Cây Bùng Bục – Vị Thuốc Chữa Viêm gan, Sa tử cung và nhiều bệnh lý khác

Thứ ba, 11/03/2025 | 15:04

Cây Bùng bục, dược liệu phổ biến ở rừng núi Việt Nam, hỗ trợ trị viêm gan mạn, sa tử cung, sa trực tràng, bệnh tiết niệu, đau dạ dày, lở miệng, trĩ, phù thai và huyết trắng. Dân gian dùng cây này chữa nhiều bệnh hiệu quả.

Hãy cùng tôi khám phá thêm những công dụng hữu ích và những lợi ích sức khỏe mà loại thảo dược tự nhiên này mang lại!

01741681073.jpeg

Hình ảnh cây Bùng bục

1. Đặc điểm chung về Cây Bùng bục:

Tên gọi khác: Cây bùm bụp, bông bét, Ba bét trắng, Bai bai.

Tên khoa học: Mallotus barbatus Muell - họ Thầu dầu - Euphorbiaceae. 

1.1 Mô tả thực vật

Cây bùm bụp là loài cây nhỡ, cao từ 1,5 đến 2m, cành non có nhiều lông vàng nhạt.

Lá mọc so le, hình tim, đầu lá nhôn, phiến lá dài từ 15-18cm.

Hoa bùm bụp là hoa khác gốc, có cụm hoa đực dài đến 50cm,

Quả loại nang , có 2 van; vỏ có gai mềm phủ đầy lông màu gỉ sắt; Hạt màu đen bóng.

Mùa hoa vào tháng 4-5 và quả chín vào tháng 8-9.

1.2 Phân bố, Sinh thái

Cây bùm bụp phân bố rộng rãi tại các tỉnh rừng núi Việt Nam như Sơn La, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Ninh Bình, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Ngoài ra, cây còn được tìm thấy ở Trung Quốc và một số quốc gia đông Nam Á. Cây thường mọc ở ven rừng, bãi hoang hoặc nương rẫy cũ, khả năng tái sinh hạt mạnh.

2. Bộ phận dùng, chế biến và bảo quản

Bộ phận dùng: Rễ, vỏ thân và lá cây bùm bụp được sử dụng làm thuốc.

Chế biến: Thu hái quanh năm, rửa sạch, loại bỏ tạp chất, dùng tươi hoặc phơi khô.

Bảo quản: Để ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc.

3. Thành phần hóa học

Cây bùm bụp chứa nhiều hợp chất quan trọng như:

  • Saponin triterpenoid pentacyclic
  • Coumarin
  • Alkaloid
  • Flavonoid, diterpenoid, steroid

Những hợp chất này có tác dụng kháng vi-rút, bảo vệ gan, và tiêm năng điều trị ung thư.

Trong hạt còn có một chất sáp có thể dùng làm nến hay sáp 

4. Tác dụng – công dụng

Dược sĩ CKI - Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM - trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết:

* Theo y học hiện đại

Cây Bùm bụp đã được nghiên cứu và chứng minh có nhiều công dụng hữu ích trong điều trị các bệnh lý khác nhau. Rễ cây có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến gan, lá lách, hệ tiêu hóa và các vấn đề phụ khoa như:

  • Viêm gan mạn tính, sưng gan, lá lách.
  • Sa tử cung và trực tràng.
  • Viêm ruột tiêu chảy.
  • Phụ nữ phù thũng khi mang thai, Huyết trắng,

* Theo Y học cổ truyền

Trong Y học cổ truyền, cây Bùm bụp có vị hơi đắng và chát, tính bình, mỗi bộ phận của cây có công dụng khác nhau:

  • Rễ: Hoạt huyết, bổ vị tràng, thu liễm. Dùng để điều trị viêm gan, sa tử cung, viêm ruột tiêu chảy, tiểu đục.
  • Lá và vỏ: Cầm máu, tiêu viêm, chống nôn. Dùng ngoài chữa  trị các bệnh viêm tai giữa, cụm nhọt, đòn ngã tổn thương.

Ngoài ra, ở một số địa phương như Nghệ An, Hà Tĩnh, hạt cây Bùng bục được ép lấy dầu để thắp sáng. Tại Trung Quốc, vỏ thân cây được dùng để sát trùng, chữa nôn mửa và nấu thành cao dán lên mụn nhọt nhằm giảm mủ, thúc đẩy lên da non.

Cây này còn được sử dụng để hỗ trợ tiêu hóa, điều trị loét tá tràng và đau dạ dày.

Một nghiên cứu năm 2020 cho thấy, các hợp chất chromene từ dịch chiết lá Bùng bục có tiềm năng phát triển thuốc chống ung thư.

* Cách dùng – liều dùng:

Liều lượng sử dụng phổ biến là 15 – 30g/ngày,

Dạng dùng: có thể dùng dưới dạng sắc thuốc, nấu cao, hoặc tán bột để bôi ngoài.

Lá tươi còn giã đắp điều trị các bệnh về da.

