Adefovir: Thuốc điều trị virus viêm gan B và những lưu ý khi sử dụng

Thứ ba, 13/08/2024 | 14:01

Adefovir là thuốc kháng virus, được sử dụng điều trị virus gây viêm gan B mạn tính cho người trên 12 tuổi, giúp làm chậm sự phát triển của virus nhưng không ngăn chặn được sự lây lan của viêm gan B cho người khác.

1. Adefovir là thuốc gì?

Theo Dược sĩ CKI Nguyễn Hồng Diễm - Giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết:

Adefovir là một thuốc kháng virus, có tác dụng ức chế các enzym DNA polymerase cần thiết để virus viêm gan siêu vi B (HBV) và HIV sinh sản. Vì thế virus HBV không thể xây dựng vật liệu di truyền cần thiết, gây kết thúc chuỗi DNA của virus, dẫn đến ngừng sao chép thêm virus và ngừng nhiễm thêm cho các tế bào khác.

01723532676.jpeg

Adefovirthuốc điều trị nhiễm virus viêm gan B

2. Dạng thuốc và hàm lượng của Adefovir?

Adefovir được sản xuất lưu hành trên thị trường dưới dạng thuốc và hàm lượng là:

Viên nén: 10mg

Generic: Adefovir dipivoxil, Adefovir 10 mg, Doadefo 10 mg, Dostem, Hepfovir, Hepsera, Levirix, Meyertac, Pymefovir, SaVi Adefovir 10, Viradif 10, Virzaf, Adefovir A.T, Adefovir meyer, Adefovir Stada 10 mg, Adfiko, Afovix tab, Ambihep, Defoprox.

3. Adefovir được chỉ định dùng cho những trường hợp nào?

Điều trị viêm gan B mạn tính do virus HBV ở người lớn với người có bệnh gan còn bù và bệnh gan mất bù.

4. Cách dùng - Liều lượng của Adefovir?

Cách dùng:

Adefovir được dùng theo đường uống không phụ thuộc bữa ăn.

Liều dùng:

Người lớn: Liều là 10mg x 1 lần/ngày.

Người bệnh suy thận: giảm liều và thay đổi khoảng cách giữa các liều tùy theo độ thanh thải creatinine (CC) của bệnh nhân:

  • Độ thanh thải creatinin ≥ 50ml/phút: Liều 10mg x 1 lần/ngày.
  • Độ thanh thải creatinin từ 30 – 49 ml/phút: Liều 10mg mỗi 48 giờ.
  • Độ thanh thải creatinin từ 10 – 29 ml/phút: Liều 10mg mỗi 72 giờ.
  • Bệnh nhân được thẩm phân máu: Liều 10mg mỗi 7 ngày sau khi thẩm phân.
  • Bệnh nhân suy gan: Không cần hiệu chỉnh liều.

Tóm lại, tuỳ theo tuổi, tình trạng bệnh, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về liều dùng và thời gian dùng để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả.

5. Cách xử lý nếu quên liều thuốc Adefovir?

Nếu người bệnh quên một liều Adefovir, nên uống một liều thuốc ngay khi nhớ ra trong ngày đó. Không dùng liều gấp đôi. Nếu gần đến thời điểm uống của liều tiếp theo, người bệnh chỉ cần uống liều thuốc tiếp theo vào đúng thời điểm như trong kế hoạch điều trị.

6. Cách xử lý khi dùng quá liều thuốc Adefovir?

Dùng liều adefovir 500 mg/ngày trong 2 tuần hoặc 250 mg/ngày trong 12 tuần có liên quan đến các rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, nôn, đau bụng, khó tiêu, buồn nôn, đầy hơi, biếng ăn.

Chia sẻ thêm với sinh viên Cao đẳng Dược tại trường cô Diễm chia sẻ xử trí khi quá liều:

Nếu người bệnh có bất kỳ biểu hiện bất thường nào do dùng thuốc quá liều, phải ngừng thuốc và đưa đến bệnh viện gần nhất để điều trị triệu chứng. Có thể loại trừ adefovir bằng thẩm phân máu.

7. Những chống chỉ định, lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc Adefovir?

Thuốc Adefovir không được dùng cho người trường hợp sau:

Người có tiền sử dị ứng với Adefovir hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Phụ nữ mang thai.

Phụ nữ cho con bú.

Thận trọng khi sử dụng thuốc Adefovir cho những trương hợp sau:

Người bị suy thận.

Người bị suy gan mất bù.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc. Chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng trên khả năng lái xe và vận hành máy móc. Thuốc có thể gây đau đầu, vì vậy cần thận trọng cho bệnh nhân có ý định lái xe.

11723532676.jpeg

                                Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng Adefovir

8. Adefovir gây ra các tác dụng phụ nào?

Rất thường gặp: Tăng creatinin, suy nhược,

Thường gặp: Đau đầu, tiêu chảy, nôn, đau bụng, khó tiêu, buồn nôn, đầy hơi, phát ban, ngứa, suy thận, chức năng thận bất thường, hạ phosphate huyết, viêm tụy.

Trong quá trình sử dụng thuốc Adefovir, người bệnh có bất kỳ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ rằng do sử dụng thuốc Adefovir, hãy tham khảo ý kiến hướng dẫn của bác sĩ điều trị để xử trí kịp thời.

9. Adefovir tương tác với các thuốc nào?

Tenofovir: Không nên sử dụng đồng thời adefovir.

Thuốc bài tiết qua thận hoặc thuốc có ảnh hưởng đến chức năng thận: Phải theo dõi sát bệnh nhân khi sử dụng adefovir cùng với các thuốc này.

Tóm lại, tương tác thuốc có thể làm thay đổi tác dụng điều trị của thuốc hoặc làm tác dụng phụ tăng nghiêm trọng hơn. Người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng hoặc báo cho bác sĩ kê đơn biết các thuốc đang dùng, giúp kê đơn sử dụng thuốc một cách hợp lý và đạt hiệu quả tối ưu.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Naratriptan: Thuốc trị chứng đau nữa đầu và những lưu ý khi sử dụng

Naratriptan: Thuốc trị chứng đau nữa đầu và những lưu ý khi sử dụng

Naratriptan là thuốc điều trị chứng đau nửa đầu, giúp giảm các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, nôn và nhạy cảm với âm thanh hoặc ánh sáng. Sử dụng thuốc kịp thời giúp giảm nhu cầu dùng thuốc giảm đau khác và giúp người bệnh sớm trở lại sinh hoạt bình thường.
OZEMPIC TƯƠNG LAI MỚI TRONG KIỂM SOÁT SINH SẢN

OZEMPIC TƯƠNG LAI MỚI TRONG KIỂM SOÁT SINH SẢN

Ozempic hứa hẹn sẽ mang đến một lựa chọn mới mẻ, an toàn và hiệu quả, mở ra cơ hội tiếp cận sức khỏe sinh sản tốt hơn cho phụ nữ. Cùng tìm hiểu những vấn đề xoay quanh Ozempic.
LỢI ÍCH CỦA SỮA CHUA ĐỐI VỚI HỆ THỐNG SỨC KHỎE

LỢI ÍCH CỦA SỮA CHUA ĐỐI VỚI HỆ THỐNG SỨC KHỎE

Không chỉ là một món ăn nhẹ hoặc thành phần bữa ăn ngon, lợi ích của sữa chua là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng và hợp chất hoạt tính sinh học mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Viêm ống tai ở trẻ em: Triệu chứng và hướng điều trị

Viêm ống tai ở trẻ em: Triệu chứng và hướng điều trị

Viêm ống tai ở trẻ em phổ biến và nghiêm trọng, xảy ra khi ống tai bị nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm, hoặc tác động từ các yếu tố ngoại lai. Trẻ nhỏ, với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, dễ bị ảnh hưởng bởi những tác nhân này, dẫn đến viêm ống tai.
Đăng ký trực tuyến