TÁC DỤNG CHỮA BỆNH TỪ CÂY ĐỊA LIỀN

Thứ năm, 29/02/2024 | 16:18

Công dụng của cây địa liền chữa bệnh như giảm viêm, làm dịu đau và hỗ trợ hệ tiêu hóa. Nó cũng được sử dụng trong Y học cổ truyền để điều trị các vấn đề về da và tiêu hóa.

caydialien

Cây địa liền

Tìm hiểu Cây địa liền

Cây địa liền, được nhiều người biết đến với các tên khác như Sơn nại, Tam nại, Thiền liền hoặc cũng hay gặp tên Sa khương, có tên khoa học Kaempferia galanga L thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Đây là loại cây thân thảo sống lâu năm và không có thân, thường được trồng hoặc mọc hoang nhiều nơi trên lãnh thổ Việt Nam và các quốc gia thuộc Châu Á khác như Thái Lan, Lào, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia và Indonesia.

Thân rễ của cây địa liền được sử dụng như một loại thuốc đã được lưu truyền từ lâu đời trong việc điều trị nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm đau nhức xương khớp và các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa như đau dạ dày, đầy bụng... Thường người ta thu hái thân rễ của cây địa liền vào mùa đông xuân để sử dụng làm thuốc.

Cây địa liền có những đặc điểm nhận dạng riêng, với lá hình trứng gần tròn mọc xòe ra trên mặt đất, có mép lá nguyên và mặt dưới hơi có lông. Cụm hoa mọc thường ở phần nách lá, không có cuống, thường có màu trắng lẫn sắc tím. Thân rễ của cây địa liền có nhiều rễ con (rễ củ), thường mọc nối liền nhau và có dạng hình trứng hay bầu dục với nhiều đường vân ngang.

Địa liền được biết đến với các tác dụng dược lý, trong đó có khả năng giảm đau, chống viêm và hạ sốt. Nhiều nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng địa liền có thể giúp giảm tần số và cường độ của đau nhức và viêm, cũng như hỗ trợ giảm nhiệt độ trong các trường hợp sốt. Theo Y học cổ truyền, địa liền cũng có tác dụng giúp làm ấm tỳ vị, giảm đau, hành khí, trừ đờm, tán hàn, tiêu thực và trừ thấp.

Ở nhiều quốc gia, cây địa liền được sử dụng rộng rãi trong y học dân gian để chữa trị nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm đau răng, viêm dạ dày, loét dạ dày, thực trệ, đầy bụng, hen suyễn và nhiều vấn đề khác. Nước sắc từ lá địa liền cũng được sử dụng cho mục đích chữa bệnh, trong đó có điều trị sốt rét và các vấn đề tiêu hóa. Ngoài ra, tinh dầu từ cây địa liền còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như làm nước hoa, mỹ phẩm và chất điều hương trong thực phẩm.

Thu hái, chế biến và bảo quản địa liền: Củ địa liền là bộ phận thường được sử dụng để dùng làm thuốc. Thời gian thu hái tốt nhất để đạt được chất lượng và nhiều dược tính nhất thường vào khoảng từ tháng 11 đến hết tháng 3 trong năm. Sau khi thu hoạch, củ địa liền cần được rửa sạch và thái mỏng, sau đó phơi khô. Để bảo quản củ địa liền, cần tránh ánh sáng trực tiếp và đặt chúng ở nơi khô ráo.

Phương pháp sử dụng địa liền trong điều trị bệnh

Các phương pháp sử dụng địa liền trong điều trị bệnh được ghi nhận và truyền đạt qua nhiều thế hệ, bao gồm:

  • Chữa cảm sốt nhức đầu:

Chuẩn bị: Thân rễ Địa liền 5g, Bạch chỉ 5g, Cát căn 10g được nghiền mịn và tạo thành viên, dùng đường uống giúp hạ sốt và giảm đau đầu.

  • Chữa các trường hợp rối loạn tiêu hóa:

Chuẩn bị:

Cách 1: Sử dụng khoảng từ 8g địa liền sắc với nước để làm thuốc uống.

Cách 2: Dùng phối hợp các vịu thuốc địa liền, đương quy, đinh hương và cam thảo, các vị này được tán bột, trộn hòa và làm thành viên hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần khoảng 10 viên.

