Tắc tia sữa: Nguyên do, biểu hiện và cách điều trị

Thứ bảy, 04/11/2023 | 11:22

Thường thì tắc tia sữa xảy ra sau khi sản phụ sinh con và trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ. Tắc tia sữa có thể làm cho việc cho con bú hoặc bơm sữa trở nên khó khăn và đau đớn. Bài viết sau đây sẽ làm rõ hơn về vấn đề này.

01699071778.jpeg
Tắc tia sữa thường xảy ra sau khi sản phụ sinh con và trong giai đoạn nuôi con

Tổng quan về tắc tia sữa

Tắc tia sữa là gì?

Theo Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng tại TPHCM cho biết, sữa mẹ được sản xuất từ các nang sữa và sau đó dẫn qua các ống để đổ vào khoang chứa sữa, nằm ở phía sau quầng vú. Khi trẻ bú, sữa được kích thích để chảy ra. Tuy nhiên, đôi khi, các ống dẫn có thể bị hẹp hoặc bị bít lại vì lý do nào đó, làm cho sữa không thể thoát ra ngoài. Tại vị trí tắc nghẽn, sữa có thể đông lại, tạo thành cục cứng.

Trong khi đó, sữa vẫn được tiết ra từ các ống dẫn khác trước vị trí tắc nghẽn, làm cho các ống này căng ra và căng tròn. Hiện tượng này gây ra sự áp lực lên các ống dẫn khác, tạo ra một vòng tròn bệnh lý. Tình trạng tắc tia sữa ngày càng nặng thêm do áp lực và sữa đông kết ngày càng tăng.

Vì sao xảy ra hiện tượng tắc tia sữa?

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tắc tia sữa ở phụ nữ cho con bú, như sau:

  • Khi vừa mới sinh con: Một số bà mẹ trải qua tình trạng tắc tia sữa sau khi sinh con. Bầu ngực có lượng sữa lớn nhưng không thể lưu thông để bé bú.
  • Sữa mẹ dư thừa: Thường thì nguyên nhân gây tắc tia sữa là do sữa mẹ còn thừa ở trong bầu ngực vì em bé không bú hết hoặc không hút phần sữa dư thừa sau khi bé đã no bụng, làm cho sữa tích tụ và gây tắc nghẽn.
  • Áp lực lên ngực: Đeo áo ngực quá chật, áo đúc sát ngực hoặc đeo đai địu bé trước ngực cũng có thể làm cho các tia sữa bị tắc. Ngoài ra, nằm sấp khi ngủ hoặc tập luyện thể thao cũng có thể tạo ra tình trạng tương tự.
  • Hút sữa không đủ: Nếu không hút đủ sữa hoặc hút không đúng cách, bạn có thể gặp phải tình trạng tắc tia sữa. Lực hút yếu của máy hút sữa cũng có thể là nguyên nhân gây tắc tia sữa.
  • Ngậm vú không đúng cách: Khi bé không ngậm vú mẹ đúng cách, bé sẽ không thể bú đủ lượng sữa mà mẹ sản xuất. Sữa do đó sẽ còn lại trong bầu ngực và gây tắc tia sữa.
  • Không cho bé bú thường xuyên: Nếu bạn không cho bé bú thường xuyên hoặc không hút sữa đủ mức trong khoảng thời gian 5 giờ đến 1 ngày, có thể dẫn đến tình trạng tắc tia sữa.
  • Stress: Tình trạng căng thẳng có thể làm giảm sản xuất hormone oxytocin, mà nhiệm vụ của nó là kích thích vú tiết sữa.

Triệu chứng của tắc tia sữa

11699071778.jpeg
Những triệu chứng của tắc tia sữa

Theo Giảng viên, Bác sĩ Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, cho dù bạn đang mới bắt đầu cho con bú hoặc đã bú một thời gian, tắc tia sữa có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Dấu hiệu tắc tia sữa bao gồm sữa ít hoặc không tiết ra, ngực căng cứng, tắc tia sữa thành cục cứng, ngực sưng đỏ, và đôi khi gây sốt.

Tác hại của tắc tia sữa bao gồm việc bé không thể bú, viêm tuyến vú, u xơ tuyến vú và nguy cơ trầm cảm sau sinh do áp lực không thể cho con bú.

Cách khắc phục tình trạng tắc tia sữa

Phương pháp điều trị tắc tia sữa bao gồm:

  • Duy trì cho con bú: Cho bé bú thường xuyên để giúp thông tia sữa bị tắc. Đôi khi, bạn có thể sử dụng máy hút sữa để giúp bé bú mà không gặp khó khăn.
  • Chườm ấm: Sử dụng nước ấm hoặc bồn nước ấm để chườm ngực bị tắc. Massage nhẹ nhàng nơi tắc tia sữa để giúp sữa tan ra.
  • Massage: Thực hiện massage nhẹ nhàng từ nơi tắc về phía núm vú trước, trong và sau khi cho bé bú hoặc hút sữa.
  • Thay đổi tư thế cho con bú: Đổi nhiều tư thế cho bé bú để tác động lực hút mạnh lên các tia sữa khác nhau.
  • Vắt sữa bằng tay hoặc máy hút sữa: Sử dụng tay để massage và vắt sữa nhẹ nhàng để làm tan các tia sữa cứng hoặc dùng máy hút sữa điện.
  • Hỗ trợ điều trị: Thuốc giảm đau, nghỉ ngơi và ăn uống cân đối có thể giúp.
  • Phương pháp vật lý điều trị: Có thể áp dụng sóng siêu âm đa tần số kết hợp với chiếu tia hồng ngoại hoặc sử dụng dòng điện xung để làm tan các cục cứng tuyến sữa.

Các phương pháp này giúp giải quyết tình trạng tắc tia sữa hiệu quả mà không gây tổn thương đến tuyến sữa và hệ thống ống dẫn sữa. Hi vọng sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho bạn.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: tắc tia sữa
Clofibrate-Thuốc điều trị rối loạn lipid máu và những lưu ý khi sử dụng

Clofibrate-Thuốc điều trị rối loạn lipid máu và những lưu ý khi sử dụng

Clofibrate là thuốc được các chuyên gia y tế chỉ định điều trị các tình trạng rối loạn lipid máu, tăng nồng độ triglycerid huyết thanh rất cao, giúp cải thiện tình trạng sức khỏe và giảm nguy cơ các biến chứng của tăng lipid máu.
Nhiễm ký sinh trùng đường ruột : Những hông tin cần biết

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột : Những hông tin cần biết

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột là vấn đề phổ biến, nhất là ở những người có thói quen ăn uống không lành mạnh hoặc hệ tiêu hóa kém. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
Làm thế nào để ngăn ngừa viêm dạ dày tá tràng?

Làm thế nào để ngăn ngừa viêm dạ dày tá tràng?

Viêm dạ dày tá tràng là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến có thể điều trị nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên, nhiều người thường chủ quan và chỉ khám khi bệnh đã nặng. Dưới đây là hướng dẫn ngắn gọn về cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Lorazepam - Thuốc điều trị rối loạn lo âu và những lưu ý khi sử dụng

Lorazepam - Thuốc điều trị rối loạn lo âu và những lưu ý khi sử dụng

Lorazepam là thuốc được sử dụng điều trị các chứng lo âu, rối loạn co giật, động kinh, mất ngủ, hỗ trợ các thuốc chống buồn nôn liên quan đến hóa trị ung thư.
Đăng ký trực tuyến