Lưu ý khi sử dụng thuốc lợi tiểu quai

Thứ hai, 13/05/2024 | 15:12

Thuốc lợi tiểu quai được áp dụng để tăng quá trình loại bỏ muối và nước qua thận, từ đó giảm lượng nước trong cơ thể và không gian tế bào. Bệnh nhân cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị.

1. Thuốc lợi tiểu quai gì?

01715588465.jpeg

Lưu ý khi sử dụng thuốc lợi tiểu quai

DSCKI, cô Nguyễn Hồng Diễm – Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết: Thuốc lợi tiểu quai có hoạt tính là làm tăng đào thải muối natri và nước qua thận bằng cách thuốc gây ức chế sự tái hấp thu ion Natri tại ống thận, do đó làm cho ta đi tiểu tiện nhiều hơn. Thuốc lợi tiểu quai thường được chỉ định trong các trường hợp như người bệnh cao huyết áp, thuốc làm tăng đào thải nước tiểu, làm giảm khối lượng nước trong cơ thể nên gián tiếp làm hạ huyết áp, thường được sử dụng kết hợp làm tăng thêm tác dụng của các thuốc hạ huyết áp khác; Người bị suy tim, thuốc lợi tiểu gián tiếp làm giảm khối lượng máu lưu hành, làm giảm tiền gánh, tạo điều kiện cho cơ tim đã bị suy yếu hoạt động được tốt hơn; Người bịph ù, thuốc lợi tiểu giúp loại nước bị ứ trong cơ thể do bị bệnh về phổi (phù phổi), gan (xơ gan), thận (hội chứng thận hư).

Đặc tính của thuốc lợi tiểu quai không được dùng để cân bằng nước và Natri trừ khi được sử dụng để điều trị tình trạng phù và tăng huyết áp động mạch.

Nhóm thuốc lợi tiểu quai tác động ở nhánh trên của quai Henlé nằm trên vùng tủy thận, nên có tác dụng lợi tiểu rất mạnh và làm mất muối natri nhanh hơn nhóm thuốc lợi tiểu thiazid. Do đó, thuốc lợi tiểu quai thích hợp dùng trong các trường hợp suy tim và phù nặng. Nhóm thuốc lợi tiểu quai cũng gây hạ kali máu.

Các thuốc lợi tiểu quai thường sử dụng trên lâm sàng bao gồm: Flurosemid, Bumetamid, Torsemide, Acid ethacrynic.

2. Thuốc lợi tiểu quai được sử dụng cho những trường hợp nào?

Thuốc lợi tiểu quai được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:

Người bị bệnh tăng huyết áp: Thuốc làm tăng đào thải nước tiểu, làm giảm khối lượng nước trong cơ thể nên gián tiếp làm hạ huyết áp. Có thể sử dụng đơn độc thuốc lợi tiểu quai hoặc phối hợp các nhóm thuốc hạ huyết áp khác.

Người bị suy tim: Thuốc lợi tiểu gián tiếp làm giảm khối lượng máu lưu hành, làm giảm tiền gánh, tạo điều kiện cho tim đã bị suy yếu hoạt động tốt hơn.

Người bị phù: Thuốc lợi tiểu giúp tăng cường đào thải nước bị ứ trong cơ thể do bị bệnh về phổi (phù phổi), phù do suy tim, gan (xơ gan), thận (suy thận, viêm cầu thận, hội chứng thận hư).

Người bệnh suy thận mạn tính, các thuốc lợi tiểu quai là lựa chọn hàng đầu với liều đáp ứng tuỳ vào mức độ suy thận. Việc sử dụng nhóm lợi tiểu thiazide cho người bệnh suy thận mạn tính ít hiệu quả còn lợi tiểu giữ kali trở lên nguy hiểm do nguy cơ làm tăng kali máu.

Dùng trong các trường hợp cấp cứu bao gồm: tăng huyết áp cấp tính; tăng calci máu ở người bị ung thư di căn xương, đa u tủy xương; phù phổi cấp giúp giãn mạch nhanh và sớm trước khi có tác dụng lợi tiểu.

3. Lưu ý sử dụng đúng cách các thuốc lợi tiểu quai?

Trong khi điều trị bằng thuốc lợi tiểu quai, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo đúng liều dùng, cách dùng và đúng liệu trình sử dụng thuốc do bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Người bệnh không được tự ý ngưng, bỏ thuốc nửa chừng ngay sau khi giảm triệu chứng bệnh.

