Xà lách xoong - “Thần dược của người nghèo”

Thứ sáu, 05/04/2024 | 16:00

Cải xoong, còn gọi là xà lách xoong, được biết đến như "thần dược của người nghèo" với sức khỏe giàu chất dinh dưỡng. Công dụng Cải xoong cung cấp nhiều hoạt chất quan trọng, đặc biệt phòng ngừa ung thư, ung thư cổ tử cung và ung thư vú ở phụ nữ.

01712308662.jpeg

Hình ảnh rau Xà lách xoong

Dược sĩ CKI Nguyễn Quốc Trung - Giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết sau đây:

1. Đặc điểm chung Rau xà lách xoong

Tên gọi khác: Cải xoong, Thủy điều thái, Đậu ban thái…

Tên khoa học: Nasturtium microphyllum hoặc Nasturtium officinale - Brassicaceae (họ Cải)

1.1. Mô tả thực vật:

Cây xoong là loại cây thủy sinh lâu năm, phát triển nhanh từ 10 đến 40 cm, thuộc họ Cải.

Thường mọc thành cụm, thân phân nhánh rỗng, lá mọc xen kẽ, có hình bầu dục hoặc tròn.

Lá hình lông chim, màu xanh hoặc trắng, có vị hơi cay nhưng dễ ăn, và được phân loại là loại rau ăn được. Rau có thân mảnh, lá nhỏ hơi xoăn nhỏ hơn đồng xu

Loài thực vật này diễn ra trong vòng 40-45 ngày và nở hoa từ tháng 5 đến tháng 9, vỏ quả ngắn và thuôn dài chứa các hạt nhỏ màu nâu đỏ.

1.2. Nguồn gốc và phân bố

Xà lách xoong có nguồn gốc từ Châu Âu và Trung Á và được tìm thấy như một loại cỏ dại. Loại cây này phát triển nhanh chóng ở các vùng của Bắc Mỹ, Úc và Nam Phi, và được phân loại là loại rau ăn được.

Trong môi trường Việt Nam, Xà lách xoong được trồng ở các khu vực khác nhau, như ở Miền Tây Nam bộ gọi là xà lách xoong nhuyễn và ở Đà Lạt có thân cây lớn hơn, được gọi là xà lách xoong Đà Lạt.

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, cây xà lách xoong được người dân Thượng Quảng trồng nhiều, sinh trưởng phát triển tốt và không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo an toàn và vệ sinh. Chính quyền địa phương đang khuyến khích mở rộng, phát triển cây xà lách xoong để tạo ra một nguồn thực phẩm an toàn và tốt cho sức khỏe, cung cấp thêm sự lựa chọn cho người tiêu dùng.

2. Sự phát hiện ra loài rau dại trở thành Thực phẩm của dân nghèo

Xà lách xoong mặc dù từng bị coi là cỏ dại, rau xà lách xoong đã từng trở thành cứu cánh của nhân loại với tác dụng lớn đối với sức khỏe, được gọi là "thần dược của người nghèo". Tương truyền kể rằng, Hippocrates - ông tổ của ngành y học - đã chọn một vùng đất gần suối, nơi mọc đầy xà lách xoong, để xây dựng khu chữa bệnh và sử dụng chúng trong việc chữa trị cho bệnh nhân. Trải qua nhiều cơn đại hạn, xà lách xoong đã trở thành "thực phẩm của dân nghèo" ở châu Âu, khi lúa mì khan hiếm và giá trị dinh dưỡng của loại rau này được đánh giá cao.

3. Thành phần dinh dưỡng

Cải xoong là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, đứng đầu trong danh sách của CDC Hoa Kỳ.

Một cốc rau cải xoong (34 gram) chứa: calo: 4, carbs: 0,4 g, protein: 0,8 g, chất béo: 0g, chất xơ: 0,2 g, vitamin A: 22% RDI, vitamin C: 24% RDI, vitamin K: 106% RDI, canxi: 4% RDI, mangan: 4% RDI.

Xà lách xoong cũng giàu beta-carotene, vitamin B6, B1 và các khoáng chất như iodine, magnesium, sắt, kẽm, calcium.

