Viêm dạ dày cấp, nếu không được điều trị đúng cách, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Để tránh các biến chứng nghiêm trọng, việc phát hiện và can thiệp sớm là vô cùng quan trọng.
Viêm dạ dày cấp, nếu không được điều trị đúng cách, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Để tránh các biến chứng nghiêm trọng, việc phát hiện và can thiệp sớm là vô cùng quan trọng.
Theo chia sẻ từ Dược sĩ CK1 Nguyễn Quốc Trung - Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM, viêm dạ dày cấp là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm hoặc kích ứng đột ngột, gây ra những cơn đau dữ dội và kéo dài. Không giống như viêm dạ dày mạn tính, viêm dạ dày cấp có thể xuất hiện đột ngột, gây khó chịu và đau đớn cho người bệnh. Cơn đau thường xuyên xuất hiện ở vùng thượng vị và có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày, tùy thuộc vào mức độ tổn thương.
Hiện nay, tỷ lệ mắc viêm dạ dày cấp tính ở các quốc gia đang phát triển tương đối cao, chủ yếu do chế độ ăn uống không khoa học, stress, hoặc nhiễm khuẩn, khiến niêm mạc dạ dày dễ bị viêm nhiễm. Việc điều trị kịp thời và thay đổi thói quen sinh hoạt hợp lý rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng và cải thiện sức khỏe dạ dày.Phần lớn các trường hợp viêm dạ dày cấp không có triệu chứng rõ ràng hoặc dễ nhận biết, nhưng có thể được phát hiện qua một số dấu hiệu từ nhẹ đến nặng như:
Viêm dạ dày cấp có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, bao gồm:
Nhiễm vi khuẩn: Vi khuẩn Helicobacter pylori là tác nhân phổ biến nhất, chiếm khoảng 2/3 các ca bệnh trên toàn thế giới.
Tác nhân kích ứng: Các yếu tố như trào ngược mật, tiêu thụ nhiều rượu bia, lạm dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), hoặc bổ sung quá liều sắt có thể gây viêm và tổn thương niêm mạc dạ dày.
Rối loạn hệ miễn dịch: Suy giảm chức năng hệ miễn dịch, đặc biệt ở những người mắc tiểu đường type 1, bệnh Hashimoto, hoặc thiếu hụt vitamin B12, có thể làm suy yếu hàng rào bảo vệ của dạ dày và dẫn đến viêm cấp.
Vấn đề mạch máu: Cô Lê Anh Đào - Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cũng lưu ý, các bất thường về mạch máu hoặc biến chứng từ các bệnh lý như suy tim mạn tính có thể làm giảm lưu lượng máu đến dạ dày, dẫn đến viêm.
Thiếu máu cục bộ: Khi máu cung cấp đến dạ dày không đủ, niêm mạc dạ dày dễ bị tổn thương, dẫn đến tình trạng viêm loét.
Dị ứng hoặc ngộ độc thực phẩm: Phản ứng dị ứng hoặc tình trạng ngộ độc thực phẩm có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, dẫn đến tổn thương do bạch cầu tăng cao.
Bệnh u hạt: Viêm dạ dày cấp có thể là biến chứng từ các bệnh lý liên quan đến u hạt.
Các bệnh lý khác: Một số bệnh như Crohn, sỏi mật, hoặc các vấn đề liên quan đến túi mật cũng có thể góp phần gây ra viêm dạ dày cấp.
Bên cạnh việc dùng thuốc, thói quen sinh hoạt hàng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc giảm bớt các triệu chứng viêm dạ dày và phòng ngừa bệnh. Một lối sống khoa học và lành mạnh có thể hỗ trợ cải thiện sức khỏe dạ dày, bao gồm:
Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur