Rostor 20mg: Thuốc hạ mỡ máu và những lưu ý khi sử dụng

Thứ sáu, 22/11/2024 | 14:12

Rostor 20mg là thuốc được sử dụng trong điều trị tăng cholesterol, rối loạn lipid máu hỗn hợp, tăng cholesterol máu gia đình kiểu đồng hợp tử, phòng ngừa các biến chứng trên tim mạch như xơ vữa động mạch, đột quỵ, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não.

1. Rostor 20mg là thuốc gì?

01732260665.png

Rostor 20mg là thuốc hạ mỡ máu

Rostor 20mg là thuốc chứa thành phần hoạt chất Rosuvastatin, có tác dụng giảm cholesterol bằng cách ức chể chọn lọc và cạnh tranh men HMG-CoA reductase, là men xúc tác quá trình chuyển đổi 3-hydroxy-3-methylglutaryl coenzyme A thành mevalonate, một tiền chất của cholesterol.

Rosuvastatin làm tăng số lượng thụ thể LDL trên bề mặt tế bào ở gan, do vậy làm tăng hấp thu và dị hóa LDL và ức chế sự tổng hợp VLDL ở gan, vì vậy làm giảm các thành phần VLDL và LDL.

Hãy cùng trường Cao đẳng Y Dược TPHCM Rostor 20mg: Thuốc hạ mỡ máu và những lưu ý khi sử dụng

2. Dạng thuốc và hàm lượng của Rostor 20mg?

Rostor 20mg được sản xuất dưới dạng thuốc viên nén bao phim và hàm lượng Rosuvastatin là 20 mg.

3. Chỉ định của thuốc Rostor 20mg?

Rostor 20mg được chỉ định điều trị cho những trường hợp sau:

Điều trị tăng mỡ máu nguyên phát, rối loạn mỡ máu nguyên phát: hỗ trợ khi các biện pháp không dùng thuốc và chế độ ăn kiêng không hiệu quả.

Điều trị tăng cholesterol máu gia đình trong trường hợp nhiễm đồng hợp tử, kiểu dị hợp tử: Dùng để bổ trợ cho các liệu pháp trị giảm cholesterol, chế độ ăn kiêng hoặc liệu pháp khác.

Dùng ngăn ngừa sự phát triển chứng xơ vữa động mạch: liệu pháp hỗ trợ cho chế độ ăn kiêng để giảm Cholesterol toàn phần và LDL- Cholesterol đến giới hạn mong muốn.

4. Cách dùng - Liều dùng của thuốc Rostor 20mg?

Cách dùng: Rostor 20mg dùng đường uống không phụ thuộc bữa ăn.

Liều dùng:

Người lớn: Liều khuyến nghị ở trường hợp có nguy cao về tim mạch nặng là 20 mg/lần/ngày.

Người bệnh suy thận: Phải giảm liều theo độ thanh thải creatinin < 60 ml/phút.

Tóm lại, tuỳ theo tuổi, mức độ của bệnh, người bệnh cần thực hiện theo hướng dẫn chỉ định điều trị của bác sĩ về liều dùng và thời gian dùng để đảm bảo đạt hiệu quả.

5. Xử lý khi quên liều thuốc Rostor 20mg?

Nếu người bệnh quên một liều Rostor 20mg nên uống ngay khi nhớ ra trong ngày đó. Không dùng liều gấp đôi. Nếu gần đến giờ dùng thuốc của liều thuốc tiếp theo, chỉ cần uống liều thuốc tiếp theo vào đúng giờ như trong kế hoạch điều trị.

6. Xử lý khi sử dụng quá liều thuốc Rostor 20mg?

Hiện chưa có dữ liệu về quá liều Rostor 20mg. Tuy nhiên, nếu người bệnh có bất kỳ biểu hiện bất thường nào do dùng quá liều, ngừng thuốc ngay và đưa đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị triệu chứng và loại thuốc ra khỏi đường tiêu hoá.

