Thiếu sắt ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào và dấu hiệu nhận biết?

Thứ ba, 05/11/2024 | 09:09

Thiếu sắt là một vấn đề sức khỏe phổ biến, dễ bị bỏ qua do các dấu hiệu không rõ ràng. Tình trạng này làm suy giảm nhiều chức năng quan trọng của cơ thể, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tăng nguy cơ bệnh tật.

thieu-sat
Thiếu sắt là một vấn đề sức khỏe phổ biến

Nguyên nhân gây ra thiếu sắt

Theo chia sẻ từ Thầy Nguyễn Quốc Trung - Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, thiếu sắt xảy ra khi cơ thể không đủ lượng sắt cần thiết để sản xuất hemoglobin, gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Có 3 nhóm nguyên nhân chính:

Không đáp ứng đủ nhu cầu sắt của cơ thể

  • Nhu cầu sắt tăng: Trẻ dậy thì, thai phụ, phụ nữ trong kỳ kinh, mẹ cho con bú.
  • Cung cấp thiếu sắt: Chế độ ăn kém, ăn kiêng, người cao tuổi.
  • Giảm hấp thụ sắt: Do bệnh lý dạ dày-ruột, thức ăn cản trở hấp thụ như đồ uống có ga, cà phê, trà.

Mất máu mạn tính dẫn đến thiếu sắt

  • Chảy máu do loét dạ dày, polyp, ung thư tiêu hóa, nhiễm giun sán.
  • Chảy máu do viêm đường tiết niệu.
  • Mất máu nhiều trong kỳ kinh, chấn thương, hậu phẫu, u xơ tử cung.
  • Bệnh tan máu như đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm.

Rối loạn chuyển hóa sắt bẩm sinh

Bệnh lý này khiến cơ thể không tổng hợp được chất vận chuyển sắt, dẫn đến thiếu sắt và nguy cơ biến chứng như tiểu đường, đau xương khớp, bệnh tim mạch, bệnh gan.

Thiếu sắt gây ra những triệu chứng gì?

  • Mệt mỏi kéo dài không rõ nguyên nhân, dù đã nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Da xanh xao, nhợt nhạt.
  • Lưỡi nhợt và bề mặt nhẵn.
  • Tóc, lông, và móng dễ khô và gãy.
  • Khó thở, đau ngực, tim đập nhanh, đặc biệt khi vận động mạnh.
  • Thường xuyên chóng mặt, hoa mắt, đau đầu.

Cơ thể bị ảnh hưởng gì khi bị thiếu sắt?

Suy nhược, mệt mỏi

Thiếu sắt gây suy nhược và mệt mỏi kéo dài. Khi hemoglobin không đủ, oxy không được vận chuyển đầy đủ đến các cơ quan, khiến cơ thể yếu, mệt, khó tập trung và giảm hiệu quả làm việc.

Giảm khả năng miễn dịch

Sắt là yếu tố quan trọng cho hệ miễn dịch. Thiếu sắt làm suy giảm miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Nguy cơ bệnh tim mạch

Do thiếu sắt, tim phải làm việc quá sức để cung cấp oxy cho cơ thể, dễ gây rối loạn nhịp và có thể dẫn đến suy tim.

Rụng tóc, móng yếu

11730773100.jpeg
Thiếu sắt có thể gây rụng tóc

Cô Trương Thị Thanh Nga - Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cũng cho biết thêm, thiếu sắt khiến các tế bào không nhận đủ oxy, ảnh hưởng đến tóc và móng, gây rụng tóc và móng dễ gãy.

Khả năng tập trung kém

Sắt cần thiết cho não bộ. Thiếu sắt làm giảm khả năng tập trung, ghi nhớ, và hiệu suất trong học tập, công việc.

Thiếu sắt ở phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai có nhu cầu sắt cao để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Thiếu sắt có thể gây sinh non, sinh con nhẹ cân và ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ.

Điều trị và phòng ngừa thiếu sắt như thế nào?

Điều trị thiếu sắt

Bệnh nhân thiếu sắt thường được bác sĩ hướng dẫn chế độ ăn giàu sắt kết hợp với việc dùng chế phẩm bổ sung sắt qua đường uống. Tuy nhiên, bổ sung sắt cần theo dõi kỹ để tránh quá liều gây hại cho sức khỏe. Với trường hợp thiếu sắt do mất máu hoặc các bệnh lý, cần điều trị theo nguyên nhân cơ bản để đạt hiệu quả.

Phòng ngừa thiếu sắt

  • Bổ sung thực phẩm giàu sắt: Chế độ ăn giàu sắt là cách ưu tiên để phòng ngừa thiếu sắt. Các thực phẩm như thịt đỏ, gan, hải sản, đậu, rau xanh đậm và ngũ cốc nguyên hạt đều là nguồn sắt dồi dào.
  • Bổ sung vitamin C: Kết hợp thực phẩm giàu vitamin C sẽ tăng khả năng hấp thụ sắt từ thức ăn, giúp phòng ngừa thiếu sắt hiệu quả.
  • Dùng chế phẩm bổ sung sắt: Khi nhu cầu sắt không được đáp ứng đủ qua thực phẩm, bác sĩ có thể đề nghị bổ sung sắt qua viên uống hoặc siro.
  • Tránh thực phẩm cản trở hấp thụ sắt: Một số thực phẩm như trà, cà phê và thực phẩm giàu canxi có thể làm giảm hấp thụ sắt. Tránh dùng các loại này cùng lúc với bữa ăn giàu sắt để tối ưu hóa hiệu quả hấp thụ.

Nhằm phòng tránh các hệ lụy của thiếu sắt, hãy lưu ý nhận biết dấu hiệu để thăm khám sớm, giúp bổ sung sắt kịp thời.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: thiếu sắt
Những điều cha mẹ cần biết khi sử dụng thuốc nhỏ tai cho trẻ nhỏ

Những điều cha mẹ cần biết khi sử dụng thuốc nhỏ tai cho trẻ nhỏ

Khi sử dụng thuốc nhỏ tai cho trẻ, phụ huynh cần tránh tự ý thực hiện mà nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Việc dùng thuốc sai cách có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn cho trẻ.
Các loại “kháng sinh tự nhiên” giúp chữa lành bệnh phổi

Các loại “kháng sinh tự nhiên” giúp chữa lành bệnh phổi

Các thảo dược như hành tím, tỏi, gừng, mật ong và giấm táo có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm mạnh, giúp ức chế vi khuẩn, virus gây viêm nhiễm đường hô hấp, tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ điều trị các bệnh lý đường hô hấp.
Hoa thiên lý: Thảo dược tự nhiên với nhiều lợi ích sức khỏe

Hoa thiên lý: Thảo dược tự nhiên với nhiều lợi ích sức khỏe

Ít ai biết rằng, đằng sau vẻ đẹp giản dị ấy, công dụng của hoa thiên lý tuyệt vời đối với sức khỏe. Từ việc hỗ trợ giấc ngủ, thanh nhiệt, đến cải thiện tiêu hóa, loài hoa này xứng đáng được coi là một thảo dược tự nhiên đa năng.
Cảnh báo sức khỏe khi dùng thuốc dạng viên sủi sai cách

Cảnh báo sức khỏe khi dùng thuốc dạng viên sủi sai cách

Hiện nay, ngoài viên nang, viên nén và hỗn dịch, nhiều loại được bào chế thuốc dạng viên sủi, như paracetamol giảm đau, hạ sốt. Tuy nhiên, cần sử dụng đúng cách để tránh tác dụng phụ nguy hiểm.
Đăng ký trực tuyến