Lợi ích tuyệt vời của lá bàng đối với sức khoẻ con người
Thứ sáu, 10/01/2025 | 14:37
Công dụng của lá bàng từ lâu được sử dụng trong dân gian điều trị các bệnh viêm nhiễm như viêm da cơ địa, viêm họng, làm lành vết thương, sâu răng, viêm nhiễm phụ khoa, phòng ngừa ung thư,…Hãy cùng tìm hiểu những công dụng tuyệt vời của dược liệu này nhé.!
Lá bàng tươi (Folium Terminalia catappae) là bộ phận lá từ cây bàng. Cây bàng có danh pháp khoa học là Terminalia catappa L. họ Bàng – Combretaceae, được nhiều nơi trồng xung quanh nhà để làm cảnh, che bóng mát. Trong dân gian lá bàng được lưu truyền với các bài thuốc chữa viêm da cơ địa rất hiệu qủa.
Cây bàng có thân to, sống lâu năm, cao đến 20m, có các cành mọc dạng vòng. Lá bàng rất to dài 20-30cm, rộng 10-15cm, có hình trái xoan ngược, phần chóp tròn, gốc thon lại và cụt, mặt trên lá nhẵn, mặt dưới lá có lông nhung nhạt. Hoa nhiều, mọc thành dạng bông, có lông hung dài 15-20cm. Quả bàng hình trái xoan, trơn láng nhọn 2 đầu, mép rìa 2 bên hẹp, quả dài 4cm, rộng 3cm, bên trong quả có cơm màu vàng đỏ, có xơ. Hạt trắng, chứa nhiều dầu béo. Cây thay lá vào khoảng tháng 2, các lá già rụng đi, cây tự mọc lá non. Cây ra hoa từ tháng 3-7, từ tháng 4-9 thì có quả. Bộ phận sử dụng làm thuốc của cây bàng là vỏ, lá và hạt.
Thành phần hóa học của lá bàng tưưi gồm có các thành phần như flavonoid, tanin, saponin, chloroform, glycosides, alkaloids, carbohydrates, protein, amino acid…Các thành phần của lá bàng có tác dụng chống oxy hóa mạnh, chống viêm, hỗ trợ điều trị viêm nhiễm.
Hãy cùng DSCKI, giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM - trường Cao đẳng Y Dược Pasteur về công dụng của Lá bàng với sức khỏe cụ thể dưới đây nhé!
2. Những công dụng của lá bàng đối với sức khoẻ con người
Theo Y học cổ truyền
Lá bàng được gọi là Lãm nhân thụ diệp. Lá bàng có vị cay hơi đắng, tính mát, quy vào các kinh Phế, Can, Đại trường, có các tác dụng khư phong thanh nhiệt, làm ra mồ hôi, chỉ khái chỉ thống, giải độc, sát trùng, kích thích tế bào da sản sinh mới, làm giảm triệu chứng ngứa rát, nổi mề đay.
Lá bàng thường được dùng trong các trường hợp chữa viêm da cơ địa, cảm mạo phát nhiệt, ho do đàm nhiệt, đau đầu, cảm sốt, đau nhức xương khớp do phong thấp, đau do sán khí, chứng xích lỵ, các chứng ung nhọt, lở loét, viêm khớp do phong thấp, đau đầu, sán khí. Nước sắc lá non trị chứng ghẻ ngứa, phong hủi và các bệnh viêm nhiễm ngoài da khác.Lá bàng non tươi giã nát, xào nóng để đắp và chườm vào nơi đau nhức.
Theo Y học hiện đại
Kháng khuẩn, kháng nấm
Chiết xuất lá bàng tươi có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, tác dụng với nhiều chủng vi khuẩn gram âm, gram dương và nấm khác nhau, như Bacillus cereus, Staphylococcus aureus, Eschiershea coli, K. pneumonea, Citrobacter sp., Pseudomonas aerogenosa và nấm Candida albicans, Aspergillus, Enterobacter aerogenes, Salmonella typhimurium, Klebsiella pneumoniae, Escherichia coli, Streptococcus faecalis, Streptococcus cremoris, Streptococcus agalactiae và Candida tropicalis.
Với đặc tính đặc tính chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng nấm, kháng viêm trong lá bàng tươi được sử dụng điều trị viêm da cơ địa dùng với dạng giã đắp ngoài hoặc nấu nước tắm cho hiệu quả điều trị tốtkích thích sản sinh tế bào, đẩy nhanh tốc độ làm lành vết thương. Kìm hãm hoạt động của nhiều loại vi khuẩn, nấm phụ khoa, giúp giảm triệu chứng ngứa rát tại vùng kín, điều tiết dịch âm đạo, ngăn chặn bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa thường gặp.
Các hợp chất Tanin, Phytosterol trong lá bàng có khả năng ngăn chặn hoạt động của yếu tố gây viêm họng, làm giảm lượng axit uric, hạn chế tình trạng viêm sưng trong khoang miệng. Có thể xông hơi lá bàng giảm nhanh tình trạng đau rát họng, điều trị viêm họng, sâu răng.
Chống viêm
Lá bàng chứa các chất chống oxy hoá như Saponin, Flavonoid, Tanin, Punicalagin, Phytosterol, có tác dụng chống viêm, chống lại gốc tự do, chống loét, chống độc, chống virus, kháng khuẩn và bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương do vi khuẩn gây hại, nâng cao khả năng miễn dịch và giảm nguy cơ mắc ung thư. Phytosterol trong lá bàng có tác dụng làm giảm axit uric có trong máu, giảm sưng viêm, giảm sưng phù, hiệu quả trong điều trị các bệnh lý viêm như viêm họng, vuêm dạ cơ địa, viêm phụ khoa và giúp mau lành vết thương.
Lá bàng tươi có nhiều tác dụng đối với sức khỏe
Chống đái tháo đường
Lá bàng tươi có khả năng bảo vệ tế bào beta tuyến tụy (tế bào này tiết ra insulin giúp điều hòa đường huyết ổn định), giảm và điều hoà đường huyết và ngăn ngừa đái tháo đường. Đồng thời, ức chế hiệu quả của men a-glucosidase - là men chính trong quá trình thoái giáng carbonhydrate thành glucose trong máu để để làm tăng đường huyết. Từ đó làm hạn chế đường huyết tăng cao, bảo vệ tuyến tụy, ngăn ngừa đái tháo đường.
Chống ung thư
Lá bàng non có nhiều hợp chất flavonoids, saponin… là những chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng quét các gốc tự do, giúp tái sửa chữa tế bào tổn thương, bảo vệ tế bào, ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư.
Bài thuốc trị viêm da cơ địa
Bài thuốc bôi trị viêm da cơ địa: lấy một nắm lá bàng non rửa sạch, giã cùng một ít muối hạt. Lấy dịch thuốc bôi lên vùng da bị viêm, đợi 15 phút rồi rửa sạch lại với nước ấm.
Bài thuốc đắp trị viêm da cơ địa: lấy một nắm lá bàng non rửa sạch, giã nhuyễn, đắp lên vùng da bị bệnh, sau 15 phút bỏ ra, rửa sạch lại với nước ấm.
Bài thuốc tắm trị viêm da cơ địa: lá bàng non rửa sạch, nấu sôi 10 phút cùng một ít muối hạt, để nước ấm rồi tắm. Sau đó xả lại với nước sạch.
Để quá trình điều trị viêm da cơ địa bằng lá bàng tươi được hiệu quả. Người bệnh cần hiểu rõ tình trạng bệnh trước khi sử dụng lá bàng trị bệnh. Nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi bắt đầu điều trị với lá bàng.
Nên lựa chọn lá bàng non, vì lá quá già sẽ không đảm bảo dược tính đủ để trị bệnh. Cũng cần tránh những lá sâu, bệnh, để tránh gây kích ứng thêm cho da.
Trong quá trình điều trị, nếu có dị ứng, phản ứng bất thường thì nên dừng liệu trình điều trị lại.
Trong quá trình điều trị, hạn chế dùng thực phẩm dễ gây dị ứng dị, chất kích thích như: rượu, bia, hải sản, măng, cà…
Mặc quần áo rộng rãi , thoáng mát, tránh cọ xát vào vùng da bị bệnh. Tránh cào gãi lên vùng da đang điều trị
Tóm lại, Lá bàng là vị dược liệu dân gian được sử làm thuốc chữa một số bệnh hiệu quả tại nhà. Tuy nhiên, để sử dụng lá bàng có hiệu quả và an toàn người bệnh nên tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế trước khi dùng lá bàng trong hỗ trợ phòng chữa bệnh.
Bạch chỉ nam (Millettia pulchra Kurz) thuộc họ Đậu, mọc tự nhiên ở miền Bắc và rải rác miền Nam Việt Nam. Trong y học cổ truyền, rễ cây được dùng trị cảm mạo, sốt, không ra mồ hôi, ngạt mũi, đau nhức, viêm da dị ứng sơn và hỗ trợ chữa đậu mùa.
Trường Đại học Công nghệ, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-UET), đã tăng chỉ tiêu tuyển sinh do mở thêm bốn ngành và chương trình đào tạo mới, bao gồm cả lĩnh vực đào tạo chuyên sâu về vi mạch.
Cây trúc đào (Nerium oleander) thuộc họ Trúc đào, có nguồn gốc từ khu vực Địa Trung Hải nhưng hiện nay được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở các vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Lutein là một carotenoid quan trọng với sức khoẻ, được biết đến như một chất dinh dưỡng vàng có vai trò đặc biệt trong việc duy trì sức khoẻ mắt và ngăn ngừa nhiều loại bệnh tật. Dưới đây là những lợi ích của lutein mang lại cho sức khoẻ và cách dùng chi tiết.