7. Chống chỉ định, lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc Rostor 20mg?

DSCKI, giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM chia sẻ thêm tác dụng phụ của thuốc gồm:

Chống chỉ định của Rostor 20mg:

Người có tiền sử dị ứng với Rostor 20mg hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Phụ nữ có thai

Phụ nữ cho con bú

Người có bệnh lý về cơ.

Người bệnh gan tiến triển bao gồm transaminase huyết thanh >3 lần, không rõ nguyên nhân, tăng transaminase kéo dài.

Người đang dùng cyclosporin.

Người suy thận nặng.

Thận trọng khi sử dụng thuốc Rostor 20mg cho những trường hợp sau:

Lưu ý trước khi bắt đầu điều trị với statin, cần phải loại trừ các nguyên nhân gây tăng cholesterol máu như đái tháo đường kém kiểm soát, thiểu năng giáp, hội chứng thận hư, rối loạn protein máu, bệnh gan tắc mật, do dùng một số thuốc khác, nghiện rượu và cần định lượng cholesterol toàn phần, cholesterol LDL, cholesterol HDL và triglycerid.

Lưu ý sử dụng thuốc Rostor 20mg thận trọng ở người bệnh uống nhiều rượu và/hoặc có tiền sử bệnh gan.

Lưu ý trong các thử nghiệm lâm sàng, một số ít người bệnh trưởng thành uống statin thấy tăng rõ rệt transaminase huyết thanh (> 3 lần giới hạn bình thường). Khi ngừng thuốc ở những người bệnh này, nồng độ transaminase thường hạ từ từ trở về mức trước điều trị. Một vài người trong số người bệnh này trước khi điều trị với statin đã có những kết quả xét nghiệm chức năng gan bất thường và/hoặc uống nhiều rượu. Khuyến cáo làm xét nghiệm enzym gan trước khi bắt đầu điều trị bằng statin và trong trường hợp chỉ định lâm sàng yêu cầu xét nghiệm sau đó.

Lưu ý trước khi điều trị, xét nghiệm CK nên được tiến hành trong những trường hợp: Suy giảm chức năng thận, nhược giáp, tiền sử bản thân hoặc tiền sử gia đình mắc bệnh cơ di truyền, tiền sử bị bệnh cơ do sử dụng statin hoặc fibrat trước đó, tiền sử bệnh gan và/hoặc uống nhiều rượu, bệnh nhân cao tuổi (> 70 tuổi) có những yếu tố nguy cơ bị tiêu cơ vân, khả năng xảy ra tương tác thuốc và một số đối tượng bệnh nhân đặc biệt.

Lưu ý trong quá trình điều trị bằng statin, bệnh nhân cần thông báo khi có các biểu hiện về cơ như đau cơ, cứng cơ, yếu cơ… Khi có các biểu hiện này, bệnh nhân cần làm xét nghiệm CK để có các biện pháp can thiệp phù hợp.

Liệu pháp statin phải tạm ngừng hoặc thôi hẳn ở bất cứ người bệnh nào có biểu hiện bị bệnh cơ cấp và nặng hoặc có yếu tố nguy cơ dễ bị suy thận cấp do tiêu cơ vân, thí dụ như nhiễm khuẩn cấp nặng, hạ huyết áp, phẫu thuật và chấn thương lớn, bất thường về chuyển hóa, nội tiết, điện giải hoặc co giật không kiểm soát được.

Lưu ý chỉ dùng statin cho phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ khi họ chắc chắn không mang thai và chỉ trong trường hợp tăng cholesterol máu rất cao mà không đáp ứng với các thuốc khác.

Lưu ý việc sử dụng đồng thời các thuốc hạ lipid máu nhóm statin với các thuốc điều trị HIV và viêm gan siêu vi C (HCV) có thể làm tăng nguy cơ gây tổn thương cơ, nghiêm trọng nhất là tiêu cơ vân, thận hư dẫn đến suy thận và có thể gây tử vong.

Lưu ý thận trọng với người đang vận hành máy móc hay người đang lái tàu, lái xe. Rostor 20mg có thể gây đau đầu, chóng mặt, Vì vậy, không lái xe, sử dụng máy móc hay làm bất kỳ công việc nào đòi hỏi sự tỉnh táo khi sử dụng thuốc Rostor 20mg.

11732260665.jpeg

Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng Rostor 20mg

8. Tác dụng phụ của thuốc Rostor 20mg?

Thường gặp:

Đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, nhìn mờ, đau cơ, đau đầu, mất ngủ, đau khớp, suy nhược, táo bón, đầy hơi, chóng mặt, tăng chức năng gan.

Ít gặp:

Yếu cơ, bệnh cơ, tăng hàm lượng creatin phosphokinase huyết tương, viêm họng, ho, viêm xoang, viêm mũi, ban da.

Hiếm gặp:

Viêm cơ, tiêu cơ vân, suy thận cấp.

Tóm lại, trong khi sử dụng thuốc Rostor 20mg, người bệnh có bất kỳ triệu chứng bất thường nào do dùng thuốc Rostor 20mg, ngừng thuốc ngay và xin ý kiến hướng dẫn của bác sĩ điều trị để xử trí kịp thời.

9. Rostor 20mg tương tác với các thuốc nào?

Gemfibrozil, các fibrat khác, Niacin liều cao ( > 1 g/ngày), Colchicin: Sử dụng đồng thời với Rosuvastatin, tăng nguy cơ tổn thương cơ

Thuốc ức chế protease của HIV, Atazanavir, Lopinavir + Ritonavir, Atazanavir + Ritonavir: Sử dụng đồng thời với Rosuvastatin, làm tăng nguy cơ gây tổn thương cơ, tiêu cơ vân, suy thận, có thể gây tử vong. Theo dõi và giảm liều Rosuvastatin.

Coumarin: Dùng đồng thời với Rosuvastatin, làm tăng trị số INR. Phải ngừng sử dụng hoặc giảm liều thuốc Rosuvastatin.

Thuốc kháng acid chứa magiê hydroxid và nhôm hydroxid: Dùng đồng thời với Rosuvastatin, làm giảm nồng độ Rosuvastatin trong huyết tương.

Tóm lại, tương tác thuốc có thể làm thay đổi hiệu quả điều trị của thuốc hoặc làm tác dụng phụ tăng nặng hơn. Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc Rostor 20mg trước khi dùng hoặc báo cho bác sĩ biết các loại thuốc đang dùng, giúp kê đơn sử dụng một cách hợp lý, an toàn và đạt hiệu quả.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Đi tiểu nhiều có phải dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng?

Đi tiểu nhiều có phải dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng?

Khi tần suất đi tiểu tăng cao một cách bất thường, đặc biệt vào ban đêm hoặc đi kèm các triệu chứng khác như tiểu buốt, tiểu rắt, hoặc đau bụng dưới, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Rostor 20mg: Thuốc hạ mỡ máu và những lưu ý khi sử dụng

Rostor 20mg: Thuốc hạ mỡ máu và những lưu ý khi sử dụng

Rostor 20mg là thuốc được sử dụng trong điều trị tăng cholesterol, rối loạn lipid máu hỗn hợp, tăng cholesterol máu gia đình kiểu đồng hợp tử, phòng ngừa các biến chứng trên tim mạch như xơ vữa động mạch, đột quỵ, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não.
Đường ảnh hưởng đến sức khỏe như nào

Đường ảnh hưởng đến sức khỏe như nào

Đường, thành phần quen thuộc trong chế độ ăn, có mặt từ trái cây, mật ong đến bánh kẹo, nước ngọt. Đường mang lại vị ngọt và sự hài lòng cho khẩu vị, trở thành yếu tố không thể thiếu trong ẩm thực hàng ngày.
Xương sông - Vị thuốc từ loài rau gia vị

Xương sông - Vị thuốc từ loài rau gia vị

Cây xương sông, rau gia vị phổ biến, không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn là dược liệu quý trong y học cổ truyền. Nó có tác dụng tiêu đờm, khu phong, giảm đau, kích thích tiêu hóa và được dùng chữa bệnh đầy bụng, viêm họng, cảm cúm, ho, sốt.
Đăng ký trực tuyến