Rượu thuốc ngâm địa liền chữa đau nhức

Rượu thuốc ngâm địa liền chữa đau nhức

  • Trị bệnh ho gà:

Chuẩn bị: địa liền và lá chanh mỗi loại 300g, tang bạch bì tẩm mật ong (vỏ rễ Dâu), rau sam tươi, rau má tươi mỗi loại 1000g, lá tía tô 500g. Pha nấu với 12 lít nước đun nhỏ lửa cho đến khi còn 4 lít, sau đó thêm đường. Liều dùng cho trẻ em là khoảng 15-30 ml mỗi ngày.

  • Chữa chứng táo bón, nhức đầu, ăn uống chậm tiêu, cảm sốt:

Chuẩn bị: 1000g địa liền phối hợp với các vị thuốc như thổ phục linh, rau má tươi mỗi loại 1000g và 500g cam thảo, phơi khô và nghiền tán thành bột. Mỗi ngày lấy 2 đến 4g hòa tan nước và uống.

  • Chữa tiêu hóa kém, đau thần kinh tọa:

Chuẩn bị: 20g địa liền phối hợp với 10g quế chi nghiền tán thành bột. Mỗi ngày uống 2 - 3 lần mỗi lần 2 g.

  • Chữa đau nhức xương khớp, đau lưng, đau răng:

Cách dùng: rượu ngâm thân rễ địa liền hoặc phối hợp với các vị thuốc khác như huyết giác, thiên niên kiện, đại hồi, quế chi... để xoa bóp cùng đau nhức giúp giảm đau nhức xương khớp, giảm tê phù, trường hợp đau răng thì có thể ngậm giúp giảm đau nhức răng.

Lưu ý không sử dụng trong việc uống.

Những điểm cần lưu ý thận trọng khi sử dụng địa liền

Một số hoạt chất trong địa liền có thể gây ra một số tác dụng phụ và địa liền theo đông y có tính ấm nên có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, không nên sử dụng quá mức và quá lâu. Những người có tình trạng âm hư, hỏa uất, hoặc các vấn đề về dạ dày như đau nóng rát hoặc thiếu máu không nên sử dụng địa liền để tự chữa bệnh.

Trong quá trình sử dụng, nếu bạn phát hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào xuất hiện, hãy tạm ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ biết ngay. Mặc dù địa liền là một loại cây rất phổ biến tại Việt Nam và có thể được sử dụng để bảo vệ sức khỏe và điều trị một số bệnh, nhưng cần phải chú ý không lạm dụng và sử dụng một cách cẩn thận, đặc biệt là đối với dạng uống, để tránh mọi tác dụng phụ có thể không tốt cho cơ thể.

Giảng viên tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ

OZEMPIC TƯƠNG LAI MỚI TRONG KIỂM SOÁT SINH SẢN

OZEMPIC TƯƠNG LAI MỚI TRONG KIỂM SOÁT SINH SẢN

Ozempic hứa hẹn sẽ mang đến một lựa chọn mới mẻ, an toàn và hiệu quả, mở ra cơ hội tiếp cận sức khỏe sinh sản tốt hơn cho phụ nữ. Cùng tìm hiểu những vấn đề xoay quanh Ozempic.
LỢI ÍCH CỦA SỮA CHUA ĐỐI VỚI HỆ THỐNG SỨC KHỎE

LỢI ÍCH CỦA SỮA CHUA ĐỐI VỚI HỆ THỐNG SỨC KHỎE

Không chỉ là một món ăn nhẹ hoặc thành phần bữa ăn ngon, lợi ích của sữa chua là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng và hợp chất hoạt tính sinh học mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Viêm ống tai ở trẻ em: Triệu chứng và hướng điều trị

Viêm ống tai ở trẻ em: Triệu chứng và hướng điều trị

Viêm ống tai ở trẻ em phổ biến và nghiêm trọng, xảy ra khi ống tai bị nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm, hoặc tác động từ các yếu tố ngoại lai. Trẻ nhỏ, với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, dễ bị ảnh hưởng bởi những tác nhân này, dẫn đến viêm ống tai.
Ezetimibe: Thuốc điều trị tăng cholesterol trong máu và những lưu ý khi sử dụng

Ezetimibe: Thuốc điều trị tăng cholesterol trong máu và những lưu ý khi sử dụng

Ezeimibe là thuốc được chỉ định trong điều trị tăng cholesterol máu, dùng trong liệu pháp hỗ trợ chế độ ăn kiêng để giảm lượng cholesterol toàn phần, giúp phòng ngừa các biến cố tim mạch nguy hiểm ở những bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính.
Đăng ký trực tuyến