Người bệnh không nên tự ý dùng đồng thời các thuốc khác trong khi đang điều trị bệnh bằng thuốc lợi tiểu quai. Nên hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị hoặc phải báo cho bác sĩ điều trị rõ các thuốc đang dùng khi được chỉ định thuốc lợi tiểu quai để bác sĩ chỉ định thuốc dùng thích hợp.

Sử dụng thuốc lợi tác động ở quai Henle, có tác dụng tăng thải muối natri và đồng thời tăng thải lượng kali trong máu. Trong khi đó, nồng độ kali trong máu đóng vai trò quan trọng trong việc co bóp tim và duy trì thể trạng của cơ thể. Vì vậy, khi điều trị bằng thuốc lợi tiểu quai, người bệnh nên bổ sung kali như ăn nhiều chuối hoặc các chế phẩm chứa kali.

Khi người bệnh dùng thuốc lợi tiểu quai mà lại có triệu chứng co cứng cơ, chuột rút, yếu cơ, mệt mỏi, khát nhiều, bất an, mạch nhanh, cần phải đến ngay các cơ sở y tế để xử trí kịp thời tình trạng mất kali do dùng thuốc lợi tiểu.

4. Chống chỉ định và thận trọng cần lưu ý của thuốc lợi tiểu quai?

Người mẫn cảm với các thuốc lợi tiểu quai

Người bệnh đang trong tình trạng tắc nghẽn hoàn toàn đường tiết niệu như bí tiểu do phì đại tiền liệt tuyến, sỏi niệu đạo, sỏi niệu quản gây ứ nước thận,... Trước khi chỉ định thuốc lợi tiểu cần giải quyết triệt để tình trạng tắc nghẽn đường tiết niệu bằng các cách như đặt sonde tiểu, mở thông bàng quang, can thiệp hoặc mổ lấy sỏi, dẫn lưu bể thận qua da).

Người bệnh có huyết động không ổn định, huyết áp thấp.

Người bệnh có các dấu hiệu mất nước hay thiếu dịch như da khô, niêm mạc khô, có nếp véo da, khát nước. Cần thực hiện bù thể tích tuần hoàn trước.

Người bệnh bị cô đặc máu. Nên thực hiện xét nghiệm kiểm tra công thức máu, bù thể tích tuần hoàn trước, bù áp lực keo trong trường hợp hội chứng thận hư.

Người bị phù và tăng huyết áp do có thai do có thể gây cạn ối, gây thiếu máu thai và teo thai.

5. Những tác dụng phụ cần lưu ý của thuốc lợi tiểu quai?

Các thuốc lợi tiểu quai có thể gây ra một số tác dụng phụ trong quá trình sử dụng thuốc như sau:

Gây mất nước và điện giải với các biểu hiện chuột rút, mệt mỏi, hạ huyết áp, tăng lượng acid uric trong máu.

Nếu sử dụng thuốc lợi tiểu quai kéo dài có thể dẫn đến tăng thải trừ các ion Kali, Clo và H+. Gây nhiễm kiềm giảm Kali hoặc nhiễm kiềm giảm Clo.

Nếu sử dụng thuốc lợi tiểu quai trong thời gian dài có thể gây hạ Magie máu với biểu hiện loạn nhịp tim và hạ Calci máu.

Khi sử dụng đồng thời với Digitalis (Digoxin) có thể làm tăng tác dụng gây độc do hạ Magie và hạ Kali huyết thanh.

Nều dùng điều trị liều cao gây giảm thể tích máu.

Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hạt.

Hạ huyết áp thế đứng.

Giảm kali huyết, giảm natri huyết, giảm magie huyết, giảm calci huyết, tăng acid uric huyết, nhiễm kiềm do giảm clo huyết.

Gây tăng nồng độ cholesterol và triglycerid trong huyết tương.

Tăng glucose huyết, glucose niệu.

Phản ứng dị ứng trên da, phát ban da, viêm mạch.

Gây độc tính trên dây VIII gây điếc, ù tai, giảm thính lực có hồi phục (ở liều cao).

Gây tăng đường huyết, rối loạn tiêu hóa, rối loạn chức năng gan, rối loạn chức thận, giảm bạch cầu, giảm hồng cầu, sẩn ngứa, tê bì.

11715588465.jpeg

Sử dụng thuốc lợi tiểu quai theo chỉ định của bác sĩ kê đơn

6. Những tương tác thuốc cần lưu ý của thuốc lợi tiểu quai?

Thuốc Cephalosporin, Cephaloridine, Cephalothin, amphotericin: Dùng đồng thời với các thuốc lợi tiểu quai, làm tăng tác dụng độc tính tính cho thận. Vì vậy việc chọn lựa thuốc lợi tiểu quai sẽ tuỳ theo vào sự chỉ định điều trị vào tình trạng chức năng thận của người bệnh.

Muối lithi: Dùng đồng thời với các thuốc lợi tiểu quai, làm tăng nồng độ lithi/ huyết, có thể gây độc. Nên tránh dùng chùng hoặc nếu kết hợp chung cần theo dõi được lithi huyết chặt chẽ.

Aminoglycosid: Dùng đồng thời với các thuốc lợi tiểu quai, làm tăng độc tính cho tai và thận. Tránh dùng chung.

Glycosid tim: Dùng đồng thời với các thuốc lợi tiểu quai, làm tăng độc tính do hạ K+ máu. Người bệnh cần được theo dõi nồng độ kali huyết và điện tâm đồ.

Thuốc chống viêm không steroid: Dùng đồng thời với các thuốc lợi tiểu quai, làm giảm tác dụng lợi tiểu. Corticosteroid hiệp đồng làm tăng thải K+.

Thuốc chữa đái tháo đường: Dùng đồng thời với các thuốc lợi tiểu quai, có nguy cơ gây tăng glucose huyết. Cần thiết phải dùng chung nên theo dõi và hiệu chỉnh liều.

Thuốc giãn cơ không khử cực: Dùng đồng thời với các thuốc lợi tiểu quai, làm tăng tác dụng giãn cơ.

Thuốc chống đông: Dùng đồng thời với các thuốc lợi tiểu quai, làm tăng tác dụng chống đông.

Cisplatin: Dùng đồng thời với các thuốc lợi tiểu quai, làm tăng độc tính thính giác. Nên tránh dùng chung.

Các thuốc hạ huyết áp: Dùng đồng thời với các thuốc lợi tiểu quai, làm tăng tác dụng hạ huyết áp. Nếu phối hợp chung cần điều chỉnh liều.

Tóm lại, thuốc lợi tiểu quai được xem là một trong những thuốc hỗ trợ đắc lực trong việc điều trị cao huyết áp và các tình trạng phù do tim, thận, gan. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn chỉ định từ bác sĩ để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả điều trị.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Thêm 4 trường đại học Y Dược công bố điểm sàn xét tuyển

Thêm 4 trường đại học Y Dược công bố điểm sàn xét tuyển

Sáng 23/7, một số trường đại học đào tạo ngành Y Dược đã công bố ngưỡng điểm sàn để nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển đại học theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024.
Nhận biết các dấu hiệu của tiểu đường giai đoạn đầu

Nhận biết các dấu hiệu của tiểu đường giai đoạn đầu

Nếu phát hiện sớm, tỷ lệ điều trị thành công sẽ tăng lên, nguy cơ tiến triển bệnh sẽ được ngăn chặn, và chất lượng cuộc sống cũng như tuổi thọ của bệnh nhân sẽ được cải thiện. Vậy các triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường là gì?
Những dấu hiệu nhận biết viêm amidan ở trẻ em

Những dấu hiệu nhận biết viêm amidan ở trẻ em

Viêm amidan là một bệnh lý phổ biến ở mọi độ tuổi, bao gồm cả trẻ nhỏ. Nếu viêm amidan ở trẻ em không được điều trị đúng cách, bệnh có thể tiến triển nghiêm trọng và gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Methotrexat: Thuốc điều trị ung thư và những lưu ý khi sử dụng

Methotrexat: Thuốc điều trị ung thư và những lưu ý khi sử dụng

Methotrexat là thuốc được các chuyên gia y tế chỉ định điều trị ung thư bao gồm ung thư bạch cầu, ung thư phổi, ung thư vú,…và một số bệnh tự miễn như bệnh vẩy nến, viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn.
Đăng ký trực tuyến