Đặc biệt có chất Quercetin trong xà lách xoong có vai trò quan trọng trong việc kháng viêm, chống dị ứng và chống oxy hóa. Trong 100 gram xà lách xoong chứa: 1,29 g carbohydrate, 2,3g protein, 95 g nước, 120 mg anxi, 21 mg magiê, 60 mg phốt pho, 330 mg kali, 41 mg natri, 43 mg vitamin C, 1 mg vitamin E, 250 mcg vitamin K, và 9 mcg folate.

4. Tác dụng – công dụng

Theo Đông y, Xà lách xoong có tính hàn, vị hơi đắng và hắc

Có tác dụng và công dụng: giúp tiêu hóa tốt, giải độc, và được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh như bí tiểu, tàn nhang, ho lao, đái tháo đường, phòng bệnh bướu cổ, và chống lão hóa.

Cải xoong là một loại rau ăn rất tốt cho sức khỏe, có thể nấu canh, xào, hoặc chế biến món gỏi ngon. Rau cải xoong chứa nhiều vitamin C, A, B1, B2 và các chất khoáng, chất xơ, giúp chống oxy hóa, độc tố, tăng sức đề kháng, và giữ gìn nét trẻ trung.

Đặc biệt, cải xoong còn được sử dụng để chữa thận, mật có sỏi.

Những Lợi ích cho sức khỏe của Xà lách xoong sau:

 4. 1. Chống oxy hóa cao, giúp chống lại các bệnh mãn tính

Cải xoong chứa nhiều hợp chất thực vật chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do stress oxy hóa. Ăn nhiều rau này có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như ung thư, tim mạch và iểu đường

4.2. Hỗ trợ ngăn ngừa một số bệnh ung thư

Cải xoong chứa glucosinolates, kích hoạt thành các hợp chất isothiocyanates có khả năng ngăn ngừa và điều trị ung thư. Isothiocyanates trong cải xoong có thể ngăn chặn sự phát triển của ung thư ruột kết, phổi, tuyến tiền liệt và da.

Chất diindolylmethane trong cải xoong cũng được chứng minh có tác dụng phòng ngừa ung thư vú và hoạt động như một lá chắn bảo vệ cho các mô trong quá trình điều trị ung thư. Đồng thời, tiêu thụ cải xoong liên tục có thể giúp ngăn ngừa ung thư đại trực tràng và phòng ngừa ung thư phổi, vú và dạ dày.

4. 3. Có lợi cho sức khỏe tim mạch

Cải xoong có lợi cho sức khỏe tim mạch theo nghiên cứu theo dõi hơn 500.000 cá nhân, giảm 16% nguy cơ mắc bệnh tim.

- Hàm lượng carotenoids cao trong cải xoong không chỉ chống lại sự phát triển của bệnh tim, mà còn làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.

- Hoạt chất nitrat chứa trong Cải xoong giúp tăng cường sức khỏe mạch máu bằng cách giảm viêm, độ cứng của mạch máu và cũng như giảm cholesterol.

Trong một nghiên cứu trên chuột, điều trị bằng chiết xuất cải xoong đã làm giảm tổng lượng cholesterol và LDL cholesterol xấu.

4.4. Điều hòa và giảm huyết áp

Cải xoong giúp điều hòa và giảm huyết áp bằng cách chứa kali, canxi và magiê. Nitrat trong cải xoong cũng hỗ trợ kiểm soát huyết áp bằng cách tăng nitric oxit trong máu. Hàm lượng chất lutein và zeaxanthin trong cải xoong giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và cải thiện chức năng nội mô, hạn chế kết tập tiểu cầu.

11712308662.jpeg

Rau cải xoong có lợi cho sức khỏe tim mạch

4.5. Cải thiện sức khỏe xương

Cải xoong cung cấp các khoáng chất quan trọng như canxi, magiê, kali và phốt pho, cùng với vitamin K và kali, tất cả đều cần thiết cho sức khỏe xương. Vitamin K có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa gãy xương và xương giòn. cải xoong cần bổ sung vào chế độ ăn uống để giúp cải thiện sức khỏe xương bằng cách điều chỉnh hàm lượng protein, giảm bài tiết canxi qua nước tiểu và tăng hấp thụ canxi. Cải xoong giúp giảm nguy cơ loãng xương và cải thiện mật độ xương nhờ vào hàm lượng folate trong lá.

4.6.Tăng cường miễn dịch nhờ có C cao:

Nguồn vitamin C cao trong Cải xoong, mỗi cốc 34 gram chứa 15 mg vitamin C, đáp ứng17% cho nam giới. và 20% nhu cầu hàng ngày cho phụ nữ. Vitamin C có vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch bằng cách thúc đẩy sản xuất tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng, giúp tăng sức đề kháng của cơ thể. Thiếu vitamin C có thể dẫn đến giảm chức năng miễn dịch và tăng nguy cơ viêm nhiễm.

4.7. Hỗ trợ việc giảm cân

Cải xoong là lựa chọn tốt cho việc giảm cân vì không chứa chất béo và có hàm lượng calo rất thấp. Nó cung cấp axit amin và chất xơ, giúp làm giảm cảm giác đói trong thời gian dài, từ đó giúp kiểm soát nhu cầu ăn uống không cần thiết và nguyên nhân chính gây tăng cân. Bổ sung cải xoong vào chế độ ăn giảm cân có thể hỗ trợ hiệu quả trong việc kiểm soát cân nặng.

4.8. Trị nám và tàn nhang, làm đẹp da

Vitamin C trong xà lách xoong tái tạo collagen, làm da khỏe mạnh và săn chắc. Chất chống oxy hóa giúp trị thâm, ngăn ngừa lão hóa, thu nhỏ lỗ chân lông, mang lại làn da mịn màng, tươi trẻ. Nhờ hàm lượng chất oxy hóa, xà lách xoong giúp làn da trẻ trung, đẹp mắt, giảm viêm, kích thước lỗ chân lông tự nhiên. Sắt trong rau xanh làm mờ các vết thâm do mụn để lại, làm cho xà lách xoong trở thành lựa chọn phổ biến cho làn da đẹp.

4.9. Nitrat tăng cường hiệu suất tập thể thao

Cải xoong, chứa nitrat, giúp thư giãn mạch máu và làm tăng lượng oxit nitric trong máu, cải thiện hiệu suất tập thể dục.

4.10. Bảo vệ sức khỏe mắt

Vitamin C trong cải xoong giúp giảm nguy cơ đục thủy tinh thể, trong khi vitamin A cùng lutein và zeaxanthin bảo vệ thị lực và ngăn ngừa các vấn đề về thị giác như thoái hóa điểm vàng. Những chất chống oxy hóa này cũng giảm nguy cơ phát triển các vấn đề về thị giác do tuổi tác.

4.11. Cải thiện chức năng tuyến giáp

Cải xoong giàu iốt, khoáng chất quan trọng cho hoạt động của tuyến giáp. Việc tiêu thụ cải xoong giúp cung cấp iốt đủ cho cơ thể, ngăn ngừa các rối loạn liên quan đến tuyến giáp như suy giáp hoặc bướu cổ.

4.12. Điều trị bệnh tiểu đường

Axit alpha-lipoic trong cải xoong có vai trò trong việc kiểm soát đường huyết. Việc thêm rau này vào chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp cơ thể ngăn ngừa những biến đổi do stress oxy hóa và tăng cường độ nhạy insulin. Hàm lượng chất béo, cholesterol, calo và natri thấp trong cải xoong cũng có lợi cho người mắc bệnh tiểu đường, giúp điều chỉnh nồng độ insulin và glucose trong máu.

4.13. Giúp Tăng khả năng thụ thai

Cải xoong giàu axit folic, có vai trò quan trọng trong quá trình phân chia tế bào trong thai kỳ. Việc tiêu thụ cải xoong hoặc nước ép từ cải xoong giúp hỗ trợ sự phát triển của thai nhi và ổn định sức khỏe cho bà bầu.

4.14. Chữa nhiễm trùng

Cải xoong chứa các đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm hữu ích trong việc chữa trị các bệnh nhiễm trùng. Việc tiêu thụ cải xoong thường xuyên giúp cơ thể chống lại các loại nấm và vi khuẩn, đặc biệt là trong ruột kết.

4.15. Hỗ trợ kiểm soát Alzheimer

Xà lách xoong giúp cải thiện chức năng não bộ, tăng cường tập trung và sự minh mẫn. Vitamin C và khoáng chất có trong cải xoong giúp tái tạo tế bào thần kinh, có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ ở bệnh nhân Alzheimer khi tiêu thụ mỗi ngày.

4.16. Hỗ trợ điều trị hen suyễn

Rau cải xoong có thể giúp giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn. Trẻ em bị bệnh nên tiêu thụ nó hàng ngày, hoặc theo khuyến nghị của bác sĩ.

4.17. Rau bổ sung cho tất cả bữa ăn

Cải xoong có thể dễ dàng bổ sung vào các bữa ăn hàng ngày và được sử dụng trong nhiều món ăn khác nhau. Dưới đây là một số cách đơn giản để thêm cải xoong vào chế độ ăn uống của bạn:

  • Sử dụng trong món salad.
  • Thêm vào nồi súp khi gần tắt bếp.
  • Kẹp trong bánh sandwich.
  • Chế biến cùng tỏi và dầu ô liu.
  • Ăn kèm với trứng.
  • Dùng làm trang trí cho các món ăn. để tận dụng tốt nhất các hợp chất chống oxy hóa nên ăn sống hoặc hấp nhẹ.

21712308662.jpeg

Rau Xà lách xoong bổ sung cho các bữa ăn

5. Một số bài thuốc từ Cải xoong

- Tác dụng thanh nhiệt: Nấu canh rau cải xoong giúp thanh nhiệt, hữu ích trong việc làm giảm các triệu chứng nhiệt lợi.

- Chữa trị bệnh tiểu đường: Các loại: củ cải, cần tây, cải bắp, cà rốt, tía tô kết hợp Xà lách xoong, mỗi thứ khoảng 10g giã nát hoặc ép lấy nước cốt uống ngày 1 cốc.

- Phụ trợ trị lao phổi: 150g Xà lách xoong kết hợp với phổi heo hoặc thịt bò có thể hỗ trợ điều trị lao phổi.

- Chữa viêm phế quản: lấy 150g Xà lách xoong cùng lá tía tô 50g, 5g gừng tươi. Sắc với nước 3 chén còn lại 1 chén, uống 3 lần/ngày.

- Nhuận phế hóa đờm: Nấu canh cải xoong với quả la hán và thịt nạc giúp nhuận phế hóa đờm.

- Trị bệnh ngoài da lở loét, rụng tóc: Xà lách xoong giã nát đắp lên vùng da bị lở loét hoặc da đầu để giúp trị rụng tóc.

- Trị phù thũng: Nấu cải xoong với cá chép trong bữa cơm hàng ngày.

- Chữa Trị tàn nhang: dùng dịch Xà lách xoong 3 phần, mật ong 1 phần khuấy đều, dùng vải mềm tẩm thuốc xoa ngày 2 lần sáng và chiều, để khô rồi rửa sạch.

- Giúp cai nghiện thuốc lá Ăn nhiều cải xoong có thể giúp trong quá trình cai nghiện

- Làm chắc chân răng và làm đỡ hôi miệng: Súc miệng bằng nước dịch của cải xoong có thể giúp làm chắc chân răng và giảm hôi miệng.

6. Những lưu ý khi sử dụng xà lách xoong

Dù xà lách xoong có giá trị dinh dưỡng lớn, nhưng khi sử dụng cần lưu ý sau:

- Chọn rau sạch và sơ chế kỹ: Chọn xà lách xoong có nguồn gốc rõ ràng và sơ chế thật kỹ để loại bỏ các chất độc hại có thể có từ môi trường sống của nó.

- Cân nhắc khi kết hợp với hải sản: Cân nhắc khi ăn xà lách xoong cùng với hải sản, vì vitamin C trong xà lách xoong có thể tương tác với chất asen trong hải sản tạo ra hợp chất không tốt cho sức khỏe.

- Tránh sử dụng đối với một số đối tượng: Người có bệnh liên quan đến dạ dày, thận, hoặc có hệ miễn dịch yếu nên cân nhắc trước khi dùng xà lách xoong để tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn.

- Lưu ý về liều lượng: Dùng cải xoong với liều lượng lớn và thời gian dài có thể gây đau bụng - hoặc tổn thương thận.

- Rửa và ngâm nước muối: Khi sử dụng xà lách xoong, cần rửa thật sạch và ngâm nước muối để tránh nhiễm ký sinh trùng và giun sán.

Tóm lại: Với những tác dụng tuyệt vời mà rau xà lách xoong mang lại, nó được ví là "thần dược của người nghèo" với sức khỏe giàu chất dinh dưỡng. Là một loại rau xanh phổ biến, giàu chất dinh dưỡng, cải xoong cung cấp nhiều hoạt chất quan trọng cho cơ thể con người, đặc biệt là có tác dụng phòng ngừa ung thư, tim mạch. Ông Hippocrates, được coi là ông tổ của ngành y học hiện đại, đã sử dụng cải xoong trong việc chữa bệnh và xây dựng bệnh viện của mình gần một dòng suối trên mảnh đất trồng cải xoong.

Ngày nay, Xà lách xoong được biết đến là một loại rau giàu dinh dưỡng tốt cho cơ thể, với nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe dùng làm món khai vị, kích thích tiêu hóa, bổ, cung cấp chất khoáng, chống thiếu máu, lọc máu, giảm đường huyết, trị ho, trị giun và giải độc nicotin…

Hãy cập nhật ngay các phương thức chế biến món ngon từ loại rau xanh này cho gia đình bạn, giúp họ có những bữa ăn giàu dinh dưỡng, đảm bảo sức khỏe trong cuộc sống bận rộn hàng ngày./.

DsCKI. Nguyễn Quốc Trung

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Các loại “kháng sinh tự nhiên” giúp chữa lành bệnh phổi

Các loại “kháng sinh tự nhiên” giúp chữa lành bệnh phổi

Các thảo dược như hành tím, tỏi, gừng, mật ong và giấm táo có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm mạnh, giúp ức chế vi khuẩn, virus gây viêm nhiễm đường hô hấp, tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ điều trị các bệnh lý đường hô hấp.
Hoa thiên lý: Thảo dược tự nhiên với nhiều lợi ích sức khỏe

Hoa thiên lý: Thảo dược tự nhiên với nhiều lợi ích sức khỏe

Ít ai biết rằng, đằng sau vẻ đẹp giản dị ấy, công dụng của hoa thiên lý tuyệt vời đối với sức khỏe. Từ việc hỗ trợ giấc ngủ, thanh nhiệt, đến cải thiện tiêu hóa, loài hoa này xứng đáng được coi là một thảo dược tự nhiên đa năng.
Củ Nâu – Vị Thuốc quý từ vùng cao

Củ Nâu – Vị Thuốc quý từ vùng cao

Củ nâu, nổi bật với nhựa đỏ đặc trưng, không chỉ được sử dụng để nhuộm vải thổ cẩm mà còn là vị thuốc dân gian quý. Với vị ngọt nhẹ, tính hàn, không độc, củ nâu có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, sát trùng, hoạt huyết và chỉ thống.
8 loại thực phẩm tốt cho người bị “viêm tuyến tụy”

8 loại thực phẩm tốt cho người bị “viêm tuyến tụy”

Tuyến tụy là bộ phận quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn và tiết ra insulin giúp điều hoà lượng đường trong máu. Việc bổ sung các loại thực phẩm tốt sẽ hỗ trợ nuôi dưỡng và chữa lành viêm tuyến tụy và tránh các bệnh liên quan đến tụy khác.
Đăng ký trực tuyến