Những lưu ý khi sử dụng kháng sinh Macrolid

Thứ ba, 23/04/2024 | 16:13

Macrolid là nhóm thuốc kháng sinh được sử dụng phổ biến trên lâm sàng hiện nay tại Việt Nam. Hãy cùng tìm hiểu và trang bị cho mình kiến thức sử dụng thuốc kháng sinh nhóm Macrolid một cách hợp lý, an toàn và tránh được sự kháng thuốc, gây nguy hiểm cho cộng đồng.

1. Kháng sinh Macrolid là thuốc gì?

01713864588.png

Kháng sinh nhóm Macrolid có phổ hẹp

Theo Dược sĩ CKI Nguyễn Hồng Diễm - Giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết: Macrolid là kháng sinh có nguồn gốc tự nhiên và bán tổng hợp. Có phổ kháng khuẩn hẹp, tác dụng chủ yếu trên một số chủng vi khuẩn Gram dương và nội bào ở mức độ từ nhẹ đến vừa. Các Macrolid hầu như không cho tác dụng với các loại trực khuẩn Gram âm.

  • Phân loại theo đặc điểm cấu trúc hóa học3 loại như sau:

Kháng sinh Macrolid có cấu trúc mạch 14 nguyên tử cacbon: Erythromycin, Roxithromycin, Oleandomycin, Clarithromycin, Dirithromycin;

Kháng sinh Macrolid có cấu trúc mạch 15 nguyên tử cacbon: Azithromycin;

Kháng sinh Macrolid có cấu trúc 16 nguyên tử cacbon: Spiramycin, Josamycin.

  • Cơ chế tác dụng của kháng sinh:

Tác dụng kìm khuẩn của kháng sinh nhóm Macrolid thông qua cơ chế ngăn cản sự tổng hợp protein của vi khuẩn bằng cách kháng sinh sẽ gắn với tiểu phân ribosom 50S của vi khuẩn và cản trở sự hình thành của phức hợp acid amin Tarn. Khi đó, các enzym peptidyltransferase sẽ không kết nối để tạo liên kết peptide gắn với acid amin tiếp theo, dẫn đến quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn không được thực hiện. Kết quả, vi khuẩn không thể phân chia và nhân lên. Bên cạnh đó, kháng sinh Macrolid có tác dụng kích thích hoạt động của các đại thực bào. Khi đại thực bào tăng cường di chuyển đến vị trí của các vi khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn.

Ở nồng độ cao, kháng sinh Macrolid có tác dụng tiêu diệt một số chủng vi khuẩn nhạy cảm.

2. Phổ tác dụng của các kháng sinh nhóm Macrolid

Kháng sinh Macrolid tác dụng chủ yếu trên một số vi khuẩn Gram dương và nhóm không điển hình.

Nhóm kháng sinh Macrolid còn cho hiệu quả tốt với một số loại vi khuẩn nội bào nhưng không có tác dụng trên hầu hết các loại trực khuẩn Gram âm

3. Thuốc kháng sinh Macrolid được sử dụng cho những trường hợp nào?

Người bệnh bị nhiễm khuẩn Gram dương, nội bào ở mức độ từ nhẹ đến vừa trong trường hợp như nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, nhiễm vi khuẩn HP, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn sinh dục, nhiễm khuẩn mô mềm, nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới (viêm phổi, viêm phế quản).

Người bệnh bị dị ứng với Penicillin được chỉ định dùng kháng sinh Macrolid thay thế kháng sinh Penicillin.

Clarithromycin được chỉ định dùng phối hợp nhằm mục đích tiêu diệt vi khuẩn HP gây bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng.

4. Lưu ý sử dụng đúng cách các thuốc kháng sinh Macrolid?

Kháng sinh Macrolid an toàn với cả phụ nữ mang thai và phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.

Thuốc kháng sinh Macrolid dễ mất hoạt tính bởi các loại dịch acid.

Không cần điều chỉnh liều lượng azithromycin khi dùng cho người bệnh suy thận.

Liều dùng và liệu trình dùng của các thuốc kháng sinh nhóm Macrolid theo chỉ định của bác sĩ kê đơn phụ thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn và tình trạng của người bệnh.

Lạm dụng kháng sinh có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như: Kháng sinh tiêu diệt cả những vi sinh vật có lợi trong đường ruột, làm giảm sức đề kháng tự nhiên của cơ thể, biến những lợi khuẩn thành hại khuẩn, làm gia tăng nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh.

11713864588.png

Dùng kháng sinh nhóm Macrolid theo chỉ định của bác sĩ

5. Chống chỉ định và thận trọng cần lưu ý của thuốc kháng sinh Macrolid?

Người bệnh có tiền sử phản ứng dị ứng với kháng sinh Macrolid.

Không được dùng phối hợp thuốc macrolide (clarithromycin hoặc erythromycin) với pimozide, astemizole, cisapride, hoặc terfenadine vì có thể xảy ra rối loạn nhịp tim gây tử vong (như rung nhĩ, rung tâm thất, QT kéo dài, xoắn đỉnh), do erythromycin hoặc clarithromycin ức chế sự trao đổi chất của các thuốc này.

Không sử dụng Clarithromycin ở phụ nữ mang thai, vì có nguy cơ ảnh hướng đến thai nhi.

6. Những tác dụng phụ cần lưu ý của thuốc kháng sinh Macrolid?

Kháng sinh Macrolid tiềm ẩn những tác dụng phụ không mong muốn như: rối loạn tiêu hoá, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, hoa mắt, chóng mặt, nổi mề đay, phát ban, ngứa, hội chứng Stevens – Johnson, sốc phản vệ, tổn thương thính giác khi dùng liều cao và có thể phục hồi khi ngừng thuốc, tăng men gan, ứ mật, viêm gan,

khó thở (hiếm gặp), rối loạn nhịp tim.

7. Những tương tác thuốc cần lưu ý của thuốc kháng sinh Macrolid?

Cytochrome P-450: Clarithromycin tương tác với nhiều loại thuốc bởi vì ức chế enzyme chuyển hóa thuốc ở gan thông qua hệ thống cytochrome P-450 (CYP450).

Warfarin: Khi được dùng cùng với Erythromycin hoặc Clarithromycin, làm tăng thêm thời gian prothrombin/tỉ lệ chuẩn hóa quốc tế thời gian prothrombin (PT/INR).

Lovastatin và simvastatin: Khi được dùng cùng với Erythromycin hoặc Clarithromycin, gây Globin cơ niệu kịch phát

Midazolam và triazolam: Khi được dùng cùng với Erythromycin hoặc Clarithromycin, gây tác dụng phụ ngủ gà.

Theophylline: Khi được dùng cùng với Erythromycin hoặc Clarithromycin, làm tăng tác dụng phụ như buồn nôn, nôn mửa, và co giật

Tacrolimus, cyclosporine và alkaloid cựa lúa mạch: Khi được dùng cùng với Erythromycin hoặc Clarithromycin, làm mức độ huyết thanh tăng cao của các thuốc này.

Tóm lại, để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị, người bệnh cần dùng thuốc kháng sinh Macrolid theo hướng dẫn của bác sĩ kê đơn.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Nguyên nhân gây mệt mỏi đau nhức khắp người và cách khắc phục hiệu quả

Nguyên nhân gây mệt mỏi đau nhức khắp người và cách khắc phục hiệu quả

Nguyên nhân mệt mỏi đau nhức khắp người có thể do căng thẳng, thiếu ngủ hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như rối loạn miễn dịch, viêm nhiễm và bệnh lý mãn tính.
Đi tiểu nhiều có phải dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng?

Đi tiểu nhiều có phải dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng?

Khi tần suất đi tiểu tăng cao một cách bất thường, đặc biệt vào ban đêm hoặc đi kèm các triệu chứng khác như tiểu buốt, tiểu rắt, hoặc đau bụng dưới, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Rostor 20mg: Thuốc hạ mỡ máu và những lưu ý khi sử dụng

Rostor 20mg: Thuốc hạ mỡ máu và những lưu ý khi sử dụng

Rostor 20mg là thuốc được sử dụng trong điều trị tăng cholesterol, rối loạn lipid máu hỗn hợp, tăng cholesterol máu gia đình kiểu đồng hợp tử, phòng ngừa các biến chứng trên tim mạch như xơ vữa động mạch, đột quỵ, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não.
Đường ảnh hưởng đến sức khỏe như nào

Đường ảnh hưởng đến sức khỏe như nào

Đường, thành phần quen thuộc trong chế độ ăn, có mặt từ trái cây, mật ong đến bánh kẹo, nước ngọt. Đường mang lại vị ngọt và sự hài lòng cho khẩu vị, trở thành yếu tố không thể thiếu trong ẩm thực hàng ngày.
Đăng ký trực tuyến