Cà Dái dê tím là dược liệu quan trọng trong y học cổ truyền, giúp giảm đau, kháng viêm, thanh nhiệt, giải độc. Nó được dùng để trị đau nhức xương khớp, sưng đau răng lợi, phong đờm nhiệt, đại tiện ra máu và nhiều bệnh khác.
Cà Dái dê tím là dược liệu quan trọng trong y học cổ truyền, giúp giảm đau, kháng viêm, thanh nhiệt, giải độc. Nó được dùng để trị đau nhức xương khớp, sưng đau răng lợi, phong đờm nhiệt, đại tiện ra máu và nhiều bệnh khác.
Cây Cà Dái dê tim
Hãy cùng Dược sĩ CKI - Giảng viên tại Cao đẳng Dược TPHCM - trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khám phá chi tiết các bài thuốc từ cà dái dê tím trong bài viết này nhé!
Tên gọi khác: Cà dái dê, Cà tím
Tên khoa học: Solanum melongena L., thuộc họ Cà Solanaceae.
Cà dái dê tím là cây thảo thân mềm, cao khoảng 0,75 đến 2,5m khi trưởng thành.
Lá hình bầu dục hoặc thuôn dài, có nhiều lông, đầu nhọn, có chiều dài khoảng 8-15cm, rộng 4-8cm, cuống lá dài 2-4cm.
Hoa màu mọc thành xim từ 1-3 hoa, màu tím xanh xanh, có cuống.
Quả có hình dạng, kích thước và màu sắc thay đổi theo từng giai đoạn phát triển. Bên trong quả chứa nhiều hạt nhỏ, hình đĩa, màu trắng
Hình ảnh các bộ phân Cà dái dê tím
Cà dái dê tím là loài cây mọc hoang phổ biến ở nhiều khu vực, đặc biệt dọc theo bờ sông, suối, ao hồ. Ngoài ra, cây còn được trồng rộng rãi để thu hái làm thực phẩm và dược liệu.
Bộ phận được sử dụng làm thuốc gồm quả và rễ cây.
Quả cà dái dê tím chứa khoảng 90% nước, bên cạnh đó còn có protid (0-1,4%), chất béo (0,05-0,10%), axit cafeic, cholin, và trigonellin.
Màu tím đặc trưng của quả cà là do sự hiện diện của các sắc tố anthoxyan, trong đó thành phần chủ yếu là violanin. Khi thủy phân, violanin tạo ra hai phân tử glucoza, rhamnoza và ete p-cumaric của delphinidol.
Cà dái dê tím có nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả
Ngoài công dụng làm thức ăn, cà được trồng trong nhân dân làm thuốc lợi tiểu, thông mặt, để phòng chứng vữa động mạch, do tác dụng chống cholesterol, giống như công dụng của lá actiso.
Rễ cây, hoặc cuống ra quả sắc uống để chữa trị tiểu tiện ra máu, ỉa ra máu và lỵ ra máu.
Hạt còn có tác dụng lợi tiểu.
Ngày dùng 4 đến 12g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.
Chia sẻ thêm với sinh viên Cao đẳng Y Dược TPHCM các bài thuốc từ cây cà này nhé!
5.1. Chữa Trị đau lưng, phong thấp, chân co rút, co rút xương
Sử dụng 5-10 cân cà, nấu nước cốt, sắc cô, làm thành viên, uống mỗi lần 30 viên với rượu.
5.2. Tan ứ bầm xanh tím
Cà lớn già xắt lát, sấy khô, tán bột, mỗi lần uống 6g với rượu nóng.
Cà dái dê tím làm tan ứ bầm
5.3. Trị chấn thương, giảm đau:
Cà giã nhuyễn với Tiêu thạch, chôn đất 1 năm, làm thành cao, uống nửa muỗng canh với rượu.
5.4. Trị lở sưng do nhiệt độc
Cà dái dê tím tươi 1 quả cắt làm 2 bỏ ruột, còn 2 cái vỏ úp trên chỗ lở sưng thì tiêu, nếu đã ra mủ thì dùng tiếp cho lành.
Cà sống cắt làm đôi, áp lên chỗ lở sưng.
5.5. Trị răng lợi sưng đau, sâu răng:
Cà già đốt thành than, xức vào răng đau.
Cà dái dê tím hỗ trợ điều trị các bệnh răng miệng hiệu quả
5.6. Trị phong đờm nhiệt:
Cà già chôn đất 1 năm, trộn bột Khổ sâm, làm viên, uống sau ăn.
5.7. Giảm vàng da, chóng mặt :
Cà chín vàng phơi khô, tán bột, uống 6g với rượu nóng.
5.8. Trị đại tiện ra máu:
Cà già đốt tồn tính, tán bột, uống 6g với rượu lúc đói.
5.9. Trị phụ nữ nứt vú:
Dùng loại cà vào mùa thu nứt ra đem phơi trong râm cho khô, đốt tồn tính, tán bột, hòa với nước bôi.
5.10. Trị chứng đau bụng âm ỉ:
Dùng Cà tím non muối chua đã lâu ngày, đốt tồn tính, bỏ vào một ít Xạ hương, Khinh phấn, trộn ít mỡ dán vào.
Cà dái dê tím giúp giảm nhanh tình trạng đau bụng
Mặc dù mang lại nhiều công dụng trị bệnh hiệu quả, song khi sử dụng các bài thuốc từ dược liệu này, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
Cà Dái dê tím là một trong những vị thuốc có công dụng điều trị các chứng bệnh đau nhức xương khớp hiệu quả nhất. Dược liệu này không chỉ giúp giảm đau, kháng viêm mà còn hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác như lở sưng, răng lợi sưng đau, phong đờm nhiệt, đại tiện ra máu. Những bài thuốc từ cà dái dê tím đã được lưu truyền và ứng dụng rộng rãi trong y học cổ truyền.
Trong tương lai có thể tập trung vào nghiên cứu sâu hơn về thành phần hóa học và cơ chế tác dụng của cà dái dê tím, từ đó phát triển các sản phẩm chiết xuất, viên nang hoặc thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh. Ngoài ra, việc kết hợp dược liệu này với các phương pháp điều trị hiện đại sẽ mở ra nhiều tiềm năng mới trong lĩnh vực y học./.
DsCKI. Nguyễn Quốc Trung
Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur