Cây Lục bình có rất nhiều công dụng hữu ích trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Lục bình được trồng để làm thức ăn cho vật nuôi, làm thuốc, có tác dụng thanh nhiệt, chống nóng, lợi niệu, giải độc tiêu sưng, giảm đau
Cây Lục bình có rất nhiều công dụng hữu ích trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Lục bình được trồng để làm thức ăn cho vật nuôi, làm thuốc, có tác dụng thanh nhiệt, chống nóng, lợi niệu, giải độc tiêu sưng, giảm đau
Dùng chữa vết thương sưng tấy rất hiệu quả tuy nhiên còn một công dụng vô cùng quan trong khác nữa của bèo tây mà ít ai biết đến đó là lọc nước.Hãy cùng Dược sĩ, Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu về cây Lục bình này nhé!
Bèo tây, Lục bình
Tên gọi khác: Bèo tây, Lục bình. Bèo Nhật Bản
Tên khoa học: Eichhornia crassipes Solms. Thuộc họ Lục bình (Pontederiaceae).
1.1. Mô tả thực vật dược liệu
Lục bình là loài cây sống nổi trên mặt nước, thân thảo. Cây có rễ hình chùm.
Lá mọc thẳng từ rễ thành dạng hình hoa thị, tròn, nhẵn, đầu hơi nhọn, mép uốn lượn, gân hình cung rất sít nhau. Mặt trên của lá có màu xanh sẫm bóng; mặt dưới nhạt, cuống dài gấp 2-3 lần phiến lá, phồng lên thành phao xốp nổi, màu xanh lục rất nhạt hoặc trắng.
Thân và rễ của nó thường kết thành nhiều tấm thảm lớn để giúp cây nổi trên mặt nước.
Hoa mọc ở giữa thân thành bông dài, hoa không đều màu tím hoặc trắng nhạt; Bao hoa gồm đài và tràng hoa cùng màu, nối liền ở gốc. Cánh hoa trên thường to và có một đốm vàng.
Quả nang. Mùa hoa và quả vào tháng 10 – 11.
1.2. Phân bố, sinh thái
Lục bình có nguồn gốc từ châu Nam Mỹ và được du thực vào Việt Nam vào những năm 1905. Thảo dược này vốn sinh sản rất nhanh, đặc biệt ở những vùng sông nước. Do đó, sau khi vào nước ta, cây phát triển ở khắp mọi nơi.. Hiện tại Lục Bình được tìm thấy ở hầu hết các nước vùng Nam Á, Đông Nam Á. Cây được tìm thấy ở hầu hết các kênh rạch, ao, hồ, sông suối trên khắp mọi nơi trên nước ta. Tuy nhiên, Lục bình thường gặp nhiều nhất ở các tỉnh miền Nam.
1.3. Bộ phận dùng
Cả cây, nhưng thường chỉ dùng lá, chủ yếu là phần phình của cuống lá. Thường dùng dạng tươi
Cây có thể thu hái quanh năm, không cần sơ chế hoặc bào chế dược liệu.
1.4. Thành phần hóa học
Toàn cây chứa nước 92,3%, protid 2,8%, gluxid 0,8%, xơ 22%, tro 1,4mg%, calci 40,8mg%, phosphor 0,8mg%, caroten 0,86mg%, vitamin C 20mg%.
Thành phần vô cơ: SiO2, Ca, Mg, K, Na, Cl, Cu, Mn, Fe…
Ngoài ra còn có caroten, các vitamin B1, B2, B6, B12, E, A, protein, acid béo tự do, đường, acid amin. Trong hoa có delphinidin diglucosid.
Lục Bình tính mát, vị ngọt cay, không chứa độc.
Hoa vị hơi ngọt. tính mát,
– Theo Đông y:
+ Hoa lục bình: Có tác dụng sơ phong, lợi niệu, chữa sưng tấy, giải độc và viêm đau như viêm tinh hoàn, viêm hạch bạch huyết, sưng nách, sưng bắp chuối ở bẹn, tiêm bị áp xe, viêm khớp ngón tay, chín mé, … Ngoài các tác dụng giúp an thần.