11741681073.png

5. Một số bài thuốc dân gian từ cây Bùm bụp

Chia sẻ với sinh viên trường Cao đẳng Y Dược TPHCM một số bài thuốc:

  • Chữa viêm gan mạn tính, sưng gan, lá lách:
    • Thành phần: Rễ Bùm bụp 15g, rễ Muồng truổng 30g, rễ Sim 30g.
    • Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang.
  • Chữa sa tử cung và trực tràng:
    • Thành phần: Rễ Bùm bụp 30g, rễ Kim anh 15g.
    • Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang.
  • Chữa băng huyết sau khi sinh:
    • Thành phần: Vỏ thân Bùm bụp 15g, thân cây Lấu 12g, rễ Vú bò 12g, cành lá Chua ngút 12g.
    • Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang.
  • Chữa tiểu đục, lợi tiểu, thanh nhiệt:
    • Thành phần: Rễ Bùm bụp 20 – 30g.
    • Cách dùng: Sắc với 500ml nước còn 100ml, uống khi còn ấm.
  • Trị vết thương do rắn cắn:
    • Thành phần: Lá Bùm bụp tươi.
    • Cách dùng: Giã nát, đắp trực tiếp lên vết thương, băng cố định.
  • Lưu ý khi sử dụng cây Bùm bụp
  • Trước khi sử dụng cây Bùm bụp tươi, cần ngâm và rửa sạch với nước muối pha loãng để tránh nhiễm khuẩn.
  • Cây Bùm bụp dễ nhầm lẫn với cây Khôi tía. Lá Khôi tía dài và thuôn hơn, mặt dưới có màu tía, trong khi lá Bùm bụp có mặt dưới màu trắng bạc.
  • Nên mua dược liệu tại các cơ sở uy tín, đảm bảo chất lượng và có giấy phép hoạt động.

Kết luận

Cây Bùm bụp là dược liệu quý có nhiều công dụng trong điều trị các bệnh lý gan, tiêu hóa, phụ khoa và hỗ trợ cầm máu, sát trùng. Tuy nhiên, phần lớn các bài thuốc dân gian chỉ được lưu truyền mà chưa có nhiều nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả cụ thể.

Hiện nay, nhu cầu sử dụng cây Bùm bụp trong y học cổ truyền ngày càng tăng, trong khi nguồn dược liệu tự nhiên đang bị khai thác quá mức, dẫn đến nguy cơ cạn kiệt. Để bảo tồn và phát triển bền vững, cần có các nghiên cứu khoa học chuyên sâu hơn, đồng thời xây dựng mô hình trồng trọt và khai thác hợp lý.

Theo Quyết định số 1976/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển dược liệu đến năm 2030, cây Bùm bụp có tiềm năng trở thành một trong những dược liệu chủ lực được quy hoạch và phát triển tại các vùng dược liệu trọng điểm như Quảng Nam, mở ra hướng đi mới cho việc bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu này trong tương lai./.

DsCKI. Nguyễn Quốc Trung

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: Cây Bùng bục
Lợi ích của Hoa ngũ sắc đối với sức khoẻ

Lợi ích của Hoa ngũ sắc đối với sức khoẻ

Hoa ngũ sắc là vị thuốc được sử dụng trong y hoc cổ truyền có tác dụng giải nhiệt, hạ sốt, trừ thấp và được dùng để điều trị bệnh phong thấp, đau xương, quai bị, sốt cao, ho ra máu, cao huyết áp,…
Thiên Cân Bạt -Vị thuốc Kiện gân, xương và thanh phế hiệu quả

Thiên Cân Bạt -Vị thuốc Kiện gân, xương và thanh phế hiệu quả

Thiên Cân Bạt (Radix Flemingiae) là dược liệu quý trong y học cổ truyền, có tác dụng kiện gân cốt, thanh phế, giải độc, giảm viêm, giãn cơ. Cây mọc hoang trên đồi núi và được dùng lâu đời trong bài thuốc dân gian.
ÍCH TÂM KHANG – SẢN PHẨM TỪ THẢO DƯỢC HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ HỞ VAN TIM

ÍCH TÂM KHANG – SẢN PHẨM TỪ THẢO DƯỢC HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ HỞ VAN TIM

Bệnh tim mạch phổ biến, ảnh hưởng sức khỏe. Nhiều người dùng thảo dược hỗ trợ điều trị, đặc biệt hở van tim. Ích Tâm Khang là sản phẩm tiêu biểu, kết hợp y học cổ truyền và công nghệ hiện đại, giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Công dụng của Mộc hương đối với sức khoẻ

Công dụng của Mộc hương đối với sức khoẻ

Mộc hương là một thảo dược thường sử dụng trong đông y làm thuốc hỗ trợ tiêu hóa, bổ dạ dày, tăng sức khoẻ tim, trừ đờm, lợi tiểu, chữa đầy hơi, ợ chua, tả, lỵ, nôn mửa,…
Đăng ký trực tuyến