Cẩu tích là gì?Các thành phần hoá học và tác dụng của Cẩu tích.Một số bài thuốc và lưu ý khi sử dụng Cẩu tích để chữa bệnh.
Cẩu tích là gì?Các thành phần hoá học và tác dụng của Cẩu tích.Một số bài thuốc và lưu ý khi sử dụng Cẩu tích để chữa bệnh.
Cẩu tích hay còn gọi là lông cu li, là vị thuốc Nam quý, có tác dụng bồi bổ can thận, trừ phong tê thấp. Dược liệu này với nhiều công dụng hữu ích, được sử dụng để chữa chứng đau lưng mỏi gối, tiểu tiện nhiều, đau thần kinh tọa, chân tay tê bì, co quắp và chứng bạch đới ở phụ nữ.Hãy cùng Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu rõ hơn về tác dụng của Cẩu tích/ Lông cu ly này nhé!
Cây cẩu tích
* Phân bố: Cẩu tích mọc hoang khắp nơi ở miền rừng núi Việt Nam, Lào, Cămpuchia, Philipin, Malaixia và Inđônêxia. và miền nam Trung Quốc đều có.
Có lông tơ vàng bao phủ phần thân rễ của cây, trông như con chó hay con cu ly.
Theo dân gian hiểu: Cẩu là chó, Tích là lưng, xương sống. Khi thuốc chưa cắt ra có hình giống lưng của con chó nên gọi là Cẩu tích.
* Dược liệu Cẩu tích
thu hái quanh năm thường vào khoảng cuối thu sang đông. chặt bỏ toàn bộ cành, đào lấy toàn bộ phần bẹ và những vùng có lông vàng của cây bao phủ,.
Rửa sạch sau khi hái về rồi cắt bỏ rễ con, cuống lá và lông màu vàng phủ xung quanh thân rễ rồi thái mỏng, phơi khô.
Nên đồ hơi nước rồi mới phơi, làm trong nhiều lần như vậy. Đồ với đậu đen 9 lần đồ, 9 lần phơi rồi cuối cùng cắt mỏng, phơi khô.
Cho dược liệu đã thái phiến vào cát nóng rang: tiếp tục rang cho cháy hết lông còn sót lại. Lấy ra để nguội, rửa sạch, ngâm nước 12 tiếng, đồ kỹ thêm cho mềm, rồi tẩm rượu 12 tiếng rồi mới đem sao vàng. Có thể tẩm muối ăn.
* Bảo quản nơi khô và thoáng mát.
Cẩu tích đã thái phiến
Thân rễ dược liệu còn có các hợp chất: Methyl dodecnoate, beta-sitosterol, beta-sitosterol-O-glucopyranoside and 2,3,4,5,6-pentahydroxy cyclohexane carboxylic acid.
Ngoài ra thân rễ còn có Acid béo (acid oleic, palmitic và octadecanoic), flavonoid (kaempferol, onychin).
Theo Đông y, có vị đắng, ngọt, tính ôn, đi vào 2 kinh can và thận.
Tác dụng:
1.Cầm máu
Ngoài thân rễ cẩu tích chữa đau lưng, phong tê thấp, người ta còn dùng lông vàng phủ xung quanh thân rễ để đắp các vết thương, vết đứt tay, đứt chân để cầm máu. do các lông đó hút huyết thanh của máu và giúp cho sự tạo máu cục, làm cho máu chóng đông. Ngoài ra còn dùng lông này để nhồi đệm, nhồi gối.
2. Tác dụng khác
Thân rễ có tác dụng chống oxy hoá, tác dụng hạ đường huyết.nhờ từ Dịch chiết methanol
Trong dân gian được dùng làm thuốc bổ gan, thận chữa đau lưng, đau khớp xương, đau gối, chữa tê tay chân. Người già hay đi tiểu tiện nhiều lần.
Dùng dưới dạng thuốc sắc. Ngày dùng 10 – 18g
Ngoài ra còn dùng chữa bệnh ra huyết trắng ở phụ nữ, phụ nữ có thai mà lưng, người đều đau.
Cẩu tích 16g, Ngưu tất, Sơn thù du, Thổ ti tử, Lộc giao (chưng), Đỗ trọng mỗi thứ 12g, Thục địa 16g, sắc uống.
Kinh nghiệm dân gian
Cần chú ý khi sử dụng Cẩu tích:
Những người thận hư hữu nhiệt, tiểu tiện bất lợi hoặc đỏ vàng không dùng được.
Theo tin tức y dược cẩu tích là loài cây dược liệu mọc hoạng đang phổ biến ở nhiều nơi ở nước ta. Chủ yếu cẩu tích có tác dụng chữa chứng đau lưng mỏi gối, tiểu tiện nhiều, đau thần kinh tọa, chân tay tê bì, co quắp và chứng bạch đới ở phụ nữ., Dùng lông để cầm máu. Tuy có nguồn gốc từ thiên nhiên nhưng Cẩu tích cũng có tác dụng phụ nên cần chú ý khi sử dụng, không nên tự tiện sử dụng. Hãy đến bác sĩ chuyên môn để hiểu rõ tình trạng cơ thể và tham vấn ý kiến trước khi sử dụng nhé!
DsCKI. Nguyễn Quốc Trung