Vì sao trẻ chậm tăng cân và làm thế nào để cải thiện?

Chủ nhật, 26/05/2024 | 10:18

Nhiều bậc cha mẹ lo lắng khi thấy con mình chậm tăng cân và thấp bé hơn so với các bạn cùng trang lứa. Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ chậm tăng cân? Làm thế nào để cải thiện tình trạng này và giúp bé yêu phát triển toàn diện?

01716693934.jpeg
Nguyên nhân nào khiến trẻ chậm tăng cân?

Trẻ chậm tăng cân là bởi nguyên nhân nào?

Các nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng trẻ chậm tăng cân

Theo chia sẻ từ Thầy Lý Thanh Long – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, trẻ chậm tăng cân, thậm chí có thể không tăng cân và có cân nặng thấp hơn ngưỡng tiêu chuẩn là do nhiều nguyên nhân.

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý

Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng trẻ chậm tăng cân. Nếu bữa ăn hàng ngày không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của bé, thì bé sẽ không đạt được cân nặng chuẩn. Ngay cả khi bé ăn nhiều nhưng thực đơn không đa dạng, thiếu các dưỡng chất cần thiết, thì bé cũng sẽ chậm hoặc không tăng cân.

Mắc bệnh lý về tiêu hóa

Trẻ có thể tăng cân chậm do mắc các bệnh lý về tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, tiêu chảy, táo bón,... Những bệnh này khiến bé luôn cảm thấy khó chịu ở bụng, không muốn ăn hoặc ăn ít, và sau khi ăn dễ bị nôn ói, đi ngoài. Điều này làm cơ thể không hấp thụ được dưỡng chất, dẫn đến chậm tăng cân.

Mải chơi quên ăn

Trẻ em, đặc biệt là trong độ tuổi từ 2 đến 6 tuổi, thường rất tò mò và ham khám phá thế giới xung quanh. Điều này dẫn đến việc nhiều bé có thể chơi suốt cả ngày mà không cần quan tâm đến việc ăn, hoặc chỉ ăn ít và vội vã để có thể quay lại với hoạt động chơi. Tính trạng này có thể là một trong những nguyên nhân khiến bé không hoặc chậm tăng cân.

Những nguyên nhân khác

Trẻ mắc chứng biếng ăn, kén ăn cũng có thể gây ra tình trạng chậm tăng cân. Khi bé chỉ ăn ít mỗi bữa và tình trạng này kéo dài, cơ thể bé sẽ quen với việc chỉ cần ăn ít là đã cảm thấy no, làm giảm nhu cầu năng lượng và gây ra tình trạng chậm tăng cân. Ngoài ra, yếu tố tâm lý như gia đình bất hòa, mâu thuẫn hoặc thiếu sự quan tâm cũng có thể ảnh hưởng đến việc bé không có hứng thú với ăn uống, gây ra tình trạng chậm tăng cân.

Biện pháp cho trẻ chậm tăng cân

Ba mẹ không nên chủ quan khi trẻ chậm tăng cân kéo dài vì điều này ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Do đó, hãy áp dụng các biện pháp sau để có thể cải thiện và khắc phục tình trạng này.

11716693934.jpeg
Các biện pháp giúp cải thiện tình trạng trẻ chậm tăng cân

Chế độ ăn cân bằng, đa dạng

Theo Cô Trương Thị Thanh Nga – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cho biết, chế độ ăn là yếu tố quan trọng nhất để giải quyết vấn đề trẻ chậm tăng cân. Hãy loại bỏ thức ăn nhanh và thức ăn vặt không dinh dưỡng trong thực đơn hàng ngày và thay thế bằng các loại thực phẩm sau để đảm bảo dinh dưỡng cân đối cho bé:

  • Protein: thịt, cá, trứng, sữa, đậu hũ, phô mai,...
  • Tinh bột: gạo nâu, yến mạch, bánh mì nguyên cám,...
  • Chất béo: dầu ô liu, cá hồi, phô mai,...
  • Chất xơ: rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu,...
  • Vitamin và khoáng chất: rau xanh, trái cây, sữa,...

Đặc biệt, bổ sung dầu mỡ vào khẩu phần ăn của bé là cần thiết. Ưu tiên sử dụng các loại dầu như dầu ô liu, dầu đậu nành, dầu óc chó và các loại mỡ thịt heo, mỡ từ cá,...Thêm dầu mỡ vào khẩu phần ăn một cách hợp lý sẽ cung cấp năng lượng cho các hoạt động của bé và giúp bé tăng cân hiệu quả.

