Suy dinh dưỡng thấp còi gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển thể chất, trí tuệ và khả năng miễn dịch của trẻ. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, và làm thế nào để điều trị hiệu quả?
Suy dinh dưỡng thấp còi gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển thể chất, trí tuệ và khả năng miễn dịch của trẻ. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, và làm thế nào để điều trị hiệu quả?
Theo Cô Nguyễn Thị Trúc Li - Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, suy dinh dưỡng thấp còi là tình trạng chậm phát triển chiều cao (dưới 90% so với chiều cao chuẩn), thường kéo dài và chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới 3 tuổi. Nếu không được can thiệp kịp thời, trẻ mắc suy dinh dưỡng thấp còi sẽ gặp khó khăn trong việc đạt được chiều cao tối ưu trong tương lai, sức khỏe và khả năng lao động cũng sẽ yếu hơn so với bình thường. Đặc biệt, nếu đến tuổi trưởng thành, trẻ gái vẫn bị suy dinh dưỡng thấp còi, thì khả năng con sinh ra cũng sẽ gặp phải tình trạng tương tự.
Trẻ suy dinh dưỡng thấp còi thường bắt nguồn từ chế độ ăn uống không đầy đủ. Khi trẻ thiếu các nhóm chất thiết yếu như bột đường, chất béo, khoáng chất và vitamin, cơ thể không nhận đủ dưỡng chất cần thiết. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến thiếu hụt dưỡng chất, chẳng hạn như:
Dấu hiệu về chiều cao
Suy dinh dưỡng thấp còi thường được nhận diện khi chỉ số chiều cao theo tuổi của trẻ thấp hơn ngưỡng chuẩn (-2SD) trong bảng biểu đồ tăng trưởng. Mẹ nên đo chiều cao của trẻ và ghi chép định kỳ, từ 1-3 tháng/lần.
Trẻ dưới 24 tháng sẽ được theo dõi chiều dài cơ thể, trong khi trẻ từ 24 tháng trở lên theo dõi chiều cao. Nếu chiều cao của trẻ thấp hơn so với mức chuẩn trong bảng đối chiếu, đó là dấu hiệu của suy dinh dưỡng thấp còi.
Cô Trương Thị Thanh Nga - Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cũng cho biết thêm, tình trạng này thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, giai đoạn mà trẻ đang phát triển mạnh mẽ cả về kỹ năng và hệ miễn dịch. Nếu điều kiện dinh dưỡng không tốt hoặc trẻ thường xuyên mắc các bệnh nhiễm khuẩn, khả năng bị suy dinh dưỡng thấp còi sẽ cao.
Dấu hiệu về hành vi
Trẻ bị suy dinh dưỡng thường có sự thay đổi trong hành vi, như: ít linh hoạt, lười tham gia các hoạt động vui chơi, hay quấy khóc, bụng to, bắp chân và tay mềm nhão...
Ngoài ra, trẻ suy dinh dưỡng thấp còi có thể chậm đạt các mốc phát triển kỹ năng như bò, ngồi, đi... so với trẻ cùng lứa tuổi.
Chế độ dinh dưỡng quan trọng để cải thiện suy dinh dưỡng thấp còi. Trẻ nên bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và ăn dặm đa dạng từ tháng thứ 6.
Bên cạnh đó, mẹ cần chú ý:
Nếu dinh dưỡng tại nhà không cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng, cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ Nhi khoa. Suy dinh dưỡng ảnh hưởng không chỉ đến thể chất mà còn đến trí tuệ và tâm lý, vì vậy việc chăm sóc dinh dưỡng và sức khỏe toàn diện là rất quan trọng.
Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur