Nguyên nhân gây cảm lạnh và các biện pháp khắc phục

Thứ sáu, 11/10/2024 | 11:30

Cảm lạnh là bệnh lý phổ biến thường xảy ra trong thời điểm giao mùa. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do các loại virus như Enterovirus hoặc Rhinovirus, xâm nhập vào cơ thể qua mắt, mũi hoặc miệng.

01728621463.jpeg
Cảm lạnh là bệnh lý phổ biến thường xảy ra trong thời điểm giao mùa

Nguyên nhân nào gây ra cảm lạnh?

Theo Cô Lê Anh Đào - Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, cảm lạnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất ở trẻ em và người lớn tuổi. Đây là bệnh lý đường hô hấp do virus gây ra, ít nghiêm trọng hơn cảm cúm nhưng vẫn làm người bệnh mệt mỏi và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Cảm lạnh thường xuất hiện vào thời điểm thời tiết lạnh, mưa hoặc giao mùa. Do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, trẻ em có nguy cơ gặp phải các vấn đề hô hấp như viêm phổi và viêm phế quản. Virus gây cảm lạnh chủ yếu là Enterovirus và Rhinovirus, xâm nhập qua mắt, mũi, miệng và lây lan qua giọt bắn khi người bệnh ho, nói chuyện hoặc hắt hơi.

Những triệu chứng cảm lạnh phổ biến

Sau khoảng 2-3 ngày kể từ khi nhiễm virus, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện các triệu chứng ở mũi, xoang, họng, kéo dài từ 3-7 ngày. Khả năng lây bệnh cao nhất trong 3 ngày đầu.

Cảm lạnh kèm đau đầu thường có triệu chứng nhẹ và có thể tự khỏi sau 1 tuần, tuy nhiên, biểu hiện khác nhau ở mỗi người.

Các dấu hiệu thường gặp bao gồm:

  • Đau đầu, đau nhức cơ thể và cảm giác kiệt sức.
  • Ho, hắt hơi;
  • Viêm họng, đau họng;
  • Ngạt mũi, chảy nước mũi, nước mắt;
  • Khó thở;
  • Sốt nhẹ;
  • Ít phổ biến hơn: mất cảm giác vị giác, sưng hạch bạch huyết và cảm giác áp lực gia tăng ở mặt và tai.

Dù tình trạng này thường tự khỏi, nếu không điều trị đúng cách, cảm lạnh có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, suy hô hấp, trụy tim mạch. Nếu triệu chứng không giảm, bệnh nhân nên đi khám để được điều trị kịp thời.

Khi nào cần đi khám bệnh viện khi bị cảm lạnh?

Cần đến khám bệnh viện nếu gặp các triệu chứng sau:

  • Thở khò khè, khó thở;
  • Viêm xoang nặng;
  • Sốt cao trên 38,5°C kéo dài hơn 5 ngày hoặc tái sốt sau khi đã hạ;
  • Đau đầu kéo dài, họng thường xuyên bị đau.

Đối với trẻ nhỏ bị cảm lạnh, phụ huynh cần theo dõi chặt chẽ vì diễn biến bệnh ở trẻ thường nghiêm trọng hơn. Khi trẻ xuất hiện những triệu chứng sau, hãy đưa ngay đến bệnh viện:

  • Sốt cao trên 38°C kéo dài hơn 2 ngày dù đã dùng thuốc hạ sốt;
  • Khó thở, ho, thở khò khè;
  • Đau đầu, đau tai;
  • Uể oải, mệt mỏi, chán ăn;
  • Buồn ngủ bất thường;
  • Rối loạn ý thức.

Phương pháp điều trị cảm lạnh

11728621463.png
Điều trị cảm lạnh

Dược sĩ CK1 Nguyễn Quốc Trung - Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết thêm, cảm lạnh thường được coi là một bệnh lý đơn giản, chủ yếu điều trị triệu chứng. Bác sĩ thường kê đơn cho bệnh nhân các loại thuốc ho, thuốc thông mũi, giảm đau và hạ sốt để giảm bớt triệu chứng.

Ngoài việc sử dụng thuốc, bệnh nhân cũng có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà như súc miệng, súc họng, vệ sinh sạch sẽ mũi miệng và uống nhiều nước ấm hàng ngày.

Cách vệ sinh mũi: Đầu tiên, người bệnh cần hỉ sạch nước mũi và chất nhờn, sau đó rửa mũi bằng dung dịch vệ sinh dạng xịt rồi nhỏ thuốc.

Cách vệ sinh miệng và họng: Súc miệng 2 - 4 lần mỗi ngày bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng. Dung dịch này giúp kháng viêm và làm dịu nhanh chóng cơn đau rát họng.

Uống nước ấm hàng ngày hoặc kết hợp nước gừng và nước chanh với mật ong có tác dụng giảm ho, tiêu đờm và làm dịu cơn đau họng và giữ ấm cho cơ thể.

Phòng ngừa bệnh cảm lạnh như thế nào?

Thời điểm thời tiết giao mùa và thay đổi đột ngột thường tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển và tấn công cơ thể con người. Để hạn chế nguy cơ bị cảm lạnh, bạn nên áp dụng các biện pháp sau:

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt là sau khi đến các địa điểm công cộng.
  • Vệ sinh không gian sống, đảm bảo nhà cửa luôn khô thoáng và sạch sẽ. Đồng thời, đồ dùng cần được khử trùng thường xuyên.
  • Không dùng chung đồ dùng với người khác, nhất là người bị cảm lạnh.
  • Tích cực tập thể dục và duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Mặc dù không nghiêm trọng, nhưng vẫn ảnh sinh hoạt hàng ngày. Người bệnh cần chú ý giảm triệu chứng, vì nếu không điều trị đúng cách, cảm lạnh có thể dẫn đến các vấn đề mãn tính, đặc biệt là ở trẻ em.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: cảm lạnh
Dùng thuốc giảm đau kháng viêm NSAID thế nào cho đúng?

Dùng thuốc giảm đau kháng viêm NSAID thế nào cho đúng?

Thuốc giảm đau kháng viêm NSAID thường được dùng để giảm đau, kháng viêm và hạ sốt. Tuy nhiên,khi sử dụng cần phải được bác sĩ chuyên khoa chỉ định và bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất. Dùng sai cách có thể dẫn đến những tác dụng phụ nghiêm trọng.
Hải kim sa: Vị thuốc dân gian cải thiện bệnh lý tiết niệu

Hải kim sa: Vị thuốc dân gian cải thiện bệnh lý tiết niệu

Hải kim sa (cây bòng bong) là cây leo thân rễ bò, dùng cả cây hoặc bào tử làm thuốc. Với tính hàn, cây giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, trị sỏi thận, tiểu khó, tiểu buốt, tiểu máu, hỗ trợ thông tiểu tiện, giảm sạn thận và cải thiện chức năng bàng quang.
Táo đỏ: Siêu thực phẩm với nhiều lợi ích cho sức khỏe

Táo đỏ: Siêu thực phẩm với nhiều lợi ích cho sức khỏe

Táo đỏ, hay còn gọi là táo tàu với hương vị ngọt ngào tự nhiên và giàu dinh dưỡng, táo đỏ không chỉ là món ăn vặt lý tưởng mà công dụng của táo đỏ còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Các nhóm thuốc giảm đau dạ dày

Các nhóm thuốc giảm đau dạ dày

Đau dạ dày gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe. Thuốc giảm đau dạ dày là giải pháp hiệu quả cho cả đau dạ dày cấp tính và mãn tính, nhưng không phải ai cũng nắm rõ công dụng, cách dùng và tác dụng phụ của chúng.
Đăng ký trực tuyến