+ Thân và lá lục bình: Có tác dụng tiêu viêm và giải độc da, giúp chữa ung nhọt và làm giảm sưng. Có thể kết hợp với các vị thuốc khác chữa hạch cổ tràng nhạc
Ngoài toàn cây thảo dược này còn được xem là vị thuốc có tác dụng điều trị giun sán ở đường ruột của người cao tuổi và trẻ em. Ngoài ra, nó còn giúp cải thiện bệnh loãng xương và gầy còm ở trẻ em.
– Theo Y học hiện đại:
Theo El-Shemy và các cộng sự nghiên cứu của cho biết, dích chiết xuất từ cây lục bình có đặc tính kháng khuẩn, kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gram(-) và gram(+).
Ngoài ra, cũng có tác dụng kháng nấm candida albicans. có công dụng ngăn ngừa tế bào ung thư gan và vú.nhờ hoạt chất chống oxy hóa có trong cây.
Liều dùng: Ngày dùng 15 – 30g, sắc uống, dùng ngoài không kể liều lượng.
Ngoài ra ngọn non và cuống lá bèo đem rửa sạch, luộc hoặc nấu canh cho chín tái, ăn mát và không ngứa. Hoa cũng được ăn sống hoặc nấu canh như ngọn non với tác dụng tương tự.
4.1. Chữa sưng tấy, giải độc và viêm đau như viêm tinh hoàn, viêm hạch bạch huyết, sưng nách, sưng bắp chuối ở bẹn, tiêm bị áp xe….
Dùng lá Lục bình tươi cả cuống, rửa sạch, thêm muối (8 – 10g muối cho 100g lá),
Đem giã nát, rồi đắp lên chỗ sưng rồi băng lại, sau 9-12 giờ tháo ra,
thay thuốc khác, làm như vậy ngày 2 – 3 lần.
4.2. Chữa trị các vết thương sưng tấy, đau nhức
Dùng lá và thân Lục bình giã nát, cho thêm một ít muối, dùng đắp bên ngoài.
Khi bèo khô thì đắp thuốc mới. thực hiện 2 – 3 lần/ngày
4.3. Chữa trị cảm nắng, rôm sẩy do nóng, tiểu tiện bất thường
Dùng Lục bình từ 15 – 30 g, sắc thành thuốc, uống hàng ngày.
4.4. Công dụng của cây bèo Lục bình lọc nước
Cây Lục bình dễ dàng sinh sôi nảy nở trong môi trường tự nhiên, chúng phát triển nhanh lan tràn phủ kín mặt nước khiến cho việc giao thống đường thủy gặp khó khăn. Tuy nhiên, thấy rễ của Lục bình có thể hút nước như là một dây chuyền loc nuoc tự nhiên giúp phân giải được các chất độc rất mạnh giảm thiệu ô nhiễm nguồn nước.Nên Rễ của nó xử lý tốt các chất ô nhiễm hữu cơ khác nhau và có thể phân giải cyanua và phenol
4.5. Làm thức ăn cho gia súc:
Cây Lục bình có sức sinh sản rất mạnh, 1 cây bèo trong 60 ngày có thể sản sinh ra 1000 cá thể và chúng có chứa rát nhiều chất dinh dưỡng protit, gluxit, vitamin và khoáng. Vì thế chúng thương được dùng để làm thức ăn xanh cho gia súc, làm phân xanh và nguyên liệu giấy.
Ở Trung Quốc, họ dùng toàn cây làm thuốc trị cảm mạo phát nhiệt, tiểu tiện đỏ đau, phong chẩn, mụn nhọt sưng đỏ.
Trong quá trình sử dụng lục bình để làm thuốc chữa bệnh, hoặc chế biến món ăn người bệnh nên lưu ý những điều sau:
Theo giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Lục bình là vị thuốc mọc hoang thường được tìm thấy ở sông, hồ trên khắp cả nước. Do đó, dược liệu này thường được sử dụng phổ biến mà không qua trao đổi với thầy thuốc. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và tránh các rủi ro, người dùng nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc chuyên môn trước khi sử dụng dược liệu./.
Ds.CKI Nguyễn Quốc Trung