Lên lịch sinh hoạt, ăn uống khoa học, phù hợp

Để tránh tình trạng bé ăn nhiều nhưng không hoặc chậm tăng cân, bạn cần lên một lịch sinh hoạt phù hợp và đảm bảo thời gian giữa các bữa ăn cho trẻ. Cha mẹ cũng nên rèn cho trẻ biết “kỉ luật bàn ăn" để loại bỏ biếng ăn sinh lý, đặc biệt là không thúc ép trẻ ăn.

Bổ sung sữa và chế phẩm từ sữa

Sữa và các sản phẩm từ sữa có nhiều lợi ích cho sức khỏe, không chỉ giúp bé tăng cân mà còn cải thiện chiều cao đáng kể. Mỗi ngày, bạn nên cho bé uống từ 1 - 2 ly sữa vào các bữa phụ, đồng thời cho bé ăn phô mai và sữa chua để cung cấp protein, chất béo, và đặc biệt là lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa. Khi hệ tiêu hóa khỏe mạnh, sức đề kháng cũng được gia tăng, giúp bé phát triển toàn diện.

Uống đủ nước mỗi ngày

Nước giúp tăng cường trao đổi chất, hỗ trợ tiêu hóa, thanh lọc cơ thể và phòng ngừa táo bón, qua đó cải thiện tình trạng chậm tăng cân. Bạn có thể cho bé uống nước lọc kết hợp với các loại nước trái cây nguyên chất để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.

Tăng cường vận động thể chất

Vận động nhiều giúp tiêu hao năng lượng, gia tăng cảm giác thèm ăn và ăn được nhiều hơn. Vận động còn giúp xương khớp khỏe mạnh, kích thích nhu động ruột, và tăng cường miễn dịch. Hãy để bé vui chơi ngoài trời mỗi ngày khoảng 30 phút để giúp bé phát triển toàn diện.

Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tốt và đạt cân nặng lý tưởng. Để đảm bảo trẻ ngủ ngon và đủ giấc, cha mẹ cần lên kế hoạch giờ giấc ngủ phù hợp cho trẻ, đồng thời tạo môi trường ngủ yên tĩnh để tránh làm bé giật mình thức giấc.

Bên cạnh các giải pháp trên, đối với trẻ chậm tăng cân, bạn cần tẩy giun định kỳ và cho bé khám sức khỏe định kỳ để phát hiện kịp thời các nguyên nhân khiến bé chậm tăng cân cũng như các vấn đề về sức khỏe mà bé có thể gặp phải.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Clofibrate-Thuốc điều trị rối loạn lipid máu và những lưu ý khi sử dụng

Clofibrate-Thuốc điều trị rối loạn lipid máu và những lưu ý khi sử dụng

Clofibrate là thuốc được các chuyên gia y tế chỉ định điều trị các tình trạng rối loạn lipid máu, tăng nồng độ triglycerid huyết thanh rất cao, giúp cải thiện tình trạng sức khỏe và giảm nguy cơ các biến chứng của tăng lipid máu.
Nhiễm ký sinh trùng đường ruột : Những hông tin cần biết

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột : Những hông tin cần biết

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột là vấn đề phổ biến, nhất là ở những người có thói quen ăn uống không lành mạnh hoặc hệ tiêu hóa kém. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
Làm thế nào để ngăn ngừa viêm dạ dày tá tràng?

Làm thế nào để ngăn ngừa viêm dạ dày tá tràng?

Viêm dạ dày tá tràng là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến có thể điều trị nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên, nhiều người thường chủ quan và chỉ khám khi bệnh đã nặng. Dưới đây là hướng dẫn ngắn gọn về cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Lorazepam - Thuốc điều trị rối loạn lo âu và những lưu ý khi sử dụng

Lorazepam - Thuốc điều trị rối loạn lo âu và những lưu ý khi sử dụng

Lorazepam là thuốc được sử dụng điều trị các chứng lo âu, rối loạn co giật, động kinh, mất ngủ, hỗ trợ các thuốc chống buồn nôn liên quan đến hóa trị ung thư.
Đăng ký trực tuyến