Nhiều người mắc trào ngược dạ dày do thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Để cải thiện, việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ là cần thiết. Bài viết này sẽ giới thiệu một số loại thuốc điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả.
Nhiều người mắc trào ngược dạ dày do thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Để cải thiện, việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ là cần thiết. Bài viết này sẽ giới thiệu một số loại thuốc điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả.
Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, trào ngược dạ dày, hay còn gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), là một bệnh tiêu hóa phổ biến. Tình trạng này xảy ra khi dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản, gây tổn thương cho thực quản, thanh quản và khoang miệng.
Bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày thường gặp các triệu chứng như đau tức thượng vị, ợ chua, ợ hơi, đặc biệt là khi ăn no hoặc khó tiêu. Ngoài ra, bệnh cũng gây cảm giác buồn nôn, khó chịu sau mỗi bữa ăn.
Một số người còn gặp phải cảm giác đắng miệng và ăn uống kém ngon miệng do axit dạ dày và dịch mật trào ngược. Nếu tình trạng kéo dài, có thể dẫn đến viêm thực quản, khó nuốt, và sụt cân.
Trào ngược dạ dày còn có thể gây ho, khàn giọng, tăng tiết nước bọt và đau tức ngực. Cần phân biệt cơn đau tức ngực này với các bệnh lý tim mạch.
Tốt nhất, khi phát hiện các triệu chứng trên, người bệnh nên thăm khám và sử dụng thuốc chữa trào ngược dạ dày theo chỉ định của bác sĩ để tránh biến chứng.
Để thuốc chữa trào ngược dạ dày đạt hiệu quả tối ưu, chúng ta cần hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh và lựa chọn thuốc phù hợp. Có ba nguyên nhân chính gây trào ngược dạ dày: bất thường ở thực quản, bất thường ở dạ dày, và chế độ dinh dưỡng không hợp lý.
Trào ngược dạ dày thường xuất hiện do bất thường ở thực quản, đặc biệt khi cơ thắt dưới thực quản và cơ hoành hoạt động kém. Khi phát hiện tình trạng này, người bệnh nên chủ động theo dõi và điều trị càng sớm càng tốt.
Theo Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM, bất thường ở dạ dày, như tiền sử bệnh đau dạ dày, viêm loét, hoặc ung thư dạ dày, cũng là nguyên nhân gây trào ngược. Các tác động mạnh lên ổ bụng, như ho hay hắt hơi nhiều ngày, cũng tạo điều kiện cho hiện tượng này xảy ra.
Ngoài ra, người thừa cân, béo phì, ăn thực phẩm khó tiêu như đồ ăn nhanh, dầu mỡ, hoặc có thói quen sử dụng chất kích thích như thuốc lá, cà phê, cũng có nguy cơ mắc bệnh GERD cao. Những người trong nhóm đối tượng này nên thay đổi thói quen ăn uống và kiểm tra sức khỏe định kỳ để bảo vệ sức khỏe.
Hiện nay, có nhiều loại thuốc chữa trào ngược dạ dày, nhưng người bệnh không nên tự ý sử dụng mà phải tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Ba nhóm thuốc chính dùng trong điều trị trào ngược dạ dày là: thuốc ức chế bơm proton (PPI), thuốc trung hòa acid và alginate, và thuốc kháng thụ thể Histamin H2.
Thuốc ức chế bơm proton (PPI) mang lại hiệu quả rõ rệt và thường được chỉ định cho bệnh nhân trào ngược dạ dày mức độ trung bình đến nặng. Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách ức chế một số enzym như H+, K+ và ATPase, làm giảm quá trình bài tiết dịch vị axit dạ dày. Để đạt hiệu quả tốt, bệnh nhân nên dùng thuốc trong 4 - 8 tuần, tối đa 12 tuần, và uống thuốc trước bữa ăn ít nhất 30 phút.
Thuốc trung hòa acid và alginate cũng được sử dụng trong điều trị trào ngược dạ dày. Thành phần chính của thuốc trung hòa acid bao gồm muối nhôm và muối magnesi. Tuy nhiên, người bệnh có thể gặp tác dụng phụ như táo bón hoặc tiêu chảy. Thuốc có thành phần alginate giúp tạo lớp bảo vệ để ngăn ngừa dịch vị trào ngược vào thực quản, thường được sử dụng sau bữa ăn 1 - 3 giờ.
Nhóm thuốc kháng thụ thể Histamin H2 có tác dụng hạn chế tiết acid dạ dày và ngăn ngừa viêm loét thực quản. Thuốc này nên dùng trước bữa ăn 15 - 30 phút. Mặc dù hiệu quả nhanh hơn so với PPI, nhưng sử dụng lâu dài có thể gây tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn loại thuốc phù hợp, đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Một số thuốc hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày khác bao gồm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày và thuốc điều hòa nhu động ruột.
Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur