.

Ngoài ra, Hương thảo còng có các lợi ích khác như bảo vệ sức khỏe tim mạch, làm giảm nguy cơ suy tim sau cơn đau tim, hỗ trợ giảm cân, giảm rụng tóc.

lợi ích của hương thảo 2

Hương thảo gíup cải thiện tế bào não

3. Bài thuốc kinh nghiệm chữa bệnh từ Hương thảo

Bài thuốc giảm sưng đau bàn chân

Cách thực hiện: Lấy 30g nhánh hương thảo nấu cùng với 1 lít nước trong 10 phút sau đó tắt bếp, chắt lấy nước để ngâm chân.

Bài thuốc cải thiện tiêu hóa, căng thẳng

Cách thực hiện: Ngâm lá hương thảo 200g với lá bạc hà 100g cùng 1 lít rượu trắng 40 độ. Hàng ngày lấy 2ml rượu đã ngâm pha cùng nước ấm uống 2 lần.

Bài thuốc chữa đau đầu, lợi tiểu

Cách thực hiện: Lấy 1 lá vối, 10g thảo quyết minh, 3 lá hương thảo tươi hãm cùng nước sôi rồi hãm như hãm trà, uống 2 cốc/ngày.

Bài thuốc chữa loét miệng

Cách thực hiện: Dùng 30g lá hoắc hương, 30g lá hương thảo sắc lấy nước súc miệng 2 lần/ngày.

Bài thuốc chữa đau bụng kinh

Cách thực hiện: Chuẩn bị đầy đủ 20g mỗi loại dược liệu: ích mẫu, ngải cứu, nhọ nồi, hương thảo, củ gấu rồi rửa sạch, sắc nước uống trước kỳ kinh 10 - 15 ngày, 2 lần/ngày.

Bài thuốc chữa chán ăn, mất ngủ

Cách thực hiện: Mạch môn 20g, hương thảo 20g, nhân trần 6g, ngải cứu 10g, rẻ quạt 4g, vỏ bưởi đào khô 4g, đem sắc cùng với 550ml nước đến khi còn 250ml thì chắt nước thuốc chia làm 2 lần/ ngày, uống thuốc khi nước còn ấm.

Bài thuốc chữa sưng đau do mụn nhọt

Cách thực hiện: Giã nhuyễn 50g lá hương thảo tươi đã được rửa sạch rồi đắp vào nốt mụn nhọt 10 - 15 phút 2 lần/ngày.

4. Lưu ý khi dùng hương thảo để chữa bệnh

Không dùng vị thuốc Hương thảo liên tục trên 3 tuần.

Lá hương thảo dùng quá liều có thể gây co thắt đường ruột, chóng mặt, phù phổi, mất ý thức,... Nếu phát hiện biểu hiện này cần dừng ngay và đến cơ sở y tế kiểm tra, có biện pháp khắc phục.

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây hương thảo có thể hỗ trợ điều trị bệnh nhưng cần một khoảng thời gian đủ liệu trình.

Tóm lại, Hương thảo là vị thuốc được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc đông y với có nhiều công dụng hiệu quả cho sức khỏe. Tuy nhiên, để sử dụng an toàn, hiệu quả, người dùng cần tham khảo ý kiến hướng dẫn của bác sĩ đông y trước khi sử dụng Hương thảo trong phòng và chữa bệnh.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Lợi ích của Hương thảo đối với sức khoẻ

Lợi ích của Hương thảo đối với sức khoẻ

Hương thảo là vị thuốc lành tính được sử dụng trong các bài thuốc Đông y có hương thảo có tác dụng lợi tiểu, thông kinh, phá ứ huyết, lợi mật, giảm viêm, được dùng để chữa mụn nhọt, kinh nguyệt không đều, mất ngủ, đau nửa đầu,…
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC DẠNG VITAMIN B6

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC DẠNG VITAMIN B6

Vitamin B6 có nhiều dạng khác nhau trong tự nhiên và sản phẩm bổ sung. Hiểu rõ sự khác biệt giữa các dạng vitamin B6 giúp bạn chọn lựa nguồn bổ sung phù hợp nhất với nhu cầu sức khỏe của mình.
Cây Mú Từn – Vị thuốc dân gian quý giúp tăng cường sinh lý, giảm đau xương khớp

Cây Mú Từn – Vị thuốc dân gian quý giúp tăng cường sinh lý, giảm đau xương khớp

Trong dân gian, đặc biệt là ở các vùng núi phía Bắc, đồng bào dân tộc thường sử dụng cây Mú từn để chữa đau nhức xương khớp và tăng cường sinh lý. Vậy thực sự cây thuốc này có công dụng gì, đã được nghiên cứu ra sao?
Hướng dẫn thí sinh cách đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Hướng dẫn thí sinh cách đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Theo hướng dẫn về một số nội dung tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kỳ thi sẽ diễn ra trong các ngày 25, 26, 27 và 28 tháng 6 năm 2025.
Đăng ký